Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 88 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

2.7. Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng

2.7.1. Ưu điểm

Để dạy tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi người DTTS tại các trường MN huyện Đồng Văn đạt được hiệu quả là có sự giúp đỡ của Hội Cha mẹ trẻ em, các cấp chính quyền địa phương, tạo điều kiện hổ trợ về vật chất lẫn tinh thần, giúp cho nhà trường tổ chức ngày càng tốt.

Nhà trường đã thực hiện đa dạng các hình thức trong đó hình thức dạy trẻ DTTS học tiếng Việt... Dạy trẻ 5 - 6 tuổi người DTTS học tiếng Việt trong trường MN đã sử dụng nhiều phương pháp dạy trẻ DTTS học tiếng Việt khác nhau trong đó một số phương pháp được sử dụng thường xuyên và hiệu quả như phương pháp trựa quan và phương pháp dùng lời. Với việc sử dụng các hình thức, phương pháp trên sẽ làm cho mối quan hệ cơ và trị thêm gắn bó, GV và trẻ trẻ em dân tộc có điều kiện mở rộng mối quan hệ hiểu biết nhau hơn, số đơng trẻ trẻ em dân tộc có cơ hội gần gũi, tìm hiểu giúp đỡ nhau trong các hoạt động vui chơi, hoạt động nhóm hay hoạt động góc, mở rộng quan hệ giao lưu, hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, kỹ năng giao tiếp, năng lực ứng xử và phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt. Đội ngũ GV ln giữ vai trị tiên phong trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả học tiếng Việt trong trường MN đạt hiệu quả có sự góp sức hầu hết lực lượng GV trẻ nhiệt tình, sáng tạo tham gia hoạt động của trẻ 5 - 6 tuổi người.

Các trường học chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học. Đội ngũ giáo viên tích cực, sáng tạo tổ chức lớp học và các hoạt động giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Các trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ em 5 - 6 tuổi người người DTTS nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ của trẻ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ em 5 - 6 tuổi người người DTTS.

Các trường đã chủ động công tác tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền; phối hợp chặt chẽ các đoàn thể địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa để huy động nguồn lực hợp pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt đối với trẻ em DTTS; vận động phụ huynh huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi mầm non ra lớp, thực hiện tốt việc duy trì sĩ số, hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ nghỉ học, đi học không chuyên cần.

Tuy nhiên, trong khi dạy trẻ 5 - 6 tuổi người DTTS học tiếng Việt trong trường MN nhà trường gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc, địi hỏi phải có thời gian và có sự quyết tâm phát huy nội lực từng nhà trường trên từng địa bàn, phải thống nhất hành động cao trong toàn thể CBQL, GV, gia đình và cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non huyện đồng văn, tỉnh hà giang​ (Trang 88 - 89)