Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 43 - 51)

Lý thuyết thay đổi cơ cấu (Structural-change theory) dựa trên giả thuyết tình trạng kém phát triển là do việc không sử dụng hết các nguồn lực do yếu tố về cấu trúc, thể chế ở cả trong nước và quốc tế gây ra. Vì vậy, phát triển đòi hỏi thoả mãn nhiều

điều kiện hơn chỉ là tích luỹ tư bản. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp thể hiện dựa trên tỷ trọng được hiểu là Chuyển đổi/chuyển dịch cơ

cấu (Structural transformation). Tuy nhiên đây là nội dung khi nghiên cứu lý thuyết thay đổi cơ cấu, thực tế hiện nay khái niệm nay không chỉ bao hàm trong nông nghiệp và công nghiệp. Trong quá trình phát triển, các quốc gia thường lựa chọn con đường công nghiệp hoá, tức là ưu tiên cho công nghiệp. Để công nghiệp hoá thành công, ngành nay phải sử dụng các nguồn lực đang sử dụng trong ngành nông nghiệp và dịch vụ nhằm đổi mới, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng.

2.2.1.1. Lý thuyết “cất cánh” của Arthus Lewis

Trong những năm 1950 và 1960, các nhà lý thuyết cho rằng, quá trình phát triển của một quốc gia chính là một chuỗi các giai đoạn tăng trưởng mà quốc gia này phải

đi qua. Lý thuyết các giai đoạn phát triển của Rostow (1960) cho rẳng quá trình phát triển của mỗi quốc gia đều trải qua năm giai đoạn: Xã hội truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, chín muồi kinh tế và tiêu dùng hàng loạt. Lý thuyết này cho rằng các nước đang phát triển đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện nay nằm trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh và cất cánh. Khoảng thời gian này chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu và nền kinh tế thay đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp trong đó nền kinh tế có thểđã hình thành những ngành chủ lực thúc đẩy công

nghiệp hoá. Tuy nhiên, lý thuyết các giai đoạn phát triển của Rostow không phải đúng cho tất cả các quốc gia đang phát triển. Không có nhiều bằng chứng thực nghiệm ủng hộ phỏng đoán này.

Fisher (1939), Fourastié (1949), Kuznets và Murphy (1966), Kuznets (1976) và Krüger (2008) đưa ra các bằng chứng về sự thay đổi cơ cấu kinh tếở các nước đang phát triển và đã phát triển. Nhận định của họđưa ra rằng có bốn yếu tố chính thức thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành: (i) Sự thay đổi về cầu hàng hoá dịch vụ giữa các ngành do thị hiếu thay đổi; (ii) Sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của tổng năng suất yếu tố

giữa các ngành; (iii) Sự khác biệt về hệ số co giãn của sản lượng và đầu vào của các ngành. Và cuối cùng Wagner, Endres và Eichner (2010) chỉ ra rằng sự thay đổi trong sản xuất hàng hoá trung gian giữa các ngành cũng là một yếu tố tác động đến sự thay

đổi cơ cấu kinh tế. Có nhiều quan điểm khác nhau về chuyển đổi cơ cấu được các nhà khoa học đưa ra. Tuy nhiên, ba quan điểm được chấp nhận phổ biến trong nghiên cứu và giảng dạy bao gồm: Thay đổi cơ cấu của Kuznets, thay đổi cơ cấu Furastie và thay

đổi cơ cấu Syrquin. Dạng thay đổi Kuznets được áp dụng với các nước phát triển trong giai đoạn đầu trong khoảng thời gian đầu của thế kỷ XX. Với dạng thay đổi này, tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm theo quá trình phát triển. Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động công nghiệp sẽ không thay đổi trong quá trình phát triển và cuối cùng tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ tăng lên trong quá trình phát triển.

Dạng thay đổi Fourastie lại quan tâm tới sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành trong một thời gian dài suốt thế kỷ XIX và XX. Điểm khác biệt của dạng thay đổi này với quan điểm của Kuznets đó là: tỷ trọng lao động công nghiệp sẽ tăng lên trong giai đoạn đầu của sự phát triển - giai đoạn công nghiệp hoá và sẽ giảm đi ở giai đoạn sau của quá trình phát triển. Dạng thay đổi cơ cấu Syrquin lại cho rằng nền kinh tế

chuyển dịch cơ cấu theo ba giai đoạn: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá và nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, dạng thay đổi Baumol (1967) lại đánh giá dựa trên sự

khác biệt công nghệ giữa các ngành.

