Chiến lược chi phí thấp (Low cost strategy)

Một phần của tài liệu chiến lược chi phí thấp tại công ty cp prime đại lộc - thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

1.2.5.1. Đặc điểm

Một công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp là tìm mọi cách vượt trội đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất trên thị trường rộng.

Khi thực hiện chiến lược này, công ty thường tập trung sản xuất một cách đại trà với số lượng sản xuất lớn, chủng loại sản phẩm ít và sử dụng cách tiếp thị không phân biệt. Như vậy, ở góc độ sản phẩm và thị trường, có thể nói công ty với mục tiêu chi phí thấp chỉ khác biệt hóa sản phẩm ở mức độ nhằm thu hút “khách hàng trung bình”. Thậm chí nếu không có khách hàng nào hài lòng hoàn toàn với sản

phẩm thì chính yếu tố giá cả thấp đã là một lợi thế cạnh tranh, đưa sản phẩm vào phạm vi lựa chọn của khách hàng.

Những công ty sử dụng chiến lược chi phí thấp thường có những đặc điểm sau:

- Chiến lược chi phí thấp nhằm tập trung làm giảm chi phí tổng thể (overall cost) bằng cách loại bỏ hao phí trong quá trình sản xuất một cách thấp nhất.

- Tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí. - Không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm.

- Không tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, đưa ra tính năng mới cho sản phẩm.

- Nhóm khách hàng mà công ty phục vụ thường là “nhóm khách hàng trung bình”.

1.2.5.2. Ưu, nhược điểma. Ưu điểm: a. Ưu điểm:

- Do chi phí thấp, công ty có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhưng thu lợi nhuận lớn hơn đối thủ cạnh tranh.

- Nếu xảy ra chiến tranh giá cả, công ty có chi phí thấp hơn sẽ chịu đựng cạnh tranh tốt hơn.

- Để đáp ứng quy mô sản xuất lớn, công ty thường có nhu cầu lớn về nguyên vật liệu, do vậy khả năng đàm phán với nhà cung cấp được tăng cường.

- Dễ dàng chịu đựng được khi có sức ép tăng giá của nhà cung cấp hay sức ép giảm giá của khách hàng.

- Nếu xuất hiện sản phẩm thay thế, công ty có thể giảm giá sản phẩm để cạnh tranh nhằm duy trì thị phần.

- Ưu thế về chi phí thấp chính là rào cản nhằm giảm đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

b. Nhược điểm:

- Khả năng các đối thủ cạnh tranh dễ dàng bắt chước phương thức sản xuất chi phí thấp của công ty.

- Công nghệ để đạt lợi thế chi phí thấp là tương đối khó khăn và tốn kém. - Không dễ gì thiết kế và chế tạo ra được một sản phẩm “là tất cả cho mọi người”.

- Nếu quá chú trọng mục tiêu giảm thiểu chi phí sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Do mục tiêu chi phí thấp, công ty có thể bỏ qua và không đáp ứng trước sự thay đổi về thị hiếu của khách hàng. Như đã biết, cho dù công ty theo đuổi chiến lược nào đi nữa cũng phải tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch – đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Khi sản phẩm ở vào giai đoạn bão hòa sẽ không dễ áp dụng chiến lược này.

- Không thực hiện được các hướng cạnh tranh linh hoạt khác.

1.2.5.3. Điều kiện áp dụng

Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng chiến lược chi phí thấp mà nó có những yêu cầu sau:

- Đối với thị trường: giá thấp phải là một yếu tố quan trọng đối với một tỷ lệ lớn khách hàng.

- Đối với doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp phải tiết kiệm được chi phí nếu sản xuất với khối lượng lớn sản phẩm.

+ Doanh nghiệp phải có khả năng thiết kế, sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm tiêu chuẩn hóa với chi phí thấp.

+ Doanh nghiệp phải có khả năng tạo dựng và duy trì lợi thế về giá trong thời gian dài.

+ Thị phần lớn.

+ Năng lực sản xuất và đầu tư lớn, đây cũng là rào cản mà nhiều công ty khác không thể vượt qua.

+ Năng lực quản trị sản xuất và tổ chức kỹ thuật công nghệ, ví dụ như tạo ra thêm một chi tiết nào đó để rút ngắn quá trình lắp ráp.

+ Chính sách giá linh hoạt. + Có kênh phân phối hiệu quả.

Một phần của tài liệu chiến lược chi phí thấp tại công ty cp prime đại lộc - thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w