Pháp luật hình sự về tội phạm môi trường

Một phần của tài liệu XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 29)

Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ II, ngày 01/07/1997, có hiệu lực vào ngày 01/01/1980.

39 Tâm An, “Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch 'bêu tên' doanh nghiệp gây ô nhiễm”,

http://baophapluat.vn/quoc-te/trung-quoc-day-manh-chien-dich-beu-ten-doanh-nghiep-gay-o-nhiem- 312619.html (truy cập ngày 15/6/2017)

24

Sau đó, BLHS Trung Quốc tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1999, 2000, 2001 và gần đây nhất là tại Hội nghị lần thứ 14 của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ X năm 2005. BLHS Trung Quốc đã hình sự hóa các

hành vi nguy hiểm xâm hại đến môi trường tại Mục 6 “Các tội phạm xâm phạm việc bảo vệ tài nguyên và môi trường” gồm 9 điều luật, từ Điều 338 đến Điều 346.

Dựa vào khách thể, tội phạm môi trường ở Trung Quốc được chia thành 2 nhóm như sau:

- Các tội về hành vi gây ô nhiễm môi trường: Điều 338, Điều 339

- Các tội phạm về hành vi gây thiệt hại cho tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng, thủy sản và đa dạng sinh học: Điều 340, Điều 341, Điều 342, Điều 343, Điều 344, Điều 34540.

Tuy nhiên, điều đặc biệt trong BLHS 1997 của Trung Quốc là các điều luật không có tên mà nhà làm luật nhóm các hành vi vi phạm có cùng bản chất lại trong cùng một điều luật. Trong đó, các Điều 338, Điều 342, Điều 343 quy định tội phạm có cấu thành vật chất. Còn các điều: Điều 339, Điều 34041, Điều 341, Điều 345 là những tội danh có cấu thành hình thức tức là hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc mà chỉ đóng vai trò là tình tiết định khung tăng nặng42.

Xét về chủ thể thì pháp luật hình sự Trung Quốc truy cứu trách nhiệm hình sự

với cả cá nhân và pháp nhân, cụ thể Điều 69 BLHS Trung Quốc quy định:“Cá nhân, tổ chức vi phạm Luật Bảo vệ môi trường cấu thành tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Trước đây, khi Chính phủ Trung Quốc chính thức áp dụng chính sách cải cách và mở cửa vào năm 1978, kinh tế tại quốc gia này là nền kinh tế kế hoạch, tập trung với mục tiêu chính là phát triển kinh tế nhà nước, chú trọng đến các hoạt động của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước chứ chưa quan tâm đến phát triển kinh tế tư nhân. Do đó, chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Trung Quốc vào thời điểm này là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, xí nghiệp và một số chủ thể pháp lý khác hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước. Đây là nguyên nhân mà pháp luật hình sự Trung Quốc không quy định tổ chức là chủ thể phạm tội trong BLHS. Tuy nhiên vào năm 1978, nền kinh tế kế hoạch, tập trung bị sụp đổ và yêu cầu đặt ra cho Đảng Cộng sản Trung Quốc là xây dựng nên một nền kinh tế mới - Nền kinh tế mà các thành phần kinh tế tư nhân có điều kiện phát triển. Từ sau năm 1979 hàng loạt công ty tư nhân được ra đời thay thế cho các doanh nghiệp thuộc sở

40 Xem phụ lục 2: Các hành vi phá hoại tài nguyên môi trường trong BLHS Trung Quốc

41 Xem phụ lục 2: Các hành vi phá hoại tài nguyên môi trường trong BLHS Trung Quốc

42 Criminal Law of the People's Republic of China,

25

hữu nhà nước, kèm theo đó là sự gia nhập của nhiều các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài, các tổ chức xã hội, các loại hình quỹ… Sau thời gian thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường cần được giải quyết, theo đó những vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân cũng gia tăng nhanh chóng43. Để giải quyết thực trạng này, bắt buộc pháp luật của Trung Quốc phải thay đổi, chấp nhận các tổ chức là chủ thể thực hiện tội phạm trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực BVMT. Cuối cùng, TNHS của tổ chức được ghi nhận một cách chính thức trong BLHS 1997 tại Điều 3044, Điều 3145.

