1.3.1.Các yếu tố bảo đảm về mặt chính sách hình sự
CSHS của Nhà nước ta đối với việc truy cứu TNHS người dưới 18 tuổi phạm tội không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn cải tạo, giáo dục, tạo điều kiện cho người phạm tội nhận thức đúng đắn hơn đối với hành vi của mình, giúp người dưới 18 tuổi phạm tội nhận ra sai lầm, từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tn theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới, qua đó giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm. Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một phần của CSHS, vì vậy mục đích của hình phạt cũng khơng nằm ngồi những mục đích trên. Muốn hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đạt được mục đích của nó thì không thể thiếu các yếu tố bảo đảm về CSHS đối với người dưới 18 tuổi.
CSHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải thể hiện các yêu cầu sau:
Thứ nhất, CSHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải nhằm tiếp tục khẳng định các quan điểm, tư tưởng pháp lý tiến bộ của nền văn minh nhân loại, luôn luôn coi các quyền và tự do của con người là những giá trị xã hội cao quý nhất và phải công bằng, dân chủ và nhân đạo. Đồng thời CSHS phải thể chế hóa tinh thần cải cách tư pháp của Bộ chính trị theo hướng hồn thiện chính sách pháp luật hình sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, CSHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải tiếp tục ghi nhận quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục và giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm, nhằm giúp họ phát triển lành mạnh và trở thành những cơng dân có ích cho xã hội. Khoản 3 Điều 91 BLHS 2015 đã quy định: “Việc truy cứu TNHS đối với người dưới
18 tuổi phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm và nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm” [20, tr. 64]
Thứ ba, CSHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải tạo ra được những
cơ sở cho việc xây dựng các hình phạt và các quy định liên quan đến hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và các quy định của pháp luật hình sự liên quan đến người dưới 18 tuổi. CSHS về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là hệ quả tất yếu của chính sách về tội phạm, đánh giá như thế nào về tội phạm sẽ có mức độ xử lý trách nhiệm hình sự như thế ấy. Nếu chính sách về tội phạm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được coi là sự phản ứng của Nhà nước đối về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đó đã gây ra, thì chính sách về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi thể hiện thái độ của Nhà nước trong việc xử lý đối với hành vi phạm tội và đối với người thực hiện hành vi phạm tội đó. Chính sách về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có thể là nghiêm trị, có thể là khoan hồng cũng phải nằm trong khn khổ tính khách quan của tội phạm, tính chất nặng nhẹ, nghiêm trị hay khoan hồng được giới hạn trước hết bởi mục đích của hình phạt.
1.3.2. Các yếu tố bảo đảm về mặt pháp lý
Chất lượng của các quy định của pháp luật hình sự về hệ thống hình phạt, từng loại hình phạt và từng chế tài cụ thể cũng như những vấn đề liên quan đến hình phạt là yếu tố quan trọng để hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đạt được mục đích.. Hệ thống hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói chung, các loại hình phạt cụ thể đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội, với xu thế hội nhập thế giới, có như vậy mới đảm bảo được tính hợp lý của hình phạt, vì hiệu quả của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và ý thức pháp luật của người dân.
Khi xây dựng các quy định về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải tuân thủ các nguyên tắc của luật hình sự. Đây là những tư tưởng, phương hướng chỉ đạo rất cơ bản, bảo đảm cho việc xây dựng một hệ thống hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cân đối, có khả năng đáp ứng trước yêu cầu đấu tranh, chống và phòng ngừa tội phạm. Các quy định về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có mối tương quan giữa cưỡng chế và thuyết phục, giữa
nội dung trừng trị và giáo dục của hình phạt. trừng trị chỉ là biện pháp để giáo dục, cải tạo và có ý nghĩa răn đe, vì vậy, khi quy định một loại hình phạt và chế độ chấp hành chúng cần có sự giải quyết hợp lý giữa mối tương quan này.
Các quy định của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải được đảm bảo thực thi được trên thực tế, và phù hợp với lứa tuổi của người dưới 18 tuổi phạm tội để thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước đối với lứa tuổi này và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam.
