Thực trạng phương pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng phương pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi

Hiệu quả dạy học tiếng Việt cho trẻ em DTTS tại các trường MN huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có hiệu quả hay khơng, một phần phụ thuộc thực hiện phương pháp tổ chức có phù hợp hay khơng. Để tìm hiểu thực tế, đề tài tiến hành nghiên cứu trên 8 trường MN huyện Đồng Văn về phương pháp dạy tiếng Việt. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng phương pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt

cho trẻ em 5 - 6 tuổi người DTTS tại các trường MN huyện Đồng Văn

TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp trực quan 24 28.0 3 4 19 22 39 46 2.86 1 2 Phương pháp làm mẫu 26 30.0 10 12 32 38 17 20 2.48 3 3 Phương pháp dùng lời 20 24.0 22 26 15 18 27 32 2.58 2 4 Phương pháp phân tích tình huống 38 45.0 9 10 30 35 9 10 2.1 5 5 Phương pháp thực hành 23 27.0 22 26 23 27 17 20 2.4 4 6 Phương pháp luyện tập 34 40.0 27 32 10 12 14 16 2.04 6 7 Động viên, khuyến khích 47 44.0 29 34 5 6 14 16 1.94 7

0 10 20 30 40 50 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7 Yếu Trung bình Khá Tốt

Biểu đồ 2.6. Thực trạng phương pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt

cho trẻ em 5 - 6 tuổi người DTTS tại các trường MN huyện Đồng Văn

Bảng số liệu 2.5 cho thấy các phương pháp cơ bản khi phát triển tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi được GV, GV đánh giá có nội dung được thực hiện thường xuyên, có nội dung được thực hiện ít thường. Mức độ thực hiện của các nội dung đạt với điểm trung bình từ 1.94 đến 2.86 (Max=4, Min=1).

Phương pháp được nhà trường thực hiện có hiệu quả là“Phương pháp trực

quan” có X= 2.86. Một trong những phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao đối với trẻ dân tộc không được hỗ trợ bằng cầu nối với tiếng mẹ đẻ (do giáo viên không nắm được tiếng mẹ đẻ của trẻ hoặc giáo viên biết tiếng mẹ đẻ của các em nhưng không nắm được phương pháp truyền đạt hiệu quả.) chính là phương pháp trực quan hành động. Đây là phương pháp dựa trên qui trình nắm bắt ngơn ngữ tự nhiên khi trẻ học ngôn ngữ mới. Thông qua nghe, quan sát và thực hiện bằng phản ứng của cơ thể. Trực quan hành động rất hữu hiệu đối với giai đoạn đầu của việc học tiếng Việt - ngôn ngữ thứ hai của trẻ dân tộc thiểu số- từ chuẩn bị tiếng việt đến các môn học trong những năm đầu tiểu học. Đối với các trường MN huyện Đồng Văn, để thực hiện dạy trẻ tiếng Việt, GV đã tiến hành:

Trực quan hành động gồm 3 bước là:

Hướng dẫn: Giáo viên phát âm một số từ ngữ mới và thực hiện hành động thể hiện nghĩa của từ mới.

Làm mẫu: Giáo viên nói từ mới rồi cùng với một số trẻ thể hiện nghĩa của từ mới.

Thực hành: Trẻ nghe giáo viên nói và làm lại một lần nữa, rồi từng trẻ, từng nhóm thực hiện hành động thể hiện nghĩa của từng từ ngữ mới do giáo viên đưa ra. Bước đầu, giáo viên chỉ nói và trẻ hành động, sau đó giáo viên vừa nói, trẻ vừa thực hiện hành động thể hiện nghĩa vừa phát âm nhắc lại từ.

