Vấn đề nghiên cứu đối chiếu về từ vựng, ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 29 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Vấn đề nghiên cứu đối chiếu về từ vựng, ngữ nghĩa

a) Nghiên cứu đối chiếu về nghĩa

Tác giả Lê Quang Thiêm, trong công trình của mình [33, 124-177]. đã cho rằng nghiên cứu đối chiếu về nghĩa của từ là:

- Đối chiếu các từ tương ứng giữa hai ngôn ngữ (trong cùng của một trường nghĩa) ở cấu trúc nghĩa chính. Đây là sự đối chiếu giữa một từ của ngôn ngữ này với từ tương ứng (về nghĩa) của ngôn ngữ khác ở các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa chính.

- Đối chiếu hiện tượng đồng âm của các ngôn ngữ.

- Phân tích sự tương đồng ngữ nghĩa của các ngôn ngữ để phân biệt ba hiện tượng: tương ứng, tương đương và đồng nghĩa.

+ Sự tương ứng phải tuân thủ:

a) Thuộc cùng phạm vi nhân tố ngoài ngôn ngữ: cùng phạm vi sự vật, hiện tượng; tính chất, thuộc tính; trạng thái, cảnh huống.

b)Thuộc cùng phạm vi nhân tố nội bộ ngôn ngữ: cùng thuộc một phạm trù từ loại, tiểu loại; cùng thuộc một hình thái ngữ pháp (số, giống, ... ); cùng thuộc về một kiểu loại đơn vị (hình vị, từ, câu, ...).

+ Sự tương đương theo cách hiểu thông thường là: ngang nhau, xấp xỉ nhau. Nếu chỉ đối chiếu về mặt nghĩa thì hai đơn vị được coi là tương đương khi chúng là các đơn vị khác nhau về mặt vật chất âm thanh nhưng ngang bằng nhau về nghĩa,

những đơn vị tương đương chủ yếu xảy ra giữa các từ đơn nghĩa hoặc các từ có hai nghĩa hay giữa một từ đơn nghĩa với một nghĩa của một từ đa nghĩa. Nói tương đương là ngang bằng về nội dung nghĩa, tức đối tượng đưa ra đối chiếu là các nội dung cụ thể. Các thành tố nội dung cùng loại (các nghĩa cùng kiểu loại) hoặc không cùng loại (nghĩa khác kiểu loại) chỉ tương đương khi có cùng một nội dung xác định. Tương đương là ngang bằng như không giống nhau hoàn toàn, không đồng nghĩa. Sự tương đương có thể xảy ra giữa các đơn vị không cùng cấp độ.

+ Đồng nghĩa là các đơn vị ngôn ngữ khác nhau có nội dung ngang bằng nhau ở bộ phận xác định, có thể xảy ra ở những đơn vị cùng cấp độ hoặc khác cấp độ.

- Đối chiếu các nghĩa trong từ đa nghĩa.

b) Nghiên cứu đối chiếu về từ

Theo R. Lado (dẫn theo Bùi Mạnh Hùng [20, 195 - 204]) thì các khả năng có thể có trong quá trình nghiên cứu đối chiếu từ vựng của hai ngôn ngữ là:

(1) Giống nhau về hình thức và ý nghĩa.

(2) Giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về ý nghĩa. (3) Giống nhau về ý nghĩa nhưng khác nhau về hình thức. (4) Khác nhau về hình thức và ý nghĩa

(5) Khác nhau về kiểu cấu tạo, liên quan đến cấu trúc hình thái học của từ. (6) Giống nhau về nghĩa gốc, nghĩa cơ sở, nhưng khác nhau về nghĩa phái sinh, nghĩa liên tưởng.

(7) Giống nhau về ý nghĩa, nhưng có những giới hạn về địa lí [19, 195].

c)Nghiên cứu đối chiếu từ vựng - ngữ nghĩa trong đề tài

Vận dụng các lí thuyết nêu trên, đề tài xác định sẽ nghiên cứu đối chiếu từ về mặt ngữ nghĩa ở các phương diện sau:

- Đối chiếu các từ tương ứng giữa hai ngôn ngữ (trong cùng của một trường nghĩa) ở cấu trúc nghĩa chính:

+ Đối chiếu hai hệ thống từ tương ứng về mặt số lượng;

+ Đối chiếu hai hệ thống từ tương ứng về hệ thống các tiêu chí phân chia nét nghĩa và các nét nghĩa;

+ Phân tích mức độ đồng nhất nghĩa của từng cặp từ tương ứng ở cấu trúc nghĩa chính. Ở đây, chúng tôi chọn ba trường hợp 3, 6 và một phần của trường hợp 4 theo sự phân loại các khả năng của R. Lado để nghiên cứu. Đó là các trường hợp

* Giống nhau về ý nghĩa nhưng khác nhau về hình thức. Đây là trường hợp thông dụng nhất khi so sánh hai ngôn ngữ. Nhiều từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào đều thuộc trường hợp này. Đó là các trường hợp xảy ra giữa các từ đơn nghĩa. Ví dụ: từ ẩy trong tiếng Việt và xục trong tiếng Lào đều có nghĩa là: đẩy nhanh một cái.

*Giống nhau về nghĩa gốc, nghĩa cơ sở, nhưng khác nhau về nghĩa phái sinh, nghĩa liên tưởng. Nhiều cặp từ tương ứng của từ chỉ HĐCRĐT đa nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Lào thuộc trường hợp này. Ví dụ: từ kéo và từ giống nhau ở nghĩa thứ nhất (nghĩa gốc): làm cho di chuyển hoặc làm cho căng thẳng ra, bằng tác động của một lực truyền qua một điểm nối. Nhưng chúng khác nhau về nghĩa phái sinh (từ nghĩa thứ 2). Cụ thể, các nghĩa phái sinh của từ kéo và từ

dưới đây không giống nhau.

Trong luận văn, hai trường hợp trên sẽ được gọi là các trường hợp đồng nghĩa. Và ở đây, chúng tôi còn mở rộng cặp đồng nghĩa về mặt cấu tạo. Nghĩa là, có cả trường hợp từ đồng nghĩa với cụm từ.

* Khác nhau về hình thức và ý nghĩa: Ở đây, chỉ có trường hợp khác nhau về hình thức và khác một phần ở nghĩa gốc. Ví dụ: từ thả và từ pòi khác nhau ở nghĩa thứ nhất (nghĩa gốc): từ thả là không giữ lại một chỗ nữa mà để cho được tự do hoạt động. Từ pòi có ý nghĩa là bỏ đi (không giữ lại). Nhưng chúng giống nhau một điểm là làm cho sự vật/ người khác được tự do.

Luận văn không nghiên cứu đối chiếu về từ vựng ở các khả năng một và hai vì hai hệ thống từ CHĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào không có sự giống nhau về hình thức. Khả năng: 4 khác nhau về hình thức và ý nghĩa thì xảy ra ở mức độ thấp, chúng tôi nhập vào khả năng 3. Khả năng 5 không xảy ra với tiếng Việt và tiếng Lào vì hai ngôn ngữ này không thuộc loại hình tổng hợp tính, không biến đổi hình thái.

Khả năng 7 cũng không được nghiên cứu bởi khả năng này không xảy ra trong nhóm từ chỉ HĐCRĐT trong hai ngôn ngữ.

- Đối chiếu các từ chỉ HĐCRĐT đa nghĩa trong hai ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 29 - 32)