Thực trạng việc thực hiện nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 63 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ

Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi người DTTS huyện Đồng Văn

Để phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi người DTTS tại các trường mầm non huyện Đồng Văn cần tiến hành dạy trẻ trên nhiều nội dung không chỉ cho trẻ hiểu về âm, vần còn về hiểu nét cơ bản của chữ viết...Kết quả khảo sát về thực trạng nội dung dạy tiếng Việt cho trẻ em DTTS tại các trường mầm non huyện Đồng Văn được khảo sát qua 85 CBQL, GV tại các trường MN huyện Đồng Văn và thu được kết quả dưới đây:

Bảng 2.4. Thực trạng việc thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu TB Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ 31 36.0 31 37.0 13 15.0 10 12.0 2.03 4 2 Hướng dẫn trẻ biết cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế khi ngồi học…

26 30.0 23 27.0 14 17.0 22 26.0 2.39 2

3

Tập trung vào luyện phát âm chuẩn, phát triển vốn từ và tích cực hóa vốn từ trong các hoạt động nghe, nói

37 44.0 29 34.0 5.1 6.0 14 16.0 1.94 5

4

Giúp trẻ nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt

34 40.0 27 32.0 22 26.0 2 2.0 1.9 6

5 Bước đầu tạo tiền đề cho

trẻ viết chữ cái tiếng Việt 19 22.0 19 22.0 31 36.1 16 19.0 2.33 3 6 Luyện đọc mở rộng các

tiếng chứa vần đang học 47 55.3 18 20.7 20 24.1 0.0 1.69 7 7 Sửa lỗi sai, phát âm sai

cho trẻ 10 12.0 22 26.0 12 13.9 41 48.1 2.56 1 0 10 20 30 40 50 60 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7 Yếu Trung bình Khá Tốt

Kết quả khảo sát được chúng tơi tính tổng điểm mức độ sử dụng và xếp thứ bậc. Kết quả, được đánh cơ bản phù hợp với mức X đạt từ 1.69 đến 2.56 (Min=1,

Max=4), cụ thể từng mức độ được đánh giá như sau:

Nội dung phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi người DTTS được thực hiện khá tốt là: “Sửa lỗi sai, phát âm sai cho trẻ” có X=2.56. Do độ

tuổi và phát triển ngôn ngữ của trẻ, khi dạy các bài học bằng tiếng Việt, trong nhiều trường hợp cần phải dùng những kiến thức - kĩ năng tiếng mẹ đẻ để giúp trẻ hiểu chính xác nội dung bài học. Cụ thể:

Đối chiếu các từ ngữ/ câu tiếng việt trong bài hoặc các từ ngữ chỉ khái niệm, các từ ngữ trừu tượng với các từ ngữ tương đương trong tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Dùng tiếng mẹ đẻ để giải thích các từ ngữ tiếng Việt mà khơng có các từ ngữ tương ứng trong tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Tổ chức hoạt động thực tiễn kèm chỉ dẫn bằng tiếng mẹ đẻ để trẻ hiểu nội dung nhiệm vụ của bài học rồi mới chuyển sang thực hiện những yêu cầu đó bằng tiếng Việt.

Học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ duy nhất để tiếp thu kiến thức và nhận biết thế giới. Các em đến trường với một ngơn ngữ hồn tồn khác ngơn ngữ tiếng mẹ đẻ, nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tiếng Việt.

Qua trao đổi cùng GV một số trường MN trong huyện cho thấy: các cô đã chú ý lắng nghe, quan sát và kịp thời hướng dẫn sửa sai cho trẻ 5 - 6 tuổi. Đối với huyện Đồng Văn là trẻ em của các dân tộc khác nhau Mông, Mường, Mán, Thái... Trẻ em các dân tộc khác nhau thì cách phát âm cũng khác nhau: Ví dụ học sinh dân tộc Thái khi phát âm tiếng Việt phát âm không khác nhiều so với dân tộc kinh; dân tộc Lào khi phát âm các âm lưỡi đều uốn cong và bật mạnh dẫn đến các âm phát ra gần như đều có thêm dấu nặng. Riêng học sinh dân tộc Mơng khi phát âm, âm phát ra rất nhẹ, như khi ta phát âm tiếng Anh. Vì vậy khi giáo viên dạy phát âm cần chú ý làm mẫu để học sinh quan sát được các cơ quan phát âm bên ngồi như mơi, răng, lưỡi...