2.2.1.2. Các lý thuyết về mô hình hai khu vực

Mô hình hai khu vực là một lý thuyết phát triển nổi tiếng. Mô hình này được phát triển bởi Arthur Lewis trong những năm 1950. Giai đoạn sau đó mô hình này

được áp dụng tại những quốc gia có nguồn lao động dồi dào như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và một số quốc gia đang phát triển. Các nền tảng của mô hình hai khu vực của Lewis có thểđược mô tả như sau: (i) Trong một nền kinh tế kém phát triển có hai khu vực: Khu vực nông nghiệp truyển thống và khu vực công nghiệp/hiện đại. Khu

vực nông nghiệp tập trung ở nông thôn nơi có sự dư thừa lao động. Lao động dôi dư

này có năng suất lao động cận biên bằng không và có thể được rút ra khỏi khu vực nông nghiệp mà không làm giảm sản lượng ở khu vực nông nghiệp. Khu vực công nghiệp tập trung ởđô thị nơi có năng suất lao động cao và liên tục thu hút được lao

động chuyển đến từ khu vực nông nghiệp mà không làm tăng thêm tiền công lao động

ở khu vực này. (ii) Lao động chuyển từ khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại cộng với lao động đang làm trong khu vực hiện đại sẽ làm tăng thêm sản lượng ở khu vực này. Tốc độ tăng sản lượng của khu vực công nghiệp sẽ phụ thuộc vào tích luỹ tư

bản và đầu tư vào phát triển công nghiệp. Đầu tư làm sản lượng khu vực công nghiệp tăng và lợi nhuận ở khu vực hiện đại tăng lên. Khu vực công nghiệp tiếp tục sử dụng lợi nhuận này để tái đầu tư mở rộng sản xuất của khu vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, mô hình hai khu vực là mô hình đơn giản và miêu tả chủ yếu của các nền kinh tế phương Tây. Với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, việc áp dụng mô hình Lewís cần chú ý những điểm sau. Thứ nhất, tốc độ di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp khác biệt với tốc độ tích luỹ vốn ở khu vực công nghiệp. Thứ hai, khu vực nông thôn có lao động dư thừa là giảđịnh cần xem xét trong thực tế bối cảnh Việt Nam. Thứ ba, việc giữ cho tiền công thực tếở khu vực thành thị không thay đổi cho tới khi lao động dư thừa ở nông nghiệp di chuyển hết sang khu vực công nghiệp là không thể. Cuối cùng, Todaro và Smith (2012) đề cập trong mô hình

đa cân bằng và lý thuyết Big-push của mình rằng khu vực công nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam có thể không tuân theo quy luật lợi tức giảm dần. Khi chính sách phù hợp được triển khai, lợi tức có thể tăng dần tại khu vực này.

Những hạn chế của mô hình hai khu vực của Lewis đã đưa đến những hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học. Mô hình của Oshima (1987) đưa ra quan điểm rằng lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp là không đúng trong bối cảnh các nước châu Á mà chỉ thiếu việc làm trong giai đoạn nông nhàn. Giai đoạn đầu của phát triển, lao động nông nhàn cần được tạo việc làm ở khu vực công nghiệp. Thu nhập và cầu sản phẩm công nghiệp sẽ được tăng lên trong thời gian này. Khi cầu sản lượng tăng, khu vực này cần được đầu tưđể có thêm lao động từ khu vực nông nghiệp sang đểđáp ứng việc tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm công nghiệp. Sức ép tăng tiền công ở

cả hai khu vực đẩy cả hai vào việc phải áp dụng tiến bộ công nghệđể tăng năng suất và thu nhập. Kết luận của Oshiwa rằng cần tập trung cho nông nghiệp, sau đó đầu tư cho cả hai khu vực một cách tương ứng thì tăng trưởng kinh tế mới được thúc đẩy và quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế mới được kích thích. Mục tiêu nữa cũng được thoả mãn trong lý thuyết của Oshiwa là hạn chế sự phân hoá sự giàu nghèo giữa cả hai khu vực.