Không dừng lại ở việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, BLHS Trung Quốc còn áp dụng chế độ “trách nhiệm hình sự kép”, nghĩa là khi pháp nhân thực hiện tội phạm thì ngoài việc áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân, người phụ trách trực tiếp và những người có trách nhiệm trực tiếp khác của pháp nhân phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tại Điều 31 BLHS 1997 quy

định: “Người phụ trách trực tiếp và những người có trách nhiệm trực tiếp khác của đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm”. Thêm vào đó, đối với các tội phạm môi trường tại Điều 346 Mục 6 BLHS Trung Quốc: “Một tổ chức phạm tội quy định tại các Điều 338 đến 345 thì bị phạt tiền, đồng thời người đứng đầu có trách nhiệm trực tiếp và nhân viên khác trực tiếp bị xử lý theo những quy định có liên quan đến chương này”.Về hệ thống hình phạt, tuỳ theo chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là

cá nhân hay pháp nhân thì sẽ bị áp dụng các hình phạt tương ứng.

Thứ nhất, đối với cá nhân phạm tội: hình phạt bao gồm hình phạt chính và

hình phạt bổ sung. Cụ thể:

- Hình phạt chính bao gồm: kiểm soát hình sự, tạm giữ hình sự, tù có thời hạn

+ Kiểm soát hình sự46: là hình phạt áp dụng đối với cá nhân, theo đó cá nhân sẽ bị kiểm soát, quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan có thẩm quyền nhằm hạn chế khả năng tiếp tục thực hiện tội phạm trong thời gian từ ba tháng đến hai năm. Việc ban hành phán quyết kiểm soát hình sự đối với người phạm tội được thực hiện bởi cơ quan an ninh công cộng. Đồng thời, người bị áp dụng biện pháp kiểm soát hình sự phải tuân theo các quy tắc:

43 Xingan Li. Criminalization of corporate crime with Chinese characteristics, http://www.iiass.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1023:criminalization-ofcorporate- crime-with-chinese-characteristics&catid=128:issues-in-2016&Itemid=684, truy cập ngày 15/07/2017

44 Điều 30 BLHS Trung Quốc: “Công ty, xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan, đoàn thể thực hiện hành vi

nguy hiểm cho xã hội, theo quy định của pháp luật bị coi là đơn vị phạm tội, đương nhiên phải chịu TNHS”

45 Điều 31 BLHS Trung Quốc:“Tổ chức phạm tội thì xử phạt tiền đối với tổ chức và xử lí hình sự đối với

người trực tiếp quản lí và những người chịu trách nhiệm trực tiếp. Nếu Bộ luật hình sự hoặc những luật khác có quy định khác thì căn cứ theo những quy định đó”.

26

(i) Tuân theo pháp luật và các quy định hành chính, tự chịu trách nhiệm giám sát bản thân;

(ii) Không được thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí mà không có sự chấp thuận của cơ quan thực hiện việc kiểm soát;

(iii) Báo cáo về các hoạt động của mình theo các quy tắc của cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát;

(iv) Báo cáo và phải được sự chấp thuận của cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát khi thay đổi nơi cư trú hoặc đi khỏi thành phố.

Cụ thể Điều 340 BLHS Trung Quốc quy định: “Người nào vi phạm pháp luật và các quy định về bảo vệ sản phẩm thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản trong khu cấm hoặc sử dụng các phương tiện vi phạm các quy định có tính chất nghiêm trọng thì bị phạt tù không quá ba năm hoặc bị kiểm soát hình sự, ngoài ra còn bị phạt tiền” hay Điều 345 quy định: “Người có hành vi khai thác trái phép lâm sản hoặc các loại cây khác với số lượng tương đối lớn sẽ bị phạt tù hoặc bị tạm giữ hình sự hoặc bị kiểm soát hình sự không quá ba năm, ngoài ra còn bị phạt tiền”.

