Luật Bảo vệ môi trường 1993 được ban hành ngày 27/12/1993 có hiệu lực từ ngày 01/04/1994 là văn bản luật đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường 1993 tuy đã có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ BVMT của các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động như kiểm soát chất thải, chất gây ô nhiễm, phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường… nhưng do là văn bản luật đầu tiên trong lĩnh vực BVMT nên các quy định còn khá sơ sài. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động BVMT tại Việt Nam đòi hỏi pháp luật phải có sự quy định chặt chẽ hơn. Vì vậy, năm 2005, Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường mới53 để thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 1993. So với Luật Bảo vệ môi trường 1993 thì Luật Bảo vệ môi trường 2005 không chỉ gia tăng về số lượng điều luật54 mà còn nâng cao về chất lượng nội dung quy định pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác BVMT.
Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như một số quy định còn chưa phù hợp, chưa sát thực tế, thiếu cụ thể dẫn đến chậm đi vào cuộc sống, không theo kịp yêu cầu phát triển của thực tiễn và hội nhập quốc tế; còn những chồng chéo và khoảng trống trong các quy định của pháp luật; cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chậm đổi mới, chưa đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường; vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn diễn biến phức tạp trong khi công tác thanh tra, kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó còn có nhiều vấn đề mới nảy sinh như tác động của biến đổi khí hậu, an ninh môi trường, an ninh sinh thái đòi hỏi pháp luật về bảo vệ môi trường phải được cập nhật, bổ sung với các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh, có tính đột phá. Chính vì vậy, ngày 23 tháng 6 năm 2014, Việt Nam ban hành Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (Luật Bảo vệ môi trường 2014). Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 gồm 20 chương và 170 điều, kế thừa những nội dung và cấu trúc cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường 2005; khắc phục hạn chế của những điều khoản thiếu tính thực thi; luật hóa những chủ trương, chính sách mới về BVMT; mở rộng và cụ thể hóa một số nội dung về BVMT; xử lý những trùng lặp và mâu thuẫn
53 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành vào ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006
54 Luật BVMT năm 2005 có 15 chương, 136 điều. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tăng 8 chương, 79 điều. Tất cả các chương, điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đều sửa đổi, bổ sung.
32
với các luật khác để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tạo tiền đề pháp lý để xây dựng các nghị định về BVMT và xây dựng các luật về bảo vệ các thành phần môi trường55.
Tương tự như pháp luật của một số quốc gia khác như Trung Quốc và Singapore, ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng đóng vai trò là luật khung trong hoạt động bảo vệ môi trường, bên cạnh đó, còn có các luật chuyên ngành khác về bảo vệ các thành phần môi trường như: Luật Thuỷ sản 2003, Luật khoáng sản 2010, Luật Tài nguyên nước 2012, Luật Bảo vệ phát triển rừng 2004, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Dầu khí 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2008), Luật Biển Việt Nam 2012, Luật Đa dạng sinh học 2008…Tất cả các văn bản này tập hợp lại tạo thành khung pháp lý vững chắc cho hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam có sự khác biệt với pháp luật Singapore trong cách quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVMT. Cụ thể, các quy định về xác định hành vi vi phạm cũng như các biện pháp xử lý hành chính hay hình phạt hình sự trong lĩnh vực BVMT không được quy định chung trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các luật về bảo vệ các thành phần môi trường mà được quy định trong các văn bản riêng biệt – các VPHC và biện pháp xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT thì được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định về xử phạt VPHC, còn tội phạm về môi trường và các hình phạt thì được quy định thành một chương riêng trong BLHS. Cách quy định này không chỉ áp dụng riêng cho lĩnh vực pháp luật về BVMT mà cũng là cách quy định chung của tất cả các lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam. Điều này giúp tạo thành một hệ thống các văn bản chuyên biệt về xử lý VPHC và pháp luật về hình sự cho tất cả các lĩnh vực pháp luật, tạo sự thuận lợi nhất định trong quá trình thực thi và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế, bất cập như nếu chỉnh sửa, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường và các luật về bảo vệ các thành phần môi trường thì cũng phải chỉnh sửa, bổ sung các văn bản về xử lý VPHC và BLHS, nếu không sẽ tạo ra tình trạng không thống nhất, thiếu đồng bộ và độ vênh giữa các văn bản pháp luật.
Tóm lại, pháp luật về BVMT ở Việt Nam không chỉ bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật quy định về nội dung của hoạt động BVMT mà còn bao gồm các văn bản dùng để áp dụng trong hoạt động xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT– bao gồm: xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực BVMT. Và hệ thống các văn bản này không chỉ bao gồm cả các văn bản
55 Đề cương giới thiệu Luật Bảo vệ môi trường năm 2014,
33
luật mà còn gồm các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư để hướng dẫn thi hành luật.