Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 51 - 62)

bàn tnh

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của từng nhân tốđến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếđã được các nhà khoa học quan tâm và phân tích. Nghiên cứu tiến hành tổng hợp và chỉ ra các nhân tốảnh hưởng, từđó làm cơ sở cho mô hình nghiên cứu của mình.

2.2.2.1. Lượng vốn đầu tư

Các mô hình tăng trưởng nội sinh luôn đề cập tới tác động của thuế, tiến bộ công nghệ và một phần không thể thiếu nữa đó là chi tiêu công. Chi tiêu công được phân bổ

ra rất nhiều nhánh, ví dụ như giáo dục, y tế, khoa học công nghệ. Và không phải đầu tư

của Chính phủ lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Yu và cộng sự (2009) nghiên cứu tại 44 quốc gia đang phát triển trong thời gian tư 1980 đến 2004 và chỉ ra rằng chi tiêu vào phát triển nguồn nhân lựctác động đến sự phát triển nói chung của nền kinh tế tại châu Phi trong khi nông nghiệp và giáo dụclà câu trả lời tại châu Á. Trong khi đó, Gupta và Kabundi (2011) đã đưa ra nhận định rằng đầu tư công nhìn chung tại châu Phi không hiệu quả bằng hoạt động tương tự tại châu Á, tuy nhiên chi cho giáo dục hay y tế cho lục địa này lại cho thấy tín hiệu tích cực hơn tại Á châu. Mặt khác, không tác động nào của chi tiêu chính phủ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế được tìm ra tại các nước châu Mỹ - Latinh. Nghiên cứu về chi tiêu bằng ngân sách của chính phủ đã được các nhà khoa học sớm quan tâm trong quá trình phát triển của kinh tế thế giới bằng nhiều phương pháp, ví dụ như phân tích hồi quy số liệu chéo, các phương pháp hồi quy số liệu mảng và chuỗi thời gian. Levine và Renelt (1992) và Levine và Zervos (1993) chỉ ra rằng tốc

hệ bền vững trong việc phân tích riêng sự tương quan của tăng trưởng với các biến giải thích mà họ lựa chọn. Levine và Renelt (1992) trong nghiên cứu của mình đã tổng hợp và kết luận rằng có ít nhất 50 biến đã được tìm ra và có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu đều chứng minh một kết quảđó là chi tiêu công cộng và thuế khóa có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, ví dụ như

các bài viết của tác giả Grier và Tullock (1989), Barro (1991) hay Hansson và Henrekson (1994). Tuy nhiên, sự thống nhất trong cách sử dụng các phương pháp, điều kiện về số

liệu của các quốc gia hay sự biến động về tỷ giá làm cho chúng ta khó có thể tin tưởng hoàn toàn vào nghiên cứu của các nhà khoa học.

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của đầu tư tư nhân và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của họ. Sự kết nối của cộng đồng doanh nghiệp mang đến hiệu ứng tích cực cho thu nhập của người dân, sự bất bình đẳng, xóa đói giảm nghèo tại các quốc gia đang phát triển (Naudé, 2010). Bên cạnh đó, vai trò của doanh nghiệp đối với chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế được phân tích rõ trong lý thuyết của A. Smith và sau này là J. Schumpeter. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Hai yếu tố quan trọng nhất đó là lợi nhuận kỳ vọng và môi trường đầu tư. Do muốn cắt giảm chi phí, các tập đoàn đa quốc gia đã và đang di chuyển phần lớn cơ sở

sản xuất sang các nước đang phát triển. Đó là lý do mà Việt Nam nhận được một nguồn lực rất lớn về vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn chung vốn đầu tư của doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu sẽ chảy vào những quốc gia hay địa phương có môi trường

đầu tư hấp dẫn và triển vọng lợi nhuận tốt. Từ đó cho thấy, ảnh hưởng từ đầu tư nói chung, hay nguồn vốn từ tư nhân hay các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng giúp các quốc gia hay các địa phương đẩy nhanh công cuộc chuyển dịch cơ cấu của mình từ

các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao.