Các nghiên cứu tiên phong về cách thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

ở các nước đang phát triển có thể chú ý đến các nghiên cứu của Fourastié (1949), Kuznets (1976), Syrquin (1988), Krüger (2008) và Todaro và Smith (2012).

2.2.1.3. Lý thuyết về mô hình “đàn ngỗng bay” của Kaname Akamatsu

Akamatsu (1962) phát triển mô hình “đàn ngỗng bay” thành ba phiên bản: phiên bản một quốc gia - một sản phẩm, phiên bản một quốc gia - nhiều sản phẩm, và phiên bản đa quốc gia. Phiên bản thứ nhất mô tả sự phát triển của một ngành công nghiệp tại một quốc gia nhất định, nhà nghiên cứu đưa ra mô hình đối với một nhóm sản phẩm (với kết quả thực nghiệm cho một số ngành công nghiệp tại Nhật Bản) gồm các giai

đoạn tuần tự (i) Giai đoạn một: các nước kém phát triển nhập khẩu hàng chế biến hoàn thiện từ nước ngoài, như hàng tiêu dùng rồi sau đó xuất khẩu trở lại một số sản phẩm thủ công nghiệp và nông nghiệp. Trong giai đoạn này, sự xuất hiện của các sản phẩm nhập khẩu sẽ thúc đẩy nhu cầu nội tại đất nước, từđó khuyến khích sản xuất các mặt hàng này ngay tại nước bản địa (ii) Giai đoạn hai: hình thái sản xuất mới đòi hỏi việc nhập khẩu máy móc, các công cụđể phục vụ sản xuất. Khi một ngành công nghiệp non trẻđược phát triển từ có thể sản xuất được các sản phẩm nửa chế tạo thành các loại hàng hóa chế tạo đầy đủ thì sự chuyển dịch ngược lại của hàng hóa nhập khẩu từ chế tạo đầy

đủđến sản phẩm nửa chế tạo cũng diễn ra. Điều này chứng tỏ cho quốc gia đạt đến giai

đoạn tích lũy tư bản và phỏng theo công nghệ chế tạo của các nước phát triển (iii) Giai

đoạn thứ ba là giai đoạn CNH xuất khẩu khi ngành công nghiệp sản xuất bản địa đã thiết lập. Số lượng sản phẩm trong nước vượt quá nhu cầu của người tiêu dùng dẫn đến đủ

nguồn lực để sản xuất, bên cạnh đó quốc gia ngoài việc xuất khẩu, bắt đầu chuyển giao một số sản phẩm công nghiệp tiêu dùng cho các nước kém phát triển hơn. Mô hình một quốc gia - một sản phẩm được xem là mô hình dạng ngỗng bay cơ bản. Thuật ngữ này

được mô tả theo hình dạng của đồ thị ba đường cong theo thời gian của một sản phẩm cụ thể, đường cong đầu tiên biểu diễn nhập khẩu; đường cong thứ hai biểu diễn sản xuất trong nước và đường cong thứ ba biểu diễn xuất khẩu.

Hình 2.1. Mô hình đàn ngỗng bay

Mô hình một quốc gia - một sản phẩm được Akamatsu mở rộng thành mô hình một quốc gia - nhiều sản phẩm. Tác giả chỉ ra rằng “thời điểm mà các đường cong sản xuất trong nước và xuất khẩu vượt qua nhập khẩu sẽđến sớm hơn với hàng hóa thô và muộn hơn đối với hàng hóa tinh, tương tự sẽđến sớm hơn đối với hàng tiêu dùng và muộn hơn đối với hàng hóa vốn”. Từ đó, những dựđoán về thứ tự phát triển của các ngành công nghiệp được đề xuất, đầu tiên là các ngành công nghiệp nhẹ, sau đó là các ngành công nghiệp nặng bên cạnh việc xuất hiện trước của công nghiệp hạ nguồn, tiếp

đến là các ngành công nghiệp thượng nguồn. Trình tự này diễn ra phổ biến ở các nước châu Á, như sự chuyển dịch từ các ngành công nghiệp dệt may đến công nghiệp hóa chất, rồi đến ngành thép, ngành công nghiệp ô tô và các ngành sản xuất các thiết bị điện - điện tử.

