Thực trạng tổ chức thực hiện phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 76 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ

2.5.2. Thực trạng tổ chức thực hiện phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ

Mục tiêu, nội dung chương trình phát triển ngơn ngữ Tiếng Việt cho trẻ do Bộ GD&ĐT ban hành như Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”. Các nhà trường phải thực hiện nghiêm túc mà người trực tiếp thực hiện là GV. Lãnh đạo phải có các biện pháp tổ chức thực hiện nội dung chương trình giáo dục chung và các hoạt động trong nhà trường thực hiện phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ. Kết quả khảo sát nội dung này được chúng tôi khảo sát 85 CB, GV thuộc 7 Trường MN trong huyện và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ 5 -6 tuổi TT Tổ chức thực hiện Mức độ thực hiện X TB Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng được bộ máy quản lý

phát triển tiếng Việt 29 34.6 35 41.1 5 5.6 16 18.7 2.08 5

2

Xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong bộ máy thực hiện quản lý tăng cường tiếng Việt

19 22.4 20 23.4 29 33.6 18 20.6 2.52 3

3

Xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy phát triển ngôn ngữ tiếng Việt

17 19.6 21 25.2 28 32.7 19 22.4 2.58 1

4

Huy động nguồn lực từ chính quyền địa phương, xã hội hóa giáo dục tham gia phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ

19 22.4 22 26.2 23 27.1 21 24.3 2.53 2

5

Hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ DTTS dựa trên nhu cầu, sử dụng tiếng Việt của trẻ

40 46.7 21 24.3 14 15.9 11 13.1 1.95 7

6

Hướng dẫn giáo viên cách luyện phát âm chuẩn, phát triển vốn từ và tích cực hóa vốn từ trong các hoạt động nghe, nói cho trẻ.

34 40.2 25 29.9 14 16.8 11 13.1 2.03 6

7

Tăng cường sửa lỗi sai, phát âm sai cho trẻ: Chú ý quan sát, phát hiện những trẻ nói tiếng DTTS và những trẻ nói ngọng để kịp thời hướng dẫn các em cách phát âm chuẩn tiếng Việt.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 Nội dung 5 Nội dung 6 Nội dung 7 Yếu Trung bình Khá Tốt

Biểu đồ 2.9. Thực trạng tổ chức thực hiện phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt

cho trẻ 5 -6 tuổi

Thực trạng tổ chức thực hiện phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 người dân tộc thiểu số tại các trường MN huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang được đánh giá ở mức độ trung bình với X từ 1.95 đến 2.58. Cụ thể từng nội dung như sau:

Kết quả khảo sát tác giả thấy nội dung được đánh giá hiệu quả là “Xác định

mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy phát triển ngôn ngữ tiếng Việt” có điểm trung bình X = 2.58. Đây là nội dung vô cùng quan trọng trong thực hiện phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ DTTS. Qua tìm hiểu, Hiệu trưởng các trường đã thực hiện phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ xây dựng các Câu lạc bộ đọc sách tại thôn, làng; giao lưu các hoạt động văn hóa, văn nghệ; tổ chức các trị chơi học tập; thi kể chuyện; tham gia ngày hội nói tiếng Việt; giao lưu tiếng Việt của các em; hướng dẫn cha mẹ trẻ tạo dựng môi trường tiếng Việt tại nhà và phát triển ngôn ngữ giao tiếp với trẻ. Đặc biệt, một số trường còn tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi giao lưu với học sinh tiểu học. Phối hợp với hội cha mẹ, già làng sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian (truyện, thơ, câu đố, bài hát...) của người DTTS để sử dụng trong công tác giáo dục tại lớp mẫu giáo; khuyến khích phụ huynh, các tổ chức đóng góp đồ dùng, đồ chơi, vật dụng sinh hoạt địa phương để sử dụng trong hoạt động Tập nói Tiếng Việt.

Yếu tố thứ hai là: “Huy động nguồn lực từ chính quyền địa phương, xã hội

hóa giáo dục tham gia phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ” với ĐTB=2.53.

Qua quan sát thực tế, các trường MN hiện nay đều đưa “Góc tuyên truyền” cho PHHS, địa phương đặt nơi dễ nhìn thấy nhất, dễ nắm bắt nhất và dễ bắt gặp nhất ở trong nhà trường. Với mục đích đưa thơng tin tun truyền tới phụ huynh các ý kiến chăm sóc - giáo dục trẻ đặc biệt các thông tin tuyên truyền về vai trị gia đình trong việc hình thành kĩ năng nói, học tiếng Việt của trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động, các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình, hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo trong việc thực hiện dạy trẻ tiếng Việt. Thực tế, ở lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cám ơn đúng lúc, dễ thích nghi với mơi trường khác nhau. Tuy nhiên vốn từ của trẻ cịn ít, nhiều trẻ theo nếp sống gia đình cịn nói trống khơng, nói chưa đủ câu, cũng có lúc trẻ nói sai cho lên trẻ chưa mạnh dạn đặc biệt bố mẹ nói tiếng dân tộc khiến trẻ cũng học theo. Làm mất đi phản xạ nói tiếng Việt của trẻ. Do vậy, góc gia đình giúp PHHS nhận thức và thay đổi cách thức giao tiếp trong gia đình.

Nội dung thực hiện còn yếu kém là: “Hướng dẫn giáo viên thực hiện nội

dung phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ DTTS dựa trên nhu cầu, sử dụng tiếng Việt của trẻ; Hướng dẫn giáo viên cách luyện phát âm chuẩn, phát triển vốn từ và tích cực hóa vốn từ trong các hoạt động nghe, nói cho trẻ”.

Điều đó cho thấy, lãnh đạo các trường mới chỉ quan tâm đến phối hợp đến lực lượng xã hội, giáo viên, mà chưa sát sao, kiểm soát thực hiện nội dung đó như thế nào, hiệu quả ra sao, và quản lý hoạt động dạy của giáo viên, và hoạt động học của từng trẻ đặc biệt có nội dung phù hợp trong phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ ở các vùng khác nhau. Như vậy, quản lý nội dung công tác phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại các trường MN huyện Đồng Văn chỉ thực hiện một số nội dung nhất định, còn hạn chế về nội dung nghèo nàn, thiếu đa dạng, chưa huy động nhiều nguồn lực thực hiện cho hoạt động này, cịn bị động trong việc xử lý tình huống xảy ra trong q trình thực hiện quản lý cơng tác phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại các trường MN huyện Đồng Văn, chưa phát huy hết vai trò của ban chỉ đạo, sự phối hợp, gắn kết giữa các chủ thể thực hiện quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 76 - 80)