Thông qua các hành động sử dụng cơ thể và trực quan hành động sử dụng đồ vật. Các trực quan hành động có liên quan đến sử dụng đồ vật (ví dụ: Nhặt quả xồi lên, đặt quả xoài xuống, dở sách ra,…) và sử dụng các tranh ảnh:

Giáo viên đã chỉ ra cho trẻ bức tranh và cách đọc tên các bức tranh. Giáo viên mô tả vài hoạt động được miêu tả trong bức tranh, sử dụng một từ ngữ mới, sau đó yêu cầu trẻ làm mẫu như chỉ dẫn của giáo viên. Ví dụ: “ GV chỉ vào quả chuối và yêu cầu trẻ đọc tên; GV chỉ vào quả na, yêu cầu trẻ đọc tên?”. Ngoài ra, đối với trẻ lớn như trẻ 5 - tuổi, một số GV đã sử dụng câu chuyện. Giáo viên giới thiệu những từ ngữ mới sẽ được sử dụng trong câu chuyện (chỉ ra những đồ vật và tên của chúng, chỉ ra các hoạt động được mô tả trong tranh và nêu tên hoạt động).

Giáo viên kể lại một câu chuyện ngắn khoảng 4 -5 câu một cách diễn cảm, kết hợp các động tác mô tả. Giáo viên kể lần thứ hai và trẻ xung phong lên diễn lại câu chuyện (theo kiểu kịch câm) như giáo viên đã kể.

Sau đó, khi đã sẵn sàng, trẻ kể lại câu chuyện bằng lời trong khi các trẻ khác kể lại câu chuyện bằng các động tác minh họa

Phương pháp “Phương pháp dùng lời” cũng được đánh giá khá tốt với ĐTB=2.58. Ở mẫu giáo thì phương pháp giáo dục trẻ được nhà trường chú trọng vào việc phát triển thế giới tình cảm và khả năng ngơn ngữ của trẻ cùng kỹ năng cơ bản nhất như kỹ năng giao tiếp đối với trẻ DTTS thì giao tiếp bằng tiếng Việt là yêu cầu quan trọng. Theo đó, các giáo viên nhà trường đã có những lời nói, hành động thân thiện và gần gũi để xây dựng lòng tin của trẻ đối với mọi người xung quanh. Khi các em mắc sai lầm thì các thầy cơ cũng nhẹ nhàng giải thích và động viên trẻ, giúp trẻ ý thức được về những việc làm chưa tốt của mình, thay vì sử dụng những hình phạt nặng nề khơng cần thiết. Giai đoạn này trẻ học theo rất nhanh giáo viên đã sử dụng những từ ngữ chuẩn mực và phù hợp đối với từng hồn cảnh và tình huống nhất định. Phương pháp giáo dục trẻ mầm non còn chú trọng vào việc phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Tuy nhiên, phương pháp như “Phương pháp luyện tập; Động viên, khuyến

trường để phát triển ngôn ngữ tiếng Việt chưa được phong phú và đa dạng, chưa có sự kết hợp và tích hợp các phương pháp với nhau để dạy trẻ tiếng Việt.

Qua quan sát thực tế cho thấy, để tổ chức đa dạng các phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ DTTS địi về chun mơn, kỹ năng cũng sự tâm huyết của GV về tiếng Việt cho trẻ rất nhiều. GV phải nói và hiểu được tiếng dân tộc, biết phát triển tiếng Việt khi thấy được liên hệ giữa âm tiết giữa tiếng Việt và tiếng dân tộc, có chun mơn tổ chức, sử dụng các phương pháp phù hợp độ tuổi, hạn chế của từng trẻ về tiếng Việt, GV phải yêu nghề có động cơ, động lực để soạn bài, sưu tầm tư liệu, có thể hướng dẫn trẻ, kiên nhẫn với trẻ. Do vậy, GV phải có yếu tố trên mới tổ chức đa dạng, phong phú các phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ từ đó cuốn hút, phát huy tính tích cực của mỗi trẻ.