Kết hợp với mô hình cùng dạng trên phương diện liên ngành bởi sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình CNH, phiên bản thứ ba của mô hình về sự liên kết của các quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau xuất hiện. Không phải tất cả quốc gia di chuyển về phía trước với tốc độ như nhau, tồn tại xu hướng về sựảnh hưởng của các nước tiên tiến đến các quốc gia kém phát triển. Vấn đề cơ cấu ngành có ý nghĩa rất quan trọng trong sựđuổi kịp của các nước đang phát triển với các nước có nền kinh tế phát triển, ba hình thức được nêu ra, đó là sản xuất hàng hóa thâm dụng vốn hơn - tương ứng với

nâng cấp cường độ vốn, thứ hai là sản xuất hàng hóa chất lượng hơn và phức tạp hơn - nâng cao chất lượng, cuối cùng chuyển dịch toàn nền kinh tế lên các bậc thang công nghiệp - nâng cấp toàn bộ nền kinh tế. Nhà nghiên cứu nhấn mạnh việc để có thể bắt kịp, nền kinh tế phải liên tục điều chỉnh cơ cấu, ví dụ như loại bỏ các ngành công nghiệp không có lợi thế so sánh và nuôi dưỡng các ngành có lợi thế so sánh trong nền kinh tế. Việc điều chỉnh này có thể gây ra xung đột và bất ổn bên trong các nền kinh tế, do vậy chính sách điều chỉnh cơ cấu phải bám sát các thay đổi cơ cấu và duy trì sự hợp lý.

Mô hình này được các nhà nghiên cứu đánh giá là có cơ sở khi đánh giá sự phát triển của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan với sự phát triển chóng mặt trong cơ cấu công nghiệp, cụ thể quá trình cơ cấu công nghiệp đi từ công nghiệp nhẹ đòi hỏi ít vốn sang công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất, tiếp đến công nghiệp điện tử và các ngành công nghệ cao. Mô hình “đàn ngỗng bay” cho Chính phủ biết được những ngành công nghiệp nào cần được thúc đẩy và hỗ trợ trong mỗi giai đoạn CNH.

2.2.1.4. Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Moshe Syrquin

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ hiện đại được Syrquin (1988) đề

xuất cũng có ba giai đoạn: sản xuất sơ cấp, CNH và nền kinh tế phát triển. Giai đoạn

đầu tiên là giai đoạn “sản xuất sơ cấp”, trong giai đoạn này tồn tại sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế sơ cấp do ngành nông nghiệp đóng vai trò là nguồn lực chính trong việc gia tăng sản lượng của các hàng hóa cơ bản. Tỷ trọng của ngành này cũng chiếm tỷ trọng lớn, do vậy tăng trưởng tổng thể chậm hơn trong giai đoạn đầu này, thu nhập bình quân của người dân thấp và tồn tại sự hạn chế của các mặt hàng công nghiệp chế

biến chế tạo.

Giai đoạn hai đánh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp, sự dịch chuyển của nền kinh tế ra khỏi khu vực sản xuất sơ cấp, hướng đến phía khu vực chế biến. Tầm quan trọng của khu vực chế biến được đánh dấu với đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

ngày càng tăng so sánh với khu vực sơ cấp. Yếu tố tài nguyên và chính sách ngoại thương của các quốc gia cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch, từđó dẫn đến thu nhập bình quân đầu người tăng tương ứng. Tỷ lệ tích lũy tư bản ở thời kỳ này duy trì ở

mức cao khi giá trịđầu tư bù đắp sự suy giảm khối lượng vốn trong các hàm sản xuất. Sự gia tăng trong đóng góp của tăng trưởng năng suất cũng với sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp diễn giải cho sự tăng trưởng vượt bậc của giai đoạn này.

Giai đoạn cuối cùng trong mô hình là giai đoạn nền kinh tế phát triển. Thời gian này sẽ chứng kiến ảnh hưởng của khu vực dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu

GDP cũng như cơ cấu lao động. Thực tế này diễn ra ở hầu hết các nước có nền kinh tế

phát triển trong thời gian hơn 20 năm qua. Sự suy giảm trong đóng góp vào tăng trưởng của cả hai nhân tố sản xuất tư bản và lao động là sự khác biệt rõ rệt với hai giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng của nhân tố vốn và sự suy giảm trong tốc độ gia tăng dân số

là nguyên nhân lý giải cho sự suy giảm ở trên. Nhìn chung, nhân tố đóng góp lớn nhất

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)