Thực trạng chỉ đạo triển khai phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ

2.5.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ

Kế hoạch khả thi, đi vào thực tiễn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện. Kết quả thực trạng chỉ đạo thực hiện phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi được trình bày qua bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo triển khai phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt

cho trẻ 5 - 6 tuổi TT Chỉ đạo phát triển ngôn ngữ Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1

Chỉ đạo GV đưa nội dung phát triển ngôn ngữ tiếng Việt vào các hoạt động dạy học trên lớp hàng ngày qua các dạy học

41 48.6 15 17.8 10 11.2 19 22.4 2.07 6

2

Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng môi trường ngôn ngữ tiếng Việt ở gia đình, thơn, xóm

22 26.2 29 34.6 21 25.2 12 14.0 2.27 5

3

Chỉ đạo GV, thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, tuyên truyền để cha mẹ tăng cường, phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ

22 26.2 29 34.6 4 4.7 29 34.6 2.48 3

4

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 - 6

10 12.1 27 31.8 27 31.8 21 24.3 2.68 1

5

Chỉ đạo các giáo viên xây dựng kế hoạch, thực hiện chun đề ở các nhóm, lớp mình phụ trách.

18 21.5 23 27.1 24 28 20 23.4 2.53 2

6

Khích lệ giáo viên thực hành ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt

21 25.2 25 29.0 20 23.4 19 22.4 2.43 4

7

Chỉ đạo giáo viên phát triển ngôn ngữ tiếng Việt bằng số, chữ để trẻ làm quen với mơi trường tiếng Việt

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7 Yếu Trung bình Khá Tốt

Biểu đồ 2.10. Thực trạng chỉ đạo triển khai phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt

cho trẻ 5 - 6 tuổi

Kết quả khảo sát cho thấy, Thực trạng chỉ đạo triển khai phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường MN huyện Đồng Văn được đánh giá mức độ trung bình khá, tốt với trị TB từ 1.89 đến 2.68 (Min=1, Max=4).

Tiêu chí chỉ đạo thực hiện phát triển ngôn ngữ tiếng Việt là “Tổ chức giao

lưu tiếng Việt cho trẻ em DTTS qua các cụm trường” với trị TB=2.68. Các trường

tiếp tục duy trì triển khai và lồng ghép phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ thông giao lưu giữa các trường trong xã, huyện. Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng đã chỉ đạo các đơn vị trường thực hiện tốt việc chuẩn bị phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ mầm non ở các độ tuổi. Các trường đã triển khai thực hiện tốt chuyên đề về phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ, tổ chức các tiết thao giảng, dự giờ cho giáo viên trong nhà trường tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ. Do vậy, việc chỉ đạo GV thực hiện “Phát triển ngôn ngữ các hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh DTTS” được đánh giá ưu điểm thứ hai trong

quản lý hình thức giáo dục.

Qua thực tế, Hiệu trưởng đã chỉ đạo sát sao GV phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ thông qua xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ như:

Môi trường trong lớp học: Bằng cách các đồ dùng các nhân của trẻ, các thiết bị trong lớp được dán ký hiệu bằng các chữ cái; các mảng tường có sử dụng đa dạng các kiểu chữ cái; các chữ cái và chữ số treo/ dán trong lớp.

Việc sắp xếp các góc hoạt động trong lớp phải hợp lí, thuận tiện và có đủ khơng gian cho trẻ hoạt động, các góc yên tĩnh như góc (học tập, nghệ thuật) phải xa góc động (góc xây dựng, góc phân vai). Sử dụng các giá, bảng để làm hàng rào ngăn cách các góc chơi nhưng phải có độ cao vừa phải để khơng làm che khuất tầm nhìn. Thường xuyên hay đổi nội dung các góc chơi trong từng chủ đề nhằm tạo sự hứng thú, kích thích trẻ tham gia hoạt động.