2.2.2.2. Trình độ khoa học công nghệ

Mô hình kinh tế Tân cổ điển nhấn mạnh quá trình phát triển công nghệ như là

động lực của tăng trưởng kinh tế. Romer (1990) đưa ra quan điểm để giải thích các quốc gia tăng trưởng ổn định như thế nào và tại sao. Ông cho rằng tiến bộ công nghệ

là động lực của tăng trưởng kinh tế. Mô hình của ông nội sinh hoá quá trình trong đó tiến bộ công nghệ xảy ra. Khẳng định rằng tiến bộ công nghệ sinh ra khi các cá nhân tìm kiếm những ý tưởng mới chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Trong mô hình của ông, quy mô của nền kinh tế đóng một vai trò quan trọng, tỷ lệ tăng trưởng của công nghệđược gắn chặt với tỷ lệ tăng trưởng dân số. Rất nhiều những nhà khoa học trên thế giới áp dụng các mô hình đểđánh giá tác động của tiến bộ công nghệđến tăng

trưởng kinh tế như Aghion và Howitt (1992) và Coe và Helpman (1995) với kết quả

từảnh hưởng rõ rệt của R&D (Research and Development) càng nhiều khi độ mở của nền kinh tế càng cao.

Một trong những quốc gia được đánh giá cao trong quá trình phát triển của mình nhờ sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu và phát triển đó là Hàn Quốc. Kim (2008) chỉ ra tầm quan trọng và sự hiệu quả của chính sách đổi mới sáng tạo công nghệ tại quốc gia này. Chính định hướng chuyển dịch từ một nền kinh tếđang phát triển sang một nền kinh tế tri thức của Chính phủ đã là chìa khóa để mang đến thành công cho quốc gia Đông Á này - đó là chiến lược dài hạn về phát triền khoa học và công nghệ dựa trên những tập đoàn sản xuất sản phẩm giá trị thặng dư cao (gọi tắt là Chaebol). Bên cạnh đó tác giả cũng nhấn mạnh yếu tố lịch sử của chính sách nhằm tạo ra một hệ

thống hỗ trợđặc biệt cho công nghệ cũng như sự thay đổi căn bản về tư duy của các nhà quản lý để tăng khả năng sáng tạo cho các doanh nghiệp. Mặc dù cũng phải hứng chịu những tác động không nhỏ của các cuộc suy thoái diễn ra trong khu vực cũng như trên thế giới nhưng sự phát triển của Hàn Quốc là không thể phủ nhận, quốc gia này vươn lên đứng thứ 11 với GDP thu được trên thế giới vào năm 2003, thu nhập bình quân theo

đầu người từ 1.000$ năm 1977, rồi 11.432$ năm 1995 và 12.646$ vào năm 2003 trước khủng hoảng kinh tế châu Á năm 2004. Không những Hàn Quốc, các nước khác trong cùng châu lục cũng cho thấy được khả năng thích nghi với điều kiện thế giới của mình,

điển hình là Thái Lan và Indonesia. Trong nghiên cứu của mình, Frankema và Lindblad (2006) đã phân tích mối quan hệ giữa việc đầu tư cho khoa học công nghệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế tại hai quốc gia tại Đông Nam Á này. Kết quả cho thấy lý do vì sao Indonesia tụt lại phía sau Thái Lan khoảng mười năm phát triển kể từ những năm 1960, đó là sựđầu tư cho công nghệ thông qua các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thông qua ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển và chính sách của chính phủ về công nghệ. Cùng chung trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia cũng chứng minh được sự chú trọng đúng mực của mình đến việc đầu tư vào việc phát triển những công nghệ mới nhằm tạo động lực cho nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng từ nền kinh tế thuần nông nghiệp sang một nền kinh tếđa dạng hơn với nhiều nguồn ý tưởng sáng tạo (Akoum, 2016).

Nói đến khu vực châu Á thì không thể không nhắc đến Trung Quốc, với sự tăng trưởng vượt bậc của mình trở thành một trong những cường quốc trên thế giới thời gian gần đây. Lei (2014) đã đánh giá mối quan hệ giữ việc đầu tư vào nghiên cứu và công nghệ với tăng trưởng kinh tế tại quốc gia rộng lớn nhất châu Á từ năm 1995 đến 2010 và đưa ra nhận định rằng chỉ số phát triển kinh tế chịu sự tác động tích cực của nguồn

vốn đầu tư vào khoa học công nghệ mặc dù tốc độ tăng trưởng là điều khó có thể duy trì trong dài hạn. Cùng chùng sự quan tâm đến sự phát triển của khu vực này tại châu Á, nghiên cứu một mặt để đánh giá và sau đó là so sánh sự hiệu quả trong đầu tư của hai

