Luật Bảo vệ môi trường tại Trung Quốc được ban hành lần đầu tiên vào năm 1979. Ngoài việc khẳng định mục tiêu BVMT, Luật này đưa ra bốn chính sách cụ thể đó là:
(a) Thành lập các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường; (b) Quy định về trách nhiệm và phí bảo vệ môi trường; (c) Quy định chung về đánh giá tác động môi trường; (d) Việc xử lý ô nhiễm công nghiệp.
Sau khi Luật Bảo vệ môi trường ra đời, Trung Quốc thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường trực thuộc Chính phủ nhằm thực hiện công tác bảo vệ và quản lý môi trường, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Đến năm 1989, Trung Quốc thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1979 bằng Luật Bảo vệ môi trường năm 1989 gồm 47 điều được chia thành 6 chương. Năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua các sửa đối với Luật Bảo vệ môi trường 2014 thay thế Luật Bảo vệ môi trường 1989 (tên tiếng anh viết tắt là EPL), có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2015.
Bên cạnh đó, do quá trình công nghiệp hóa, môi trường nước ở Trung Quốc bị ô nhiễm nặng nề dẫn đến ô nhiễm các thành phần khác như đất, nước, sinh vật và
20
gây nhiều tác động xã hội. Vì vậy năm 1984, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã ban hành thêm Luật Bảo vệ môi trường nước.
Sau đó, Trung Quốc tiếp tục ban hành nhiều đạo luật về BVMT như: Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí năm 1995, Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn năm 1995, Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước 1996, Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn môi trường năm 1996, Luật Bảo vệ môi trường biển năm 1999, Luật Đánh giá tác động môi trường năm 2002. Ngoài ra, còn có một số đạo luật khác liên quan đến công tác BVMT như: Luật Khuyến khích sản xuất sạch, Luật Bảo vệ động vật hoang dã, Luật Bảo tồn năng lượng, Luật Chống sa mạc hóa. Đồng thời, các văn bản hướng dẫn chi tiết cũng được Chính phủ và các bộ lần lượt ban hành dưới nhiều hình thức khác nhau.
Như vậy, hoạt động BVMT của Trung Quốc được điều chỉnh bởi nhiều đạo luật, trong đó Luật Bảo vệ môi trường được coi là “luật khung” và chỉ quy định những vấn đề chung, cơ bản, khái quát nhất. Còn việc kiểm soát, quản lý các thành phần môi trường như nước, không khí, chất thải rắn và tiếng ồn được quy định trong các đạo luật chuyên ngành. Thêm vào đó, những vi phạm mang tính chất nghiêm trọng trong lĩnh vực BVMT được xem là tội phạm môi trường sẽ được quy định thành một mục riêng trong BLHS.
Điều này có nét tương đồng với pháp luật Việt Nam. Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò là luật nền tảng, quy định các vấn đề khái quát nhất về hoạt động BVMT. Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, các thành phần khác của môi trường như: nước, rừng, thủy sản, khoáng sản… được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành như: Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ và phát triển rừng pháp luật, Luật Thủy sản, Luật Khoáng sản… Đồng thời, để cụ thể hoá các nội dung trong văn bản luật, Việt Nam ban hành các Nghị định để hướng dẫn thi hành.
1.2.2. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Trung Quốc của Trung Quốc
Luật Bảo vệ môi trường 2014 (tên tiếng anh viết tắt là EPL) của Trung Quốc quy định khá chi tiết về những hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVMT như Điều 63 quy định tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi sau đây tuy không bị coi là tội phạm nhưng phải gánh chịu sự trừng phạt của luật này và pháp luật có liên quan:
(i) Không thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường đối với dự án xây dựng, được lệnh ngừng xây dựng nhưng không chấp hành;
(ii) Không xin giấy phép phát thải, xả thải các chất ô nhiễm, được lệnh phải ngăn chặn xả thải, phát thải nhưng không chấp hành;
21
(iii) Thực hiện không đúng các quy định về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm và những cách khác về xả trái phép các chất gây ô nhiễm..