Về bản chất, kiểm soát hình sự được quy định trong BLHS Trung Quốc có nhiều điểm tương tự với hình phạt bổ sung là quản chế trong BLHS Việt Nam. Cả hai hình phạt đều bắt buộc cá nhân phải cư trú tại một địa điểm nhất định dưới sự kiểm soát của cơ quan chức năng, trong thời gian bị áp dụng hai hình phạt này cá nhân bị tước một số quyền công dân đồng thời không được tự ý ra khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên, quản chế được BLHS Việt Nam quy định là hình phạt bổ sung sau khi cá nhân chấp hành xong hình phạt tù, do đó không được áp dụng độc lập. Còn đối với hình phạt kiểm soát hình quy định trong BLHS Trung Quốc được quy định với tư cách là hình phạt chính.

+ Tạm giữ hình sự47: Quy định tại các Điều 339 BLHS Trung Quốc: “Những người nhập khẩu chất thải rắn làm nguyên liệu thô mà không có sự chấp thuận của các cơ quan hành chính liên quan của Hội đồng Nhà nước và gây ô nhiễm nghiêm trọng về môi trường, thiệt hại lớn đối với tài sản công cộng, tư nhân và gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ con người phải bị kết án không quá năm năm phạt tù hoặc tạm giữ hình sự, ngoài ra còn bị phạt tiền” hoặc Điều 340 BLHS Trung Quốc quy định: “Người nào vi phạm pháp luật về bảo vệ thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản trong khu cấm có tính chất nghiêm trọng thì bị phạt tù không quá ba năm, tạm giữ hình sự, kiểm soát hình sự, ngoài ra còn bị phạt tiền”.

27

Về bản chất, biện pháp tạm giữ hình sự giống như hình phạt tù, nhằm cách li người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội một thời gian. Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ hình sự thường không lâu: tối thiểu không quá 1 tháng và tối đa không quá 6 tháng. Đồng thời trong thời gian bị tạm giữ hình sự người bị kết án hình sự có thể được xem xét cho về nhà một hoặc hai ngày mỗi tháng, có thể được xem xét tùy thuộc vào hoàn cảnh để áp dụng biện pháp bồi thường thay cho hình phạt tạm giữ hình sự. Trong BLHS 2015 của Việt Nam không quy định về biện pháp này. Tuy nhiên, tại một văn bản khác là Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về biện pháp tạm giữ với tính chất là biện pháp ngăn chặn, áp dụng với hành vi phạm tội khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn, cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc bị can, bị cáo sẽ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội cũng như trường hợp bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Thời hạn tạm giữ trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không quá 9 ngày. Tác giả nhận thấy, tội phạm môi về trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đe dọa đến an ninh sinh thái, gây đến con người và sinh vật, do vậy việc áp dụng hình phạt tạm giữ hình sự trong BLHS Trung Quốc là chưa

phù hợp, chưa phát huy tính nghiêm khắc của một hình phạt chính.

+ Tù có thời hạn48: Được áp dụng với các tội phạm từ Điều 338 đến Điều 345 BLHS Trung Quốc. Thời hạn của hình phạt tù đối với tội phạm về môi trường là từ sáu tháng đến mười năm, trừ trường hợp có quy định khác trong các Điều 5049 và 6950 của BLHS Trung Quốc. Cụ thể, tại Điều 340 BLHS Trung Quốc quy định:

