Chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh trong khu vực

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 66 - 68)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2020 được thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số

1114/QĐ-TTg ngày 9 tháng 7 năm 2013. Nội dung của quy hoạch đề cập đến việc tăng quy mô GDP của vùng lên gấp 2,2 lần năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển chiều sâu, trong đó các lợi thế so sánh vùng cần phải được tập trung khai thác nhằm đưa tỷ trọng khu vực dịch vụ trên toàn khu vực tăng đến 39,9% năm 2020 và với tỷ

trọng khu vực công nghiệp là 41,9%, giải quyết việc làm cho khoảng 400 nghìn lao động. Về khu vực công nghiệp - xây dựng, quy hoạch xác định trọng tâm việc phát triển các khu công nghiệp lớn ở các địa phương như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Tận dụng khai thác các lợi thế sẵn có của vùng, bên cạnh đó áp dụng công nghệ thông tin và phát triển các ngành công nghiệp điện tử hay công nghiệp chế

tạo ô-tô. Ngoài ra, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu kinh tế nhằm thu hút các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước. Trên thực tế, các địa phương được kỳ vọng chuyển dịch nhanh và hiệu quả sang khu vực công nghiệp như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ của mình. Chủ trương rõ ràng cùng với sự hình thành các khu công nghiệp hiện đại đã giúp các tỉnh thu hút

được các nhà đầu tư có tiềm lực, kết quả là lao động trên địa bàn có được công việc với thu nhập khá, thu hút được lao động có chất xám bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng

mạnh mẽ. Tuy nhiên, mục tiêu liên kết các tiểu vùng chưa thực sự hiệu quả, Thừa Thiên Huế hay Đà Nẵng duy trì các khu công nghiệp nhưng dường như chưa có liên kết với các địa phương thúc đẩy mạnh về khu vực kinh tế này như Quảng Nam hay Quảng Ngãi. Tiểu vùng Bắc Trung Bộ cũng không có được mối quan hệ mật thiết với nhau, điển hình như Nghệ An nằm giữa Thanh Hóa và Hà Tĩnh nhưng không tạo ra

được các mô hình thu hút hấp dẫn như hai địa phương lân cận mình.

Về khu vực dịch vụ, các địa phương có lợi thế về dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng biển hay hàng hải quốc tế như Đà Nẵng, Khánh Hòa cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của địa phương, xây dựng các liên kết hiệu quả với các tỉnh bạn tạo ra chuỗi các sản phẩm nhằm giữ chân du khách và cải thiện chất lượng của dịch vụ cung cấp. Quả

thực, thành phố Đà Nẵng và thành phố Nha Trang của Khánh Hòa đã chứng minh giá trị của tập trung chuyển dịch, phát triển khu vực dịch vụ từ những lợi thế của địa phương. Có thời gian chuyển dịch sang khu vực dịch vụ trước, Khánh Hòa đang tập trung xây dựng những sản phẩm mới xung quanh thành phố trung tâm của mình, đó là các sản phẩm du lịch tại Cam Ranh hay Ninh Hòa, hay tập trung phát triển trọng

điểm khai thác cảng biển và hàng hải như tại Vân Phong nhờ diện tích rộng lớn và phù hợp với điều kiện tự nhiên. Đà Nẵng là thành phố tiêu biểu cho sự phát triển nhanh và hiệu quả nhờ xác định đúng trọng tâm chuyển dịch ngành kinh tế của mình, không có bản sắc lâu đời như Khánh Hòa nhưng nhờ thực hiện hiệu quả việc kêu gọi

đầu tư cùng cơ chế chính sách thông thoáng, thành phố nằm giữa cốđô Huế và người anh em Quảng Nam này là một cực thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế trong 10 năm trở lại đây. Ngành dịch vụ mang đến nhiều công việc phù hợp cho người dân địa phương, sự đòi hỏi của các sản phẩm chuyên nghiệp thúc đẩy người lao động trau dồi kiến thức để có được thu nhập cao hơn. Chính nó đã kéo lao động người bản địa có tri thức quay trở về mảnh đất nơi mình sinh ra hay các cơ sở giáo dục đào tạo phát huy năng lực của mình để góp phần đẩy nhanh năng suất lao động của địa phương góp phần đáp ứng nhu cầu của quá trình chuyển dịch sang ngành dịch vụ như định hướng.

Các địa phương như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị của tiểu vùng Bắc Trung Bộ hay Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận của tiểu vùng Nam Trung Bộ vẫn đang có những bước chuyển dịch chậm chạp. Một phần lý do được nêu ra việc định hướng thiếu kiên quyết, thứ nữa là không có cơ chế liên kết hiệu quả với các địa phương khác trong tiểu vùng. Mặt khác, thể chế chính sách chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư cũng là lý do để các địa phương này không đạt được mục tiêu đề ra về chuyển dịch mạnh mẽ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)