Tuy nhiên các biện pháp xử phạt VPHC không được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường của Trung Quốc mà được quy định trong các luật chuyên ngành tương ứng như: Luật Phòng chống ô nhiễm không khí, Luật phòng chống ô nhiễm nước, Luật Phòng chống ô nhiễm chất thải rắn, Luật phòng chống ô nhiễm tiếng ồn, Luật Bảo vệ môi trường biển, Luật tài nguyên khoáng sản, Luật bảo vệ nguồn nước…Ví
dụ: Điều 48 Luật phòng chống ô nhiễm tiếng ồn quy định “Bất cứ người nào vi phạm đưa vào thi công, hoạt động một dự án xây dựng mà chưa đáp ứng các điều kiện cần thiết để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn môi trường sẽ bị đình chỉ sản xuất hoặc có thể bị phạt tiền bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền về bảo vệ môi trường33” hoặc Điều 64 Luật về phòng, chống ô nhiễm chất thải rắn quy định: “Hành vi để lẫn chứa chất thải nguy hại với chất thải không nguy hại bị phạt đến 50. 000 nhân dân tệ (NDT)34”.
Về các hình thức xử phạt, pháp luật Trung Quốc quy định các hình thức xử phạt sau: Cảnh cáo, phạt tiền, bêu tên trên các phương tiện thông tin đại chúng, buộc đình chỉ kinh doanh hoặc buộc đóng cửa. Tuy nhiên, pháp luật Trung Quốc không quy định cụ thể hình thức xử phạt nào là hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt nào là hình thức xử phạt bổ sung.
(1) Cảnh cáo: Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm lần đầu với
tính chất không nghiêm trọng. So với các biện pháp xử phạt khác, cảnh cáo được
quy định tại rất ít điều luật như Điều 49 Luật phòng chống ô nhiễm tiếng ồn: “Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật này mà từ chối báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật về báo cáo phát thải tiếng ồn ra môi trường có thể bị cảnh cáo ở lần đầu
tiên hoặc phạt tù tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm35”. Hoặc cũng tại
Điều 51 Luật này:“Bất kỳ cá nhân nào không nộp tiền phạt về việc phát ra tiếng ồn
quá mức cho phép có thể bị phạt cảnh cáo36”. Tại các Nghị định về xử phạt VPHC
33 Article 48 Law of the People's Republic of China on Prevention and Control of Pollution From
Environmental Noise,
http://english.sepa.gov.cn/Resources/laws/environmental_laws/200710/t20071009_109950.shtml, truy cập ngày 15/07/2017
34 Article 64 Law of the People's Republic of China on the Prevention and Control of Environmental Pollution http://english.sepa.gov.cn/Resources/laws/environmental_laws/200710/t20071009_109944.shtml, truy cập ngày 15/07/2017
35 Article 49 Law of the People's Republic of China on Prevention and Control of Pollution From
Environmental, truy cập ngày 15/07/2017 Noise,
http://english.sepa.gov.cn/Resources/laws/environmental_laws/200710/t20071009_109950.shtml
36 Article 51 Law of the People's Republic of China on Prevention and Control of Pollution From Environmental,Noise,
http://english.sepa.gov.cn/Resources/laws/environmental_laws/200710/t20071009_109950.shtml, truy cập ngày 15/07/2017
22
trong lĩnh vực BVMT của Việt Nam cũng có quy định về hình thức xử phạt cảnh cáo với tích chất và đối tượng áp dụng tương tự như pháp luật Trung Quốc.
(2) Phạt tiền: là hình thức xử phạt được áp dụng đối với tổ chức và cá nhân.
Với mục đích tước đi lợi ích vật chất của chủ thể có hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVMT. Hình phạt tiền được quy định rộng rãi trong nhiều Luật như: Luật phòng chống ô nhiễm tiếng ồn, Luật phòng, chống ô nhiễm không khí, Luật phòng chống ô nhiễm nước, Luật Phòng chống ô nhiễm chất thải rắn, Luật Bảo vệ môi trường biển, Luật tài nguyên khoáng sản, Luật bảo vệ nguồn nước. Cụ thể, Điều 48 Luật phòng,
chống ô nhiễm không khí quy định: “Người vi phạm các quy định của Luật này, thải các chất gây ô nhiễm vào khí quyển vượt quá tiêu chuẩn trong nước hoặc địa phương sẽ bị áp dụng hình phạt tiền với mức phạt từ 10.000 NDT đến 100.000 NDT”. Ngoài ra tại Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường biển: “Người nào thải các chất gây ô nhiễm ra biển không phù hợp với các quy định của luật này hoặc thải các
chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn sẽ bị phạt từ 30.000 NDT đến 200.000 NDT37”.