“Người nào lưu giữ, xử lý chất thải rắn từ nước ngoài vào trong nước bị kết án tù không quá năm năm ngoài ra phải bị phạt tiền”. Bên cạnh đó Điều 344 BLHS Trung Quốc quy định: “Người nào vi phạm các quy định của Luật Lâm nghiệp và khai thác trái phép trái phép cây có giá trị thì bị phạt tù không quá ba năm, ngoài ra còn bị phạt tiền . Trong những trường hợp nghiêm trọng, người phạm tội bị kết án từ ba năm đến bảy năm, ngoài ra còn bị phạt tiền”. Tương tự như các quy định

về hình phạt tù trong BLHS Trung Quốc, hình phạt tù được áp dụng cho tất cả tội phạm về môi trường trong BLHS Việt Nam. Mức phạt tù tại BLHS Việt Nam cũng rất đa dạng: thấp nhất là 6 tháng, cao nhất là 15 năm. Riêng đối với tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm có mức phạt tù tối đa là 15 năm. Còn mức phạt tù mà BLHS Trung Quốc tối tiểu là 3 năm và tối đa là 10 năm (hành vi săn bắt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm thuộc kế hoạch sản xuất chính của nhà nước hoặc mua, bán, bán bất hợp pháp động

48 Xem phụ lục 2: Các hành vi phá hoại tài nguyên môi trường trong BLHS Trung Quốc

49 Điều luật này quy định về hình phạt tử hình

28

vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp là hành vi phải gánh chịu hình phạt tù cao nhất là 10 năm).

- Hình phạt bổ sung gồm: phạt tiền và tịch thu tài sản

+ Phạt tiền51: Cũng như hình phạt tù có thời hạn, hình phạt tiền được quy định

từ Điều 338 đến Điều 345 BLHS Trung Quốc. Khi xử phạt, mức tiền phạt được xác định theo hoàn cảnh của người phạm tội. Khi hết hạn quy định trong bản án, người phạm tội bắt buộc nộp đầy đủ tiền phạt. Trong trường hợp người bị kết án không trả đủ tiền nộp phạt có thể bị Toà án áp dụng biện pháp cưỡng chế thực hiện. Tuy

nhiên, BLHS lại không quy định mức phạt tiền cụ thể là bao nhiêu mà “mức phạt tiền được quyết định căn cứ vào tình tiết của tội phạm, số tiền tối thiểu không được nhỏ hơn 1000 Nhân dân tệ52”. Tuy nhiên, hạn chế của quy định tội phạm về môi

trường trong BLHS Trung Quốc là tuy có quy định các trường hợp áp dụng hình phạt tiền nhưng lại không quy định cụ thể mức phạt là bao nhiêu, như Điều 340

BLHS Trung Quốc: “Người nào vi phạm pháp luật và các quy định về bảo vệ thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản trong khu có tính chất nghiêm trọng thì bị phạt tù không quá ba năm hoặc tạm giữ hình sự hoặc kiểm soát hình sự, ngoài ra còn bị phạt tiền” mà BLHS Trung Quốc chỉ giới hạn mới tối thiểu: “Mức phạt tiền được quyết định căn cứ vào tình tiết của tội phạm, số tiền tối thiểu không được nhỏ hơn 1000 Nhân dân tệ ”.Với cách quy định chỉ giới hạn mức phạt tiền tối thiểu như BLHS Trung Quốc sẽ tạo ra sự linh hoạt khi quyết định mức phạt tiền. Bởi lẽ, mức phạt tiền phụ thuộc

rất nhiều vào tính chất, hậu quả nghiêm trọng của hành vi phạm tội cũng như biến động giá cả thị trường của từng thời kì. Khác với các quy định trong BLHS Trung Quốc, BLHS 2015 của Việt Nam quy định theo khung phạt tù (mức tối thiểu – mức tối đa). Với cách quy định như pháp luật hình sự Việt Nam sẽ phân hóa trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tạo ra sự công bằng và thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật.

Bên cạnh đó, hình phạt tiền trong BLHS Việt Nam vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung, nhưng theo quy định của BLHS Trung Quốc hình phạt tiền chỉ là hình phạt bổ sung. Quy định này phát sinh từ tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc. Hình thức xử phạt tiền tuy có tác động đến lợi ích kinh tế cá nhân nhưng chưa giúp cá nhân nhận thức đúng mức về hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân sẵn sàng chấp nhận nộp tiền

Một phần của tài liệu XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)