Các nhóm, lớp tạo ra mơi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực thơng qua nhiều hình thức như: tổ chức các giờ học tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vào các buổi chiều trong tuần, tổ chức các trị chơi ngơn ngữ, các hoạt động giáo dục khác có phát triển ngơn ngữ sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô và những người xung quanh.

Riêng đối với lớp mẫu giáo ghép, môi trường tiếng Việt đã quan tâm đến tính phù hợp với sự khác biệt về nội dung giáo dục của các độ tuổi, về văn hóa của các dân tộc có trong lớp. Đặc biệt là môi trường giao tiếp tiếng Việt phát triển ngôn ngữ sự giao tiếp giữa trẻ các độ tuổi với nhau (cùng độ tuổi, khác độ tuổi) và có sự đan xen về độ tuổi cũng như trình độ tiếng Việt để trẻ có nhiều cơ hội học tập và chia sẻ, không kỳ thị hoặc phân biệt đối xử.

Mơi trường ngồi lớp học: Chỉ đạo GV chú ý thiết kế xây dựng các góc hoạt động cho trẻ ngồi lớp học, (như góc thiên nhiên, góc vận động..) tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của trường, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để giao nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt.

Ví dụ: xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ được chơi với cát, nước, chăm sóc cây… để cho trẻ được chơi theo nhóm và khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt trong quá trình trẻ chơi.

Thứ ba là thơng qua hoạt động góc như Góc phân vai; Góc xây dựng ; Góc thư viện - học tập; Góc nghệ thuật; Góc thiên nhiên. Khác với trẻ em bình thường, trẻ em DTTS thường khơng sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động ngồi giờ lên lớp. Giờ ra chơi, nếu chơi tự do, các em sẽ chơi thành từng nhóm dân tộc và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Do đó, việc tổ chức các giờ hoạt động học trong các hoạt động tập thể, giờ ra chơi, GV tham gia cùng trẻ, tổ chức, hướng dẫn các em chơi

các trò chơi sân trường và yêu cầu các em nói với nhau bằng tiếng Việt. Trong môi trường giao tiếp tự nhiên, không bị cưỡng bức bởi nội dung bài học, các em sử dụng TV sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thay đổi được thói quen hành vi này thường gặp khó khăn ở thời gian đầu. Nêu nhà trường đưa ra được các sinh hoạt văn hóa tích cực ở địa phương vào trong các hoạt động tập thể sẽ lôi cuốn hứng thú tham gia của học sinh, từ đó sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp.

Nội dung tiếp theo là “Chỉ đạo GV, thông qua các cuộc họp phụ huynh học

sinh, tuyên truyền để cha mẹ tăng cường, phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ”

(với trị TB chung =2.48). Qua tìm hiểu cho thấy, Hiệu trưởng đã thực hiện sinh hoạt câu lạc bộ cha mẹ hàng tháng ở các lớp của các trường nhằm hướng dẫn hỗ trợ cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ về kiến thức kỹ năng hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. Chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, cơng tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay và đặc biệt thực hiện đầy đủ các chính sách dành cho trẻ khuyết tật, giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hồn cảnh khó khăn, giúp trẻ có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng.

Bên cạnh những hình thức, phương pháp được sát sao thực hiện thì một số hình thức ít được chú trọng như: Chỉ đạo giáo viên phát triển ngôn ngữ tiếng Việt

bằng số, chữ để trẻ làm quen với môi trường tiếng Việt; Chỉ đạo GV đưa nội dung phát triển ngôn ngữ tiếng Việt vào các hoạt động dạy học trên lớp hàng ngày qua các dạy học; Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng môi trường ngôn ngữ tiếng Việt ở gia đình, thơn, xóm.

Ngồi hạn chế trên, thực tế hiện nay việc đánh trẻ cần thực hiện thường xun, có thể thơng qua hình thức thông qua dạy học trên lớp, thông qua các chủ đề cũng như khích lệ PHHS tham gia phát triển ngôn ngữ tiềng Việt cho trẻ nhằm bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hồn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để

học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các DTTS, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của tỉnh và của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 80 - 84)