2.3.2.1. Đối với cá nhân
- Hình phạt chính: phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. + Phạt tiền
BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định hình phạt tiền trong 11 điều luật với mức phạt tiền thấp nhất là 10.000.000 đồng, cao nhất là 1.000.000.000 đồng. Đến BLHS 2015, hình phạt tiền được áp dụng được áp dụng trong toàn bộ 12 điều luật. So với quy định của BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì mức phạt tiền đã tăng gấp nhiều lần, mức cao nhất là 3.000.000.000 đồng với cá nhân .Việc tăng mức phạt tiền được đánh giá là phù hợp với sự biến động giả cả thị trường đồng thời tương ứng với tính chất nguy hiểm của xã hội đối với dạng hành vi này.
+ Cải tạo không giam giữ
BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt chính đối với các tội phạm về môi trường. Trong đó, thời gian cải tạo không giam giữ thấp nhất là hai năm đối với 2 tội phạm tại: Điều 182a, Đ182b và thời gian cải tạo không giam giữ cao nhất là ba năm với 7 tội phạm tại: Điều 182, Điều 185, Điều 188, Điều 189, Điều 190, Điều 191, Điều 191a. BLHS 2015 quy định hình phạt cải tạo không giam giữ ở 8 điều luật: Điều 236, Điều 237, Điều 238, Điều 239, Điều 241, Điều 242, Điều 245, Điều 246 với thời gian cải tạo không giam giữ thấp nhất là 2 năm và cao nhất đến 3 năm.
+ Phạt tù
Phạt tù là hình phạt chính áp dụng đối với 11 tội phạm trong lĩnh vực BVMT tại BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, mức phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm. Riêng đối với tội hủy hoại rừng có mức phạt tù tối đa là 15 năm. Tương tự, BLHS 2015 quy định phạt tù cho tất cả 12 tội phạm lĩnh vực BVMT, mức từ cũng 6 tháng đến 10 năm. Riêng đối với tội hủy hoại rừng và tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm có mức phạt tù tối đa cũng là 15 năm.
- Hình phạt bổ sung: Ngoài các hình phạt chính trên, cá nhân phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm nếu xem
45
xét thấy nếu tiếp tục để người vi phạm giữ chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc liên quan thì có khả năng sẽ có những hành vi gây hại cho môi trường, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các biện pháp này hầu như không thay đổi trong BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 và BLHS 2015.
Nếu BLHS 1985 quy định những tội phạm trong lĩnh vực BVMT là tội phạm ít nghiêm trọng BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định theo hướng tăng mức độ nguy hại đối với xã hội cho dạng tội phạm này, cụ thể có 7/11 tội phạm rất nghiêm trọng tại các điều: Điều 182, Điều 182a, Điều 182b, Điều 185, Điều 186, Điều 189, Điều 191a. Các tội phạm còn lại ở: Điều 188, Điều 190, Điều 191 là tội phạm nghiêm trọng. Điều này chứng tỏ, nhà lập pháp nhìn nhận được tính chất và mức độ nguy hiểm của các tội phạm về môi trường, những tội phạm này không những xâm phạm đến sự phát triển bền vững và ổn định của môi trường đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe, tín mạng con người. Đây cũng là xu hướng tại BLHS 2015.
2.3.2.2. Đối với pháp nhân thương mại
Chủ thể là pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng hình phạt chính là phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn và hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số hoạt động nhất định hoặc cấm huy động vốn khi vi phạm các tội như tội gây ô nhiễm môi trường, tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông; tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam, tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, tội huỷ hoại rừng, tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại.
- Hình phạt chính + Phạt tiền
Phạt tiền là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội với mức tiền phạt được quyết định vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả. Mức tiền phạt tối thiểu đối với pháp nhân là 50.000.000 đồng. Cụ thể, BLHS 2015 quy định hình phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội về môi trường: tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235), tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237), tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 242), tội huỷ hoại rừng (Điều 243), tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động
46
vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244), tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245), tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246) với mức tiền phạt cao nhất là 15.000.000.000 đồng .