1.3.3. Các yếu tố bảo đảm về thiết chế
Song song với các yếu tố như về CSHS, yếu tố về mặt pháp lý thì các yếu tố bảo đảm về thiết chế cũng phải bảo đảm thực hiện. Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay Đảng và Nhà nước ta ln đặt vấn đề hồn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, trong đó dành sự quan tâm đặc biệt nhất đối với trẻ em. Khoản 3 Điều 103 của Hiến pháp năm 2013 đã ghi rõ: “Việc thành lập Tịa gia đình và người chưa thành niên chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền trẻ em, thông qua việc xây dựng một hệ thống tư pháp trẻ em tồn diện mà Tịa gia đình và nguời chưa thành niên là trung tâm, với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đây cũng là phương thức để thực hiện nguyên tắc Hiến định về việc xét xử kín đối với người chưa thành niên”. [23, tr. 38]
Cơ sở vật chất của Tịa Gia đình và người chưa thành niên phải đáp ứng tiêu chuẩn đã quy định, đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án phải được đào tạo, trang bị kiến thức về tâm lý, giáo dục, kỹ năng kinh nghiệm, phải hiểu được tâm lý về người dưới 18 tuổi, Tịa gia đình và người chưa thành niên cịn cần có chun gia tâm lý, giáo dục, bác sĩ... tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc. Với tầm quan trọng và ý nghĩa nêu trên, việc thành lập Tịa Tịa gia đình và người chưa thành niên khơng chỉ là sự sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân, mà tạo dựng một thiết chế đặc thù, để chun mơn hóa cơng tác giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng, thời hạn giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân, bảo vệ tốt hơn sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
1.3.4. Các yếu tố bảo đảm về tổ chức thực hiện.
Phải bảo đảm tốt quá trình thực hiện và thi hành hình phạt, đưa các bản án và các quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án vào đời sống hiện thực, tức là phải làm cho chúng được thi hành một cách nghiêm chỉnh bởi tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, những người có chức vụ và các cơng dân hữu quan;
Các yếu tố về con người thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội luôn là yếu tố quan trọng nhất góp phần khơng nhỏ để bảo đảm đạt được mục đích của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Cần phải có các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên riêng biệt được trang bị những kiến thức cần thiết để nắm bắt và hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi, về tâm lý học cũng như về khoa học giáo dục cũng như hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện, đội ngũ các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên này phải là đội ngũ chyên tham gia điều tra, truy tố, xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện và luôn luôn được tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tâm lý của người dưới 18 tuổi, để trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử có những lời lẽ phù hợp với tâm lý của người dưới 18 tuổi, để đặt những câu hỏi khơng mang tính quy chụp, buộc tội, mà phải mang tính thân thiện, hịa nhã, và có tính giáo dục, để tránh cho người dưới 18 tuổi có trạng thái sợ hãi, căng thẳng và có cảm giác bị kỳ thị dẫn đến tình trạng tiêu cực. Dẫn đến tình trạng sau phiên tịa, hoặc sau khi được về với gia đình họ có thể sẽ liều lĩnh và nguy hiểm hơn. Đấy cũng chính là nguyên nhân mà mục đích của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi khơng đạt được kết quả như mong muốn.
1.3.5.Các yếu tố bảo đảm trong quá trình xây dựng hình phạt
Để bảo đảm đạt được mục đích của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi thì trong quá trình xây dựng hình phạt nói chung và hình phạt đối với người dưới 18 tuổi nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như
Pháp luật hình sự nói chung, hệ thống hình phạt nói riêng là yếu tố khơng thể thiếu được đối với mọi nhà nước, xã hội. Muốn tổ chức, quản lý tốt nhà nước, xã hội đòi hỏi sự quan tâm của cộng đồng trong quá trình xây dựng hình phạt. Nếu người dân khơng hiểu biết pháp luật, khơng có ý thức pháp luật sẽ thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, sẽ tìm những kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để vụ lợi cá nhân, xâm phạm đến lợi ích cộng đồng. Việc giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật cho người dân để từ đó người dân có thái độ đúng đắn, có động cơ tích cực trong việc thực hiện pháp luật và đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật. Nếu mức độ quan tâm tới pháp luật của người dân cao thì trình độ dân trí về hiểu biết pháp luật cũng được nâng cao và từ đó người dân sẽ ý thức được một cách đúng đắn về sự cần thiết về tính cơng bằng và hợp lý của hình phạt thì yếu tố về mức độ quan tâm và trình độ dân trí cũng bảo đảm được mục đích của hình phạt, khi hình phạt được mọi người nhận thức đúng đắn, vì vậy để nâng cao hiểu quả và để đạt được mục đích của hình phạt thì các yếu tố như mức độ quan tâm và trình độ dân trí của người dân là khơng thể thiếu.