Như vậy, hình thức xử phạt tiền không chỉ phổ biến trong pháp luật BVMT của Singapore, Việt Nam mà còn cả pháp luật Trung Quốc, đặc biệt cách xây dựng khung tiền phạt theo mô hình mức tối thiểu – mức tối đa trong các Luật về BVMT của Trung Quốc tương tự như pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam.
(3) Buộc đình chỉ kinh doanh hoặc buộc đóng cửa: là hình thức xử phạt áp
dụng đối với tổ chức được quy định trong Luật Phòng chống ô nhiễm không khí, Luật phòng chống ô nhiễm nước, Luật Phòng chống ô nhiễm chất thải rắn, Luật phòng chống ô nhiễm tiếng ồn, Luật Bảo vệ môi trường biển, Luật tài nguyên khoáng sản, Luật bảo vệ nguồn nước. Cụ thể Điều 52 Luật phòng chống ô nhiễm
nước quy định: “Doanh nghiệp hoặc cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng đến các vùng nước có thể phạt tiền theo thiệt hại hoặc có thể bị đình chỉ hoạt động hoặc đóng cửa”. Ngoài ra tại Điều 82 Luật bảo vệ môi trường biển thì: “Hành vi xây dựng các dự án công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường biển thì sẽ đóng cửa
dự án đó38”. Tác giả nhận thấy, hình thức xử phạt buộc đóng cửa quy định tại các
Luật về BVMT ở Trung Quốc đã xóa bỏ sự tồn tại của tổ chức trên thực tế, tổ chức không thể tiếp tục tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra giá trị của cải
vật chất. Vì vậy, sẽ hợp lý hơn khi quy định buộc đóng cửa là hình phạt trong
BLHS áp dụng cho các tội phạm về môi trường.
37 Article 82 Marine Environment Protection Law of the People's Republic of China, http://english.sepa.gov.cn/Resources/laws/environmental_laws/200710/t20071009_109950.shtml,
truy cập ngày 15/07/2017
23
- Bêu tên trên các phương tiện thông tin đại chúng: Biện pháp bêu tên áp dụng
cho các doanh nghiệp, tổ chức có hành vi gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc ngoan cố, tái phạm nhiều lần. Biện pháp này được quy định tại Điều 38 Luật BVMT 2014. Theo đó, Tòa án cấp quận sẽ có thẩm quyền ra quyết định bêu tên đối với doanh nghiệp, tổ chức trên phương tiện thông tin đại chúng. Sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2014 của Trung Quốc có hiệu lực, Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc đã tiến hành công khai tên của hơn 20 doanh nghiệp được xác định là vi phạm các quy định về môi trường. Các nhà máy thép, nhà máy giấy, nhà máy điện và các nhà máy sản xuất hóa chất vừa bị nêu tên đã có hàng loạt sai phạm như không thực hiện lệnh đình chỉ hoạt động, trốn tránh các cuộc thanh tra và công bố sai dữ liệu về hoạt động sản xuất39. Pháp luật trong lĩnh vực BVMT của Việt Nam cũng có quy định tương tự, tại Điều 57 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về công bố công khai thông tin, thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo đó cá nhân, tổ chức có các hành vi VPHC dưới đây sẽ bị công bố công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
a) Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường;
b) Cá nhân, tổ chức bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường hoặc bị đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường;
c) Cơ sở bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm buộc di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường;
d) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội.
Dù Nghị định 155/2016 đã có quy định về các trường hợp bị công khai thông tin tình hình ô nhiễm và VPHC trong lĩnh vực BVMT tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào bị áp dụng biện pháp công khai thông tin.
So với các hình thức xử phạt VPHC trong pháp luật BVMT của Singapore, các hình thức xử phạt VPHC trong pháp luật BVMT của Trung Quốc được quy định khá chi tiết. Trong các luật về BVMT của Trung Quốc có sự quy định rõ hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Đây là những điểm gần như tương tự với pháp luật của Việt Nam.