2.4.5. Thực trạng hình thức phát triển ngơn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi

Bảng 2.6. Thực trạng các hình thức phát triển ngơn ngữ tiếng Việt cho trẻ

TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1 Dạy tiếng Việt thông qua giờ

đón - trả trẻ 29 34.3 22 25.9 15 17.6 19 22.2 2.05 5 2 Dạy tiếng Việt thông qua hoạt

động góc 20 24.1 31 37.0 13 14.8 20 24.1 2.28 3 3 Dạy tiếng Việt thông qua sinh

hoạt hàng ngày trẻ 13 15.7 23 26.9 12 13.9 37 43.5 2.56 1

4

Dạy tiếng Việt cho trẻ DTTS thông qua mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường và cộng đồng

22 25.9 22 25.9 15 17.6 26 30.6 2.35 2

5

Dạy tiếng Việt thông qua các hoạt động tập thể ngoài các giờ học trên lớp nhằm tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho trẻ

25 29.6 44 51.9 10 12.0 6 6.5 1.90 7

6 Mở rộng môi trường giao tiếp ở

gia đình và cộng đồng 29 34.3 27 31.5 16 18.5 13 15.7 2.04 4 7 Dạy tiếng Việt tích hợp giờ

0 10 20 30 40 50 60 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7 Yếu Trung bình Khá Tốt

Biểu đồ 2.7. Thực trạng các hình thức phát triển ngơn ngữ tiếng Việt cho trẻ

Tại bảng 2.6 (Phụ lục 1) được chúng tơi tính tổng điểm mức độ sử dụng và xếp thứ bậc. Kết quả, mức độ thường xuyên của hình thức dạy tiếng Việt cho trẻ em DTTS tại các trường MN huyện Đồng Văn có ĐTB từ 1.90 đến 2.56 (Min=1, Max=4), cụ thể từng mức độ được đánh giá như sau:

Trong trường MN, người giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, đưa ra các tình huống có vấn đề để kích thích khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, không chỉ phát triển thể lực, tâm lý, lứa tuổi đối với trẻ 5 -6 người DTTS thì cần phát triển ngơn ngữ tiếng Việt cho trẻ. Trong thời gian qua, hình thức phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ được thể hiện:

Khái quát qua, hình thức đạt được hiệu quả nhất là “Dạy tiếng Việt thông

qua sinh hoạt hàng ngày trẻ” có X= 2.56. Có thể thấy, hoạt động sinh hoạt hàng

ngày của trẻ là các hoạt động trong trường mầm non. Đối với các trường MN đã tiến hành dạy tiếng Việt cho trẻ đã tiến hành dạy tiếng Việt cho trẻ thông qua vui chơi. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo trong trường mầm non không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh. Vì chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện. Đối với trẻ lứa tuổi này, đồ chơi có thể hồn tồn khái qt và chỉ mang một

số đặc điểm rõ nét xác định ý nghĩa của nó và có thể hành động được. Nhận thức được như vậy, nên Nhà trường đã tổ chức cho trẻ một số trò chơi như trò chơi dân gian, để tham gia trị chơi trẻ phải giao tiếp, nói, hát và đó là con đường cần thiết để trẻ phát triển ngơn ngữ tiếng Việt.

Hình thức thứ hai là: “Dạy tiếng Việt cho trẻ 5 -6 tuổi người DTTS thông

qua mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường và cộng đồng” có ĐTB=2.35. Mặc dù đây là hình thức khó thực hiện bởi mơi trường giao

tiếp của người dân tộc thiểu số thường thể hiện nét đặc trưng riêng với những phong tục tập quán riêng. Trong đó, ngơn ngữ là một u tố bản sắc phi vật thể. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường mầm non đã trao đổi cùng chính quyền, gia đình để hướng tới vì sự tiến bộ của con em mình trong học tập đồng thuận với đề nghị của nhà trường là khi về nhà, nói chuyện với con em mình, nên sử dụng tiếng Việt hoặc một phần tiếng Việt.

Ngoài ra, các hình thức khác như thông qua: Dạy tiếng Việt tích hợp giờ

dạy trên lớp; Dạy tiếng Việt thơng qua các hoạt động tập thể ngồi các giờ học trên lớp nhằm tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho trẻ; Dạy tiếng Việt thông qua giờ đón - trả trẻ ít được nhà trường chú trọng.