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn
Khi pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả của việc phạm tội có khả năng khắc phục trên thực tế thì pháp nhân thương mại sẽ bị tạm dừng hoạt động trong một hoặc một số lĩnh vực mà nó gây thiệt hại từ 6 tháng đến 3 năm. Tuy
nhiên, vấn đề “hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế” vẫn chưa được
quy định cụ thể trong văn bản hướng dẫn thi hành BLHS 2015. BLHS 2015 quy định hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn khi pháp nhân thương mại phạm tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235), tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237), tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 242), tội huỷ hoại rừng (Điều 243), tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244), tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
(Điều 245), tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246). + Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Điều kiện để áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là: pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; việc phạm tội đó không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Nếu đáp ứng hai điều kiện này, pháp nhân thương mại sẽ bị chấm dứt hoạt động trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại đó phạm tội.
Khi pháp nhân thương mại thực hiện các tội phạm sau thì sẽ bị áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235), tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237), tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238), tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244), tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245).
Tuy nhiên, việc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn của pháp nhân phạm tội sẽ gây ra nhiều khó khăn trong trường hợp buộc pháp nhân gây ô nhiễm môi trường bồi thường thiệt hại. Yêu cầu pháp nhân bồi thường thiệt hại là việc dân sự nên nếu áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động vĩnh viễn sẽ tước đi cơ hội đòi bồi thường đối với các chủ thể bị thiệt hại. Bên cạnh đó, trường hợp pháp nhân thương mại đã bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn không thuộc các trường hợp mà pháp luật doanh
47
nghiệp cấm thành lập doanh nghiệp. Nếu pháp nhân thương mại A đã thực hiện một tội phạm trong lĩnh vực BVMT và bị áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì pháp nhân thương mại này, hoặc người quản lý, điều hành vẫn có thể thành lập một pháp nhân thương mại khác để kinh doanh và tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Như vậy, pháp luật không cấm thành lập doanh nghiệp mới trong trường hợp trước đó doanh nghiệp đã bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nên doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng “lách luật”, dẫn đến quy định trên không phát huy hiệu quả răn đe trên thực tế.
- Hình phạt bổ sung: phạt tiền, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số
lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn.
+ Phạt tiền: Phạt tiền vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung đối với
pháp nhân thương mại trong BLHS Việt Nam. Hình phạt tiền được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm các tội phạm về môi trường sau: tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235), tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237), tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238), tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239), tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 242).
+ Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp
dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội. Về các lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động sẽ do Tòa án quyết định trong từng trường hợp cụ thể. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm. Luật Đầu tư 2014 cũng liệt kê 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh gồm: các chất ma túy; các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm; mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người và các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Dựa vào những quy định trên, Tòa án hình sự có quyền tuyên bố cấm pháp nhân kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định khi nếu nhận thấy việc để pháp nhân thương mại tiếp tục kinh doanh lĩnh vực đó có khả năng gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, đặc biệt là môi trường. BLHS 2015 quy định hình phạt này tại các tội: tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235), tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237), tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239), Điều 242 (tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản).
48
+ Cấm huy động vốn
Mục đích của hình phạt này nhằm hạn chế khả năng mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh dưới hình thức cấm huy động các nguồn lực tài chính trong một thời gian nhất định. Đồng thời hạn chế khả năng rủi ro cho các nhà đầu tư khác khi đầu tư vào pháp nhân thương mại, tránh trường hợp pháp nhân không còn tài sản sau khi phải gánh chịu hình phạt tiền từ phía cơ quan nhà nước. Pháp nhân thương mại phạm các tội sau sẽ phải gánh chịu hình phạt cấm huy động vốn: tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 242), tội huỷ hoại rừng (Điều 243), tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244), tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245), tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại
lai xâm hại (Điều 246).