đất nước có nhiều nhân tài về khoa học nhất tại châu lục đã chỉ ra rằng Trung Quốc và

Ấn Độ là hai quốc gia dành nhiều nguồn lực của mình cho quá trình phát triển cũng như

nâng cấp các công nghệ thông qua cả vốn đầu tư trong nước cũng như vốn đầu tư nước ngoài, ví dụ nhưđiện tử, công nghệ thông tin, công nghệ xanh, hay việc tạo ra những trung tâm chuyên nghiên cứu để phát triển công nghệ mới. Tại hai quốc gia này, họđã biết cách để biến những thành tựu công nghệ hiện đại trên thế giới thành những sản phẩm do chính họ sản xuất và áp dụng, từ đó tiết kiệm được chi phí và tăng tính chủ động cho các ngành sản xuất.

Nhìn lại Việt Nam, hoạt động nghiên cứu và phát triển được đánh giá còn rất hạn chế bên cạnh hoạt động chuyển giao công nghệ được xem là kém hiệu lực. Trình độ

công nghệ của nền kinh tế nói chung bịđánh giá là lạc hậu, ví dụ như thiết bị của ngành cơ khí được xem là đi sau so với thành tựu của thế giới đến bốn thập kỷ. Tỷ trọng những doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao của Việt Nam mới chỉđạt khoảng 10,1%, bị bỏ xa bởi đơn thuần chỉ các nước trong khu vực như Malaixia (34,3%), Thái Lan (22,7) hay Xingapo (44,8%) (Nguyễn Kế Tuấn, 2011). Với các nghiên cứu đi trước, trình độ khoa học công nghệđi kèm với tạo ra các ngành có giá trị sản xuất cao hơn, cụ thể như các ngành công nghiệp nặng và nhẹ hay phụ trợ liên quan sẽđược thúc đẩy phát triển từđó tạo ra cơ cấu lớn trong nền kinh tế, nhưng chủ quan thì nhân tố này chưa phát huy được hiệu quả trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của quốc gia, nhưng cụ thể

từng địa phương vẫn sẽ thấy những điểm sáng nhất định nhờ sự quyết liệt của doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý trong việc thúc đẩy ngành kinh tế trọng tâm này.

2.2.2.3. Năng suất lao động

Năng suất lao động hay chất lượng lao động là nền tảng cho phát triển kinh tế, hơn nữa trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, việc di chuyển lao động giữa các ngành cũng làm gia tăng năng suất lao động và ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu GDP ngành kinh tế bên cạnh chuyển dịch lao động giữa các ngành. Các nghiên cứu thường đề

cập đến tốc độ tăng của lao động và sư thay đổi trong năng suất của họ nhằm đánh giá tác

động đến quá trình chuyển dịch. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tốc độ tăng lao động chỉ là ngắn hạn và ít tác động trong cả quá trình chuyển dịch cơ cấu. Do vậy, các nghiên cứu chủ yếu tập trung phát triển và áp dụng các mô hình thay đổi cơ cấu trong dài hạn đểđánh giá sự tác động của năng suất đến tăng trưởng. Bên cạnh đó, sự so sánh giữa các quốc gia

các vùng lãnh thổ và các khu vực kinh tế nhỏ hơn cũng được đưa ra dựa trên kết quảđịnh lượng của các hiệu ứng khác nhau thông qua dữ liệu thứ cấp thu được.