Do vậy, trong thời gian tới các trường cần phát triển ngơn ngữ kinh phí

cũng như kết hợp với bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về kỹ năng, tổ chức kết hợp, đa dạng các hình thức để thu hút trẻ tham gia, xây dựng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt để tác động nhận thức, xây dựng thói quen sử dụng tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi người DTTS.

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi trẻ 5 - 6 tuổi

Quá trình lãnh đạo, điều hành của người CBQL cần tập trung thực hiện tốt các chức năng quản lý. Hiệu trưởng càng thực hiện tốt chức năng quản lý thì sẽ mang lại kết quả càng cao và ngược lại. Đề tài khảo sát kiến đánh giá của 85 CBQL, GV về công tác lập kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi. Kết quả khảo sát được thu qua bảng 2.7 dưới đây.

Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi TT Lập kế hoạch Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1

Khảo sát, phân loại giáo viên, đánh giá nhu cầu tăng cường tiếng Việt của trẻ DTTS để lập kế hoạch cho phù hợp

18 21.5 27 31.8 19 22.4 21 24 2.50 1

2

Xác định mục tiêu tăng cường tiếng Việt của trẻ DTTS theo từng giai đoạn căn cứ trên cơ sở pháp lý, điều kiện thực tế của trường, điều kiện (các nguồn lực) thực hiện và nhu cầu của GVMN, của trường MN

33 38.3 21 25.2 21 25.2 10 11 2.09 5

3

Xác định hệ thống công việc với quỹ thời gian cụ thể thực hiện tăng cường tiếng Việt của trẻ DTTS cho giáo viên

31 36.4 32 37.4 18 20.6 5 5.6 1.95 7

4

Lập kế hoạch các nguồn lực cần huy động thực hiện tăng cường tiếng Việt của trẻ DTTS

29 34.6 23 27.1 21 24.3 12 14 2.18 3

5

Xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, các điều kiện (nhân lực, vật lực, tài lực) đảm bảo cho việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ

25 29.0 27 31.8 28 32.7 6 6.5 2.17 4

6

Xác định các chỉ tiêu cần đạt và giải pháp cho từng hoạt động giáo dục, dạy học

26 30.8 20 23.4 18 21.5 21 24 2.39 2

7 Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7 Yếu Trung bình Khá Tốt

Biểu đồ 2.8. Thực trạng lập kế hoạch phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi

Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý mục tiêu lập kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ cho trẻ được đánh giá với trị trung bình từ 1.95 đến 2.50 ở mức độ trung bình, khá (Min=1. Max=4). Cụ thể như sau:

Kết quả khảo sát tác giả thấy nội dung được các trường thực hiện có hiệu quả nhất là “Khảo sát, phân loại giáo viên, đánh giá nhu cầu phát triển ngôn ngữ

tiếng Việt của trẻ DTTS để lập kế hoạch cho phù hợp” có điểm trung bình X = 2.50. Một trong những nội dung của mục tiêu cần đánh giá thực trạng từ đó xây dựng các chỉ tiêu, vạch ra được yêu cầu, mục tiêu, đích cần đạt. Đây là nội dung rất quan trọng trong cơng tác quản lý, trong đó đánh giá thực trạng về trình độ của giáo viên, nhận thức của các lực lượng giáo dục đến số lượng trẻ và thực trạng dạy học Tiếng Việt tại các trường. Khi đã phân tích thực trạng khâu tiếp theo là: “Xác định các chỉ tiêu cần đạt và giải pháp cho từng hoạt động giáo dục, dạy học” với điểm trung bình X = 2.39. Việc phổ biến về mục tiêu, kế hoạch, thời

gian, tiến độ đến tồn bộ CBQL, GV trong nhà trường, từ đó mỗi đối tượng có kế hoạch thực hiện cho mục tiêu của HĐGD cho trẻ mẫu giáo. Bên cạnh đó, một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 67)