Cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 37)

“Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể

hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận”. (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2011). Cơ cấu kinh tế không chỉ

thể hiện ở quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Xu hướng cho thấy rằng các quốc gia luôn

đề cao phát triển kinh tế với tốc độ cao, đi kèm là tăng trưởng bền vững. Do vậy, vai trò, tỷ trọng giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng, lãnh thổ các thành phần kinh tế phải

được xác định một cách cụ thể. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi quốc gia qua mỗi giai đoạn thời gian khác nhau sẽ là căn cứđể xác định cho chiến lược phát triển trong thời gian đó.

Ngô Thắng Lợi (2013) phân chia cơ cấu kinh tế ra thành các loại sau: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể

chế, cơ cấu tái sản xuất, cơ cấu thương mại quốc tế. Trong đó, nội dung về cơ cấu ngành kinh tếđược nghiên cứu và quan tâm, cũng trong nghiên cứu của mình tác giả

nhấn mạnh rằng nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công xã hội, và từđó được phân thành 3 ngành gộp hay 3 khu vực, cụ thể là khu vực I bao gồm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp; Khu vực II là các ngành công nghiệp và xây dựng; Khu vực III gồm các ngành dịch vụ. Đây là các chia các khu vực theo lĩnh vực cấp một - cấp lớn nhất.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)