Nghiên cứu của Schumpeter (1939) cho rằng tăng trưởng NSLĐ có thể được kích thích bởi việc di chuyển nguồn lực lao động từ ngành này sang ngành khác nếu như sản phẩm được tạo ra bởi chính nguồn lao động đó được coi là mang về giá trị cao hơn. Trước đó, Kuznets (1930) cũng đã chỉ ra sự tác động của năng suất lao động tới quy mô phát triển của ngành. Một số ngành sẽ chịu tác động tiêu cực nếu các ngành còn lại được mở rộng, phát triển nó dẫn đến quá trình chuyển dịch trong nội bộ ngành và sau đó là cả nền kinh tế. Tác giả cho rằng nếu lao động được tái phân bổ hợp lý đến các ngành thì sẽ tạo ra một động lực cho năng suất lao động tăng lên đáng kể. Và cũng chính nghiên cứu tiếp theo của Kuznets (1976) khẳng định rằng tăng trưởng của năng suất lao động có tác động đến chuyển dịch cơ cấu và ngược lại. Bên cạnh đó, đổi mới công nghệ cũng là một thành tố tác động đến việc tạo động lực cho năng suất lao động tăng trưởng. Sự chuyển dịch của lao động giữa các ngành kinh tế cũng được Fabricant (1942) quan tâm phân tích. Tác giả cũng đưa ra một quan điểm giống với Schumpeter hay Kuznets về việc hiện hữu sự tác động hai chiều của năng suất lao động và quá trình chuyển dịch cơ cấu. Ông ta cho rằng, công nghệ thay đổi sẽ tạo ra những việc làm mới, sự phát triển mới giữa các ngành. Từ đó tạo ra sự thay đổi về cầu lao động giữa các ngành đối lập.

Mô hình phổ biến được áp dụng đểđo lường sựảnh hưởng đó là mô hình SSA (Shift Share Analysis). Mô hình được sử dụng rộng rãi ở các nước bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển (Timmer và de Vries, 2009). Trong mô hình này, các hiệu ứng kinh tếđược đưa ra đểđánh giá tăng trưởng về kinh tế. Hiệu ứng thứ nhất là hiệu ứng chuyển dịch cơ cấu tĩnh - phần đóng góp cho tăng trưởng do thay đổi cơ cấu lao động. Hiệu ứng thứ hai là hiệu ứng chuyển dịch cơ cấu động hay còn hiểu là tác

động của cả thay đổi cơ cấu lao động và cơ cấu sản lượng của các ngành trong nền kinh tế. Hiệu ứng chuyển dịch nội bộ ngành nhằm đo lường tăng trưởng với giả định rằng chẳng có chuyển dịch lao động giữa các ngành trong năm nghiên cứu giữa năm nghiên cứu và năm gốc là hiệu ứng cuối cùng trong mô hình. Hiệu ứng chuyển dịch cơ cấu tĩnh dương nếu các ngành (ban đầu đã có sản lượng cao) thu hút nhiều lao động hơn tương

đối so với ngành khác và hiện hữu sự di chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp tới ngành có năng suất cao hơn. Hiệu ứng chuyển dịch cơ cấu động sẽ là dương nếu các ngành tăng trưởng lớn hơn và thu hút thêm lao động (tăng tỷ trọng trong nền kinh tế) thì tác động tổng hợp của hai sự thay đổi này là tích cực với tăng trưởng. Điều ngược lại sẽ

xuất hiện và mang tới hiệu ứng âm (ngành tăng trưởng cao sử dụng công nghệ ít lao

động hoặc thay thế lao động). Thực tế cho thấy ở những nước đã phát triển, với tiến bộ

của khoa học công nghệ thì những ngành có tỷ lệ tăng trưởng cao thì lại sử dụng công nghệ càng tiên tiến, và từ đó dẫn tới việc người lao động có ít cơ hội có việc làm hơn trong những ngành này.

Van Ark (1995) phân tích sự thay đổi trong cơ cấu lao động tại châu Âu trong giai đoạn sau chiến tranh từ năm 1950 đến 1990 hay sau đó là nghiên cứu đến tăng trưởng NSLĐ tại châu Á trong thời gian từ 1963 đến 2001 (van Ark và Timmer, 2003). Cùng chung sự quan tâm đến các nước đang phát triển, Kiliçaslan (2005) tiến hanh nghiên cứu của mình ở 46 quốc gia trong thời kỳ từ 1965 dến 1999. Kết quả cho thấy rằng ảnh hưởng tích cực của việc thay đổi cơ cấu lao động đến năng suất lao động được thấy ở một số ít quốc gia trong mẫu, ví dụ như Jordan, Indonesia, Malta, Iran và Singapore. Ở một thái cực khác, kết quả có phần không tương ứng đối với những nước có nền công nghiệp phát triển, như Hàn Quốc cho thấy sự tác động hỗn hợp của cả hai yếu tố, tăng trưởng năng suất trong nội bộ ngành tác động dương đến năng suất lao động

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)