Thực trạng hình thức phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 70 - 72)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.5. Thực trạng hình thức phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.6. Thực trạng các hình thức phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ

TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1 Dạy tiếng Việt thông qua giờ

đón - trả trẻ 29 34.3 22 25.9 15 17.6 19 22.2 2.05 5 2 Dạy tiếng Việt thông qua hoạt

động góc 20 24.1 31 37.0 13 14.8 20 24.1 2.28 3 3 Dạy tiếng Việt thông qua sinh

hoạt hàng ngày trẻ 13 15.7 23 26.9 12 13.9 37 43.5 2.56 1

4

Dạy tiếng Việt cho trẻ DTTS thông qua mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường và cộng đồng

22 25.9 22 25.9 15 17.6 26 30.6 2.35 2

5

Dạy tiếng Việt thông qua các hoạt động tập thể ngoài các giờ học trên lớp nhằm tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho trẻ

25 29.6 44 51.9 10 12.0 6 6.5 1.90 7

6 Mở rộng môi trường giao tiếp ở

gia đình và cộng đồng 29 34.3 27 31.5 16 18.5 13 15.7 2.04 4 7 Dạy tiếng Việt tích hợp giờ

0 10 20 30 40 50 60 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7 Yếu Trung bình Khá Tốt

Biểu đồ 2.7. Thực trạng các hình thức phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ Tại bảng 2.6 (Phụ lục 1) được chúng tôi tính tổng điểm mức độ sử dụng và xếp thứ bậc. Kết quả, mức độ thường xuyên của hình thức dạy tiếng Việt cho trẻ em DTTS tại các trường MN huyện Đồng Văn có ĐTB từ 1.90 đến 2.56 (Min=1, Max=4), cụ thể từng mức độ được đánh giá như sau:

Trong trường MN, người giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, đưa ra các tình huống có vấn đề để kích thích khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, không chỉ phát triển thể lực, tâm lý, lứa tuổi đối với trẻ 5 -6 người DTTS thì cần phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ. Trong thời gian qua, hình thức phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ được thể hiện:

Khái quát qua, hình thức đạt được hiệu quả nhất là “Dạy tiếng Việt thông qua sinh hoạt hàng ngày trẻ” X= 2.56.Có thể thấy, hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ là các hoạt động trong trường mầm non. Đối với các trường MN đã tiến hành dạy tiếng Việt cho trẻ đã tiến hành dạy tiếng Việt cho trẻ thông qua vui chơi. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo trong trường mầm non không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh. Vì chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện. Đối với trẻ lứa tuổi này, đồ chơi có thể hoàn toàn khái quát và chỉ mang một

số đặc điểm rõ nét xác định ý nghĩa của nó và có thể hành động được. Nhận thức được như vậy, nên Nhà trường đã tổ chức cho trẻ một số trò chơi như trò chơi dân gian, để tham gia trò chơi trẻ phải giao tiếp, nói, hát và đó là con đường cần thiết để trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng Việt.

Hình thức thứ hai là: “Dạy tiếng Việt cho trẻ 5 -6 tuổi người DTTS thông qua mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường và cộng đồng” có ĐTB=2.35. Mặc dù đây là hình thức khó thực hiện bởi môi trường giao tiếp của người dân tộc thiểu số thường thể hiện nét đặc trưng riêng với những phong tục tập quán riêng. Trong đó, ngôn ngữ là một yêu tố bản sắc phi vật thể. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường mầm non đã trao đổi cùng chính quyền, gia đình để hướng tới vì sự tiến bộ của con em mình trong học tập đồng thuận với đề nghị của nhà trường là khi về nhà, nói chuyện với con em mình, nên sử dụng tiếng Việt hoặc một phần tiếng Việt.

Ngoài ra, các hình thức khác như thông qua: Dạy tiếng Việt tích hợp giờ dạy trên lớp; Dạy tiếng Việt thông qua các hoạt động tập thể ngoài các giờ học trên lớp nhằm tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho trẻ; Dạy tiếng Việt thông qua giờ đón - trả trẻ ít được nhà trường chú trọng.

Do vậy, trong thời gian tới các trường cần phát triển ngôn ngữ kinh phí cũng như kết hợp với bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về kỹ năng, tổ chức kết hợp, đa dạng các hình thức để thu hút trẻ tham gia, xây dựng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt để tác động nhận thức, xây dựng thói quen sử dụng tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi người DTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 70 - 72)