Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 40 - 42)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao

động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra NSLĐ xã hội cao.

Thuật ngữ hiện đại hóa thường đi kèm với công nghiệp hóa do mối quan hệ tương quan lẫn nhau giữa hai sự chuyển biến này. Nền kinh tế sử dụng máy móc và công nghệ kỹ thuật tiên tiến hơn thì thường đầu tư tập trung vào công nghiệp - dịch vụ hơn là nông nghiệp. Theo các học giả nghiên cứu về kinh tế học, CNH chỉ có thể thành công nếu nền kinh tế chuyển dịch tập trung sang khu vực chế biến chế tạo. Mô hình công nghiệp được nghiên cứu bởi Hoffman (1958) chia các ngành chế biến - chế tạo thành các ngành sử dụng để tiêu dùng là cơ bản (use-based). Trong khi đó, Chenery và cộng sự (1986) lại phân các ngành chế biến chế tạo thành ba nhóm, đó là công nghiệp sớm, giữa và muộn (early, middle and late industries). Thời gian tiếp theo, ngành công nghiệp này lại được chia ra thành công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng (Syrquin và Chenery, 1989). Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch hướng công nghiệp, hiện đại hóa đất nước. Xét trong tổng thể kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam là một trong những nội dung cơ bản của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm phát triển kinh tế hiệu quả. Trong quá trình này, Việt Nam đã chuyển từ cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trong giai đoạn

đầu từ những năm 1960 đến cuối những năm 1980, cơ cấu ngành công nghiệp được hình thành trên đường lối “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ” (Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn, 2007). Với sự trợ giúp từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, Việt Nam đã từng bước các nền tảng phát triển cả công nghiệp nặng (điện, cơ khí, hóa chất,...) và công nghiệp nhẹ (dệt may, điện tử dân dụng, kim khí tiêu dùng,...), từđó đáp ứng nhu cầu của sản xuất và

đời sống. Nhưng thời điểm bấy giờ, cơ cấu công nghiệp đã bộc lộ các nhược điểm có thể kể tên như, sự mất cân đối nghiêm trọng giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, quy mô nhỏ bé, trình độ kỹ thuật lạc hậu, không huy động được các nguồn lực

để tập trung phát triển hay quan hệ giữa các ngành công nghiệp hoặc giữa các ngành công nghiệp với các ngành khác hết sức lỏng lẻo và kém hiệu quả. Đến giữa những năm 1980, ngành công nghiệp tập trung hơn vào phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, cơ cấu công nghiệp cũng đã có được những kết quả cụ

thể, như ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, các ngành công nghiệp chế biến kết hợp với ngành nông, lâm, thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng góp phần thỏa mãn nhu cầu của thị trường trong nước bên cạnh tăng kim ngạch xuất khẩu. Lợi thế về lao động cũng là một nội dung mà ngành công nghiệp tại Việt Nam đã tận dụng được, năng suất tăng dần cùng lượng lao động dồi dào đã góp phần chuyển dần phương thức từ

gia công cho nước ngoài sang tự cung ứng nguyên vật liệu, từ đó xuất khẩu cho đối tác nước ngoài. Ngoài ra, công nghiệp nặng cũng được chọn lọc với quy mô và các bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước nhằm đáp ứng quan trọng việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ của các ngành kinh tế trong quá trình chuyển dịch sang công nghiệp.

Một xu hướng mới đang tiếp cận gắn với tăng trưởng xanh, đó là nền kinh tế một khi đã đáp ứng được trình độ về khoa học công nghệ hay công nghiệp hóa tương đối hiệu quả sẽ từng bước chuyển dịch sang ngành dịch vụ. Sharpley (2000) chỉ ra rằng nếu một quốc gia nhận ra được tầm ảnh hưởng của các ngành bộ phận của ngành dịch vụ thì sẽ thu hút được nguồn lực lớn, từđó có được sự tăng trưởng bền vững. Các nước trong khu vực châu Á như Hồng Kông hay Xinh-ga-po đã có được những thành tựu lớn về

kinh tế nhờ ý thức và định hướng hiệu quả xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành này. Từ lợi thế là điểm trung chuyển hàng hóa, hai nền kinh tế này thu hút được các ngân hàng lớn tham gia và tạo được một hệ thống tài chính lớn, sau đó, các quốc gia này thúc đẩy việc xây dựng các hạng mục nhằm kích thích tăng trưởng trong ngành du lịch, tạo ra nguồn thu khổng lồ từ ngành được mô tả là “công nghiệp không khói này”. Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 đến nay cũng đã tập trung đẩy mạnh, xây dựng và hoàn thiện cơ sở để có thể phát triển ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sang ngành này. Hệ thống dịch vụ về tài chính như ngân hàng, thị trường chứng khoán góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính nói chung cũng như các dịch vụ mới nhằm phục vụ nhu cầu của người dân bên cạnh các dịch vụ liên quan đến hoạt động thương mại. Ngoài ra cũng cần đề cập

đến chủ trương phát triển ngành du lịch, tổng thể chung Chính phủ cũng đã có những quyết sách cụ thể như quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 nhằm quy hoạch tổng thể quy mô đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 hay quyết định số 321/QĐ-TTg ngày

18/02/2013 nhằm phê duyệt chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013- 2020. Nhìn chung, các địa điểm du lịch đã được đầu tư và có được những sản phẩm cụ

thể nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước, từ đó tỷ trọng ngành dịch vụ cũng đã tăng từ khoảng hơn 20% vào những năm đầu 2000 đến hơn 30% trong thời gian gần

đây. Mặc dù tồn tại những hạn chế về thiếu nguồn vốn cũng như tính chuyên nghiệp của dịch vụ cung cấp, không thể phủ nhận những địa phương đã có được chủ trương rõ ràng và quyết liệt để phát triển mũi nhọn ngành kinh tế này nhưĐà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh hay Kiên Giang.

Tựu chung lại, bắt nguồn từ việc tăng tỷ trọng các ngành có năng suất, giá trị gia tăng cao gắn với xu thế phát triển trình độ khoa học công nghệ, ví dụ như công nghiệp chế biến hay dịch vụ chất lượng cao hay đào tạo lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, các quốc gia cũng dần giảm tỷ trọng ngành có năng suất, mang lại giá trị

gia tăng thấp hoặc giảm quy mô đồng thời áp dụng công nghệ mới nhằm thúc đẩy năng suất trong các ngành này và giảm bớt lượng lao động có trình độ thấp. Ngoài ra, xu hướng cũng chỉ ra rằng cần tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các ngành trong chuỗi giá trị và trong mạng sản xuất toàn cầu, hay vi mô hơn, các địa phương trong một quốc gia cũng cần có những liên kết vùng vững mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu này hay quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)