trường
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các hình thức xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT bao gồm: (1) Hình thức xử phạt chính, (2) hình thức xử phạt bổ sung, (3) Các biện pháp khắc phục hậu quả.
2.2.2.1. Hình thức xử phạt chính
Hình thức xử phạt chính là hình thức xử phạt bắt buộc áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi VPHC, được áp dụng độc lập không phụ thuộc vào các hình thức xử phạt bổ sung và bao gồm 2 hình thức là: Cảnh cáo và phạt tiền63 (riêng trong Nghị định số 33/2017/NĐ-CP thì có bổ sung hình thức tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng)
(a) Cảnh cáo
Cảnh cáo được hiểu là sự khiển trách công khai của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Đây là hình thức xử phạt chính nhẹ nhất, tác động chủ yếu đến ý thức người phạm
38
tội với mục đích chính là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chủ thể vi phạm:
“Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản64”. Hình phạt cảnh cáo được áp dụng với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm quy định trong Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Cụ thể, cảnh cáo là biện pháp được áp dụng đầu tiên cho vi phạm tại các điều luật: Điều 8, Điều 11, Điều 13, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 19, Điều 21, Điều 30, Điều 31, Điều 39, Điều 46. Tại Nghị định 33/2017/NĐ-CP cảnh cáo quy định tại: Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 21, Điều 24…
b) Phạt tiền
Là hình thức xử phạt phổ biến và có tính giáo dục cao khi tước đi một phần lợi ích kinh tế của chủ thể có hành vi vi phạm. Mức phạt tiền rất đa dạng, phụ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi nhưng tối đa không quá
“1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức”65. So
với các quy định về mức phạt tiền tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP và Nghị định 179/2013/NĐ-CP66 thì mức phạt tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP đã tăng và có sự
phân biệt rõ trách nhiệm của cá nhân và tổ chức khi cùng thực hiện một hành vi vi
phạm. Quy định này bắt nguồn từ việc bản chất của hình phạt tiền là tác động vào
lợi ích kinh tế, giữa tổ chức và cá nhân thì tổ chức là đối tượng có tiềm lực kinh tế, khả năng tài chính vượt trội hơn. Do vậy, có sự phân biệt mức phạt đối với hai chủ thể này là hoàn toàn hợp lý.
Nghị định 155/2016 cũng tăng mức phạt tiền đối với nhiều vi phạm cụ thể
như: với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn Việt Nam từ 10% đến 50% của khung
phạt; tăng thêm mức phạt 30% nếu trong nước thải vượt quy chuẩn có chứa 01 trong 03 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae). Đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (mức phạt tiền cũ là 200.000 đồng đến 300.000 đồng67), hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng cũng được điều chỉnh tăng mức phạt lên từ 500.000 đồng đến
64 Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
65 Điều Khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP
66 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2009/NĐ-CP quy định: “Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000 đồng” và không có sự phân biệt giữa cá nhân và
tổ chức
39
1.000.000 đồng đối (mức phạt cũ là 50.000 đồng đến 100.000 đồng68). Như vậy, với
tình hình giá cả thị trường ngày càng tăng thì việc tăng mức phạt là phù hợp. Bên cạnh đó, quy định mức tiền phạt cao nhằm để chủ thể vi phạm thấy được sự nghiêm khắc của pháp luật và phải gánh chịu mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm của mình, từ đó tránh trường hợp chủ thể tái phạm.
2.2.2.2. Hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài việc bị áp dụng hình phạt chính, chủ thể vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung không được áp dụng độc lập mà phải kèm theo hình phạt chính. Các hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP gồm:
+ Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp; Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm…hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời gian tước quyền sử dụng đối với các loại giấy phép là từ 1 tháng đến 12 tháng, được áp dụng khi cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép. Như vậy, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi đã được quy định trong giấy phép.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường. Biện pháp đình chỉ hoạt động có thể hạn được quy định tại Điều 8, Điều 11, Điều 15 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) được hiểu là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Các hành vi bị áp dụng biện pháp xử phạt trên gồm: hành vi thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường trái quy định về bảo vệ môi trường69, hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công
68 Điểm a Khoản 1 Điều 20 NĐ 179/2013/NĐ-CP
40
nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng70… Nghị định 155/2016/NĐ-CP không quy định cụ thể những tang vật, phương tiện nào sẽ bị tịch thu, mà tang vật này sẽ được các Nghị định về các thành phần môi trường quy định, như tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản71…
2.2.2.3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực BVMT rất đa dạng. Tại Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định 13 biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, Nghị định 157/2013/NĐ-CP bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính, buộc trả lại diện tích rừng bị lấn, chiếm, buộc thực hiện ngay việc hoàn thổ. Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định các biện pháp khắc phục hậu quả đặc thù trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản như buộc xử lý, khắc phục sự cố sụt, lún đất hoặc sự cố bất thường khác; Buộc thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa; các biện pháp vận hành hồ chứa để đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ; các biện pháp vận hành, cắt giảm lũ cho hạ du; các biện pháp vận hành bảo đảm lưu lượng nước sau công trình trong mùa cạn hàng năm;72..
Qua tìm hiểu các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, tác giả nhận thấy Nghị định 155/2016/NĐ-CP, Nghị định 157/2013/NĐ-CP, Nghị định 103/2013/NĐ-CP, Nghị định 41/2017/NĐ-CP, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP…đã quy định chi tiết hóa về khung và mức phạt, mức phạt tiền được tăng cao, các biện xử phạt bổ sung và khắc phục đa dạng, phù hợp với hành vi vi phạm trong từng lĩnh vực BVMT cụ thể. Điều này đảm bảo tính răn đe, công bằng trong quá trình xử lý và không bỏ sót các trường hợp vi phạm.