Đối với các vần trẻ em 5- 6 tuổi phát âm sai như vần: eo/oe, ưu/ươu, eng/anh/em, ua/ươ, êch/êc,… giáo viên cho học sinh phân tích kỹ cấu tạo, đánh vần, đọc trơn thạo từng vần rồi mới so sánh sự giống và khác nhau giữa các vần

đã học, so sánh rồi rút ra cách đọc. Tương tự, các em đọc còn nhầm lẫn chủ yếu giữa thanh ngã và thanh sắc. Ví dụ: suy nghĩ/suy nghí; nghĩ kĩ/ nghí kí...,giáo viên cho học sinh nắm vững cấu tạo, cách phát âm từng dấu, dùng thẻ tạo từ, nắm nghĩa của từ qua đồ dùng trực quan hoặc bằng hành động trực tiếp để từ đó phát âm đúng và tự sửa sai các dấu thanh.

Bên cạnh đó, để sửa lỗi sai cho trẻ giáo viên cần chủ động xác định được mối liên kết giữa việc học tiếng mẹ đẻ và việc học của trẻ bằng tiếng Việt để tìm ra con đường, cách thức tổ chức các hoạt động học tập giúp trẻ học tập tốt hơn. Trong giờ học, giáo viên cần hết sức lưu ý để lựa chọn đúng thời gian, địa điểm và nội dung cần sử dụng tiếng mẹ đẻ ; tránh lạm dụng tiếng mẹ đẻ (vì việc lạm dụng tiếng mẹ đẻ sẽ dẫn đến nguy cơ đi lệch mục tiêu của chương trình).

Nội dung tiếp theo được đánh giá đạt ưu điểm là “Hướng dẫn trẻ biết cầm

bút đúng cách, ngồi đúng tư thế khi ngồi học…” có X=2.39. Đây là hoạt động cơ bản để tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1.

Nội dung tiếp theo là: “Bước đầu tạo tiền đề cho trẻ viết chữ cái tiếng Việt” có X=2.33. Qua quan sát một số trường MN trong thời gian qua, các trường đã tạo môi trường giao tiếp thuần tiếng Việt trong các hoạt động vui chơi, giáo dục ở trường mầm non:

Trường mầm non là nơi lần đầu tiên trẻ em tiếp xúc với mơi trường hoạt động, giao tiếp có định hướng nên việc hình thành các kỹ năng ban đầu trong sử dụng tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị vốn tiếng và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp Một. Khi trẻ đến lớp mầm non, vốn từ tiếng Việt cịn ở dạng ze-ro. Cơ giáo tập cho trẻ sử dụng TV trong nghe, nói ban đầu như đứa trẻ mới tập nói ở độ tuổi 1- 2 tuổi. Trong trường mầm non môi trường giao tiếp thuần tiếng Việt mới giúp trẻ hình thành nhanh kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong nghe, nói. Dưới các hoạt động vui chơi theo chủ điểm, chủ đề; trẻ không bị áp lực lớn về bài học như ở trường phổ thông. Tuy nhiên, hiện nay khó khăn của trường MN Đồng Văn là làm thế nào để xây dựng được môi trường giao tiếp tiếng việt trong khi trẻ chưa hề có vốn tiếng Việt trước khi ra lớp. Để giúp GV mầm non khắc phục khó khăn này, lãnh đạo các trường đã tiến hành biên soạn tài liệu hướng dẫn GV tổ chức các hoạt động làm quen với tiếng Việt, kết hợp sử dụng bộ tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về 60 bài làm quen tiếng

Việt. Bên cạnh đó, một số trường đã xây dựng giáo án để tạo điều kiện cho trẻ được nghe - hiểu được điều người khác nói về những vấn đề đơn giản, cần thiết; nói đúng ý nghĩ cần diễn đạt về những nội dung đơn giản, gần gũi với trẻ.

Bên cạnh đó, một số kỹ năng chưa được chú trọng như: Tập trung vào luyện phát âm chuẩn, phát triển vốn từ và tích cực hóa vốn từ trong các hoạt động nghe, nói; Giúp trẻ nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; Luyện đọc mở rộng các tiếng chứa vần đang học,...

Như vậy, các trường MN Đồng Văn đã thực hiện có hiệu quả một số nội dung để phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ. Tuy nhiên để trẻ có thể hiểu về từ, nói được tiếng Việt, cần đa dạng các nội dung dạy trẻ tiếng Việt cho trẻ nhằm hình thành các kỹ năng tiếng Việt trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 63 - 67)