Thứ hai, Trình độ của nhà soạn thảo
Các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, pháp luật về hình sự nói riêng, đặc biệt là khi xậy dựng hệ thống hình phạt thì trình độ của nhà soạn thảo là yếu tố quan trọng và khơng thể thiếu để góp phần bảo đảm đạt được mục đích của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi, vì khi soạn thảo thỉ phải sử dụng ngơn ngữ có độ chính xác tối đa nếu chưa thể đạt được giới hạn tuyệt đối, việc soạn thảo cần được chú ý không chỉ ở vấn đề thẩm quyền, vấn đề thủ tục ban hành mà cả về kỹ thuật soạn thảo. Nếu cách thể hiện của hình phạt khơng chính xác khơng khoa học thì nội dung của hình phạt sẽ khơng thể được chuyển tải đúng được. Việc dùng câu phải đảm bảo ngắn với trật tự lơgic, câu văn dài có thể gây sự khó hiểu và dễ mất đi tính chính xác. Sử dụng các câu ngắn, cơ đọng, chính xác, dễ hiểu để được hiểu đúng bởi các đối tượng mà hình phạt hướng tới. Vì vậy, trình độ của nhà soạn thảo cũng là một yếu tố góp phần bảo đảm đạt được mục đích của hình phạt.
BLHS do Quốc hội ban hành và phải thực hiện theo đúng quy định và trình tự của Luật ban hành các VBQPPL. Các bước, q trình thơng qua đạo luật phải thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật như lập chương trình, tổ chức soạn thảo, trong quá trình tổ chức soạn thảo cần thành lập ban soạn thảo; tổ chức lấy ý kiến tham gia; thẩm định; Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội; thẩm tra; Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến, sau đó mới chính thức trình Quốc hội. Quốc hội tiến hành thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án luật, bước cuối cùng là công bố luật. BLHS là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước. phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Vì vậy, các bước và các q trình thơng qua BLHS phải thực hiện nghiêm ngặt những quy định của luật ban hành VBQPPL.
Thứ tư, sự ổn định ở tầm vĩ mô của của đời sống xã hội
Cũng như tội phạm, hình phạt mang tính chất xã hội. Việc quy định nội dung hình phạt phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ở mỗi giai đoạn, việc quy định một hình phạt mới hay bỏ bớt một loại hình phạt nào đó, việc tăng nặng hay giảm nhẹ hình phạt trong chế tài của điều luật cụ thể đối với một loại tội phạm cụ thể, cũng như việc quyết định hình phạt hay đánh giá hiệu quả của hình phạt đều phải đặt trong điều kiện của từng giai đoạn lịch sử, gắn liền với tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội ở từng giai đoạn đó. Xã hội càng phát triển và ổn định, sự ổn định ở tầm vĩ mô của đời sống xã hội là một trong các yếu tố bảo đảm đạt được mục đích của hình phạt
1.3.6. Các yếu tố bảo đảm trong quá trình áp dụng hình phạt
Để bảo đảm trong quá trình áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố sau:
Thứ nhất, Năng lực, và thái độ nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thuộc các cơ
quan bảo vệ pháp luật.
Đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật phải giữ vững bản lĩnh, sự liêm chính, thơng thạo các kỹ năng nghề nghiệp và có tính chun nghiệp cao,
thường xuyên cập nhật, nghiên cứu sự thay đổi của hệ thống pháp luật để áp dụng chính xác. Thực tiễn cho thấy, tội phạm xảy ra ở mọi lĩnh vực, từ đó địi hỏi đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật không chỉ nắm vững pháp luật, mà cịn phải trang bị cho mình sự hiểu biết nhất định về nhiều chuyên ngành khác. Ðồng thời, phải nắm bắt đầy đủ các thơng tin quan trọng của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế để hỗ trợ việc áp dụng pháp luật đúng đắn nhất.
Đối với đội ngũ cán bộ xét xử ở TAND các cấp, các kiểm sát viên ở Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các điều tra viên ở cơ quan điều tra trên cơ sở tuyển