Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh trong khu vực

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 65 - 66)

Về mặt lịch sử cũng như vị trí tương quan vềđịa lý, khí hậu, thổ nhưỡng hay đặc

điểm cụ thểđể liên kết phát triển kinh tế, Chính phủđã định hướng phân chia khu vực duyên hải Trung Bộ ra làm 3 khu vực nhỏ hơn, bao gồm tiểu vùng Bắc Trung Bộ từ

Thanh Hóa đến Quảng Trị, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung từ Thừa Thiên Huếđến Bình Định và tiểu vùng Nam Trung Bộ từ Phú Yên đến Bình Thuận.

Tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tiểu vùng Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa, cùng với bộ máy công quyền tương đối linh hoạt, địa phương đã xây dựng và tập trung mạnh vào phát triển công nghiệp nặng, tập trung khai thác nguồn lực sẵn có của địa bàn với tốc độ tăng trưởng khá so với bình diện chung của cả nước. Không có được vị trí địa lý thuận lợi như Thanh Hóa nhưng cùng chung nền tảng thu hút đầu tư hiệu quả, Hà Tĩnh cũng có được phương châm, kế hoạch làm việc rõ ràng để phát triển công nghiệp nặng với điển hình khu công nghiệp Vũng Áng để có được bức tranh kinh tế tương đối khởi sắc. Địa phương nằm giữa hai tỉnh thành này thì lại không có

được định hướng cụ thể nên vẫn chưa có những đột phá trong tăng trưởng, đó là Nghệ

An. Trong tiểu vùng cũng tồn tại những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh như Quảng Bình, Quảng Trị và chính các địa phương này có điều kiện và tốc độ

tăng trưởng kinh tế chậm nhất toàn vùng. Không định hướng cụ thể phát triển nhanh về

công nghiệp nặng như Thanh Hóa và Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị tập trung khai thác ngành dịch vụ với việc tạo ra điểm kết nối giữa miền Bắc và khu vực kinh tế trọng

điểm miền Trung bên cạnh khai thác những giá trị về văn hóa và di tích lịch sử vốn có. So sánh hai địa phương với nhau, Quảng Bình có lợi thế hơn vì ít bị tàn phá bởi chiến tranh bằng và có nhiều tài nguyên thiên nhiên hay danh lam thắng cảnh hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của hai địa phương vẫn còn kém.

Khu vực kinh tế trọng điểm Trung Bộ bao gồm những địa phương có bộ máy chính quyền năng động, đưa ra những chính sách thích nghi với điều kiện của quốc gia cũng nhưđịa phương. Do vậy, điều kiện về kinh tế - xã hội hay tốc độ tăng trưởng của các địa phương trong khu vực là động lực cho toàn bộ khu vực duyên hải Trung Bộ. Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam đang liên kết du lịch để tạo cho mình một

điểm đến chung cho du khách trong nước cũng như quốc tế, bên cạnh Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định cũng đang thúc đẩy tạo ra liên kết mạnh về công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo phụ trợ liên quan. Ngoài ra, kinh tế biển cũng là một nội dung mà các tỉnh trong khu vực này có nhiều lợi thế và tiềm năng để khai thác.

Tiểu vùng Nam Trung Bộ có những lợi thế về du lịch biển, điển hình của phát triển kinh tế trong khu vực từ khai thác du lịch và tài nguyên biển lâu đời là tỉnh Khánh Hòa, đây cũng chính là trung tâm và động lực phát triển cho toàn tiểu vùng. Bên cạnh

đó, các lợi thế khác về năng lượng tái tạo cũng đang dần được khai thác, điển hình như

năng lượng về mặt trời tại Bình Thuận và tái tạo năng lượng gió tại Ninh Thuận. Nhìn chung các địa phương trong tiểu vùng cũng đang dần tạo nên cho mình một liên kết tương đối vững chắc về du lịch khi đưa thêm cả Phú Yên vào trong liên kết ba địa phương vốn có từ trước, nhưng các sản phẩm du lịch của các địa phương còn tương đối trùng lặp, cần có những sản phẩm mang đặc tính và được khai thác đúng với giá trị vốn có của nó - ví dụ như hiện tại các sản phẩm du lịch tại Phú Yên được đánh giá hấp dẫn do tính mộc mạc, giản dị của nó, vì vậy không nên đánh đổi giữa doanh thu mà làm mất giá trị bản sắc của các sản phẩm du lịch trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)