Văn hóa ứng phó với khoảng cách của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 32 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Văn hóa ứng phó với khoảng cách của Việt Nam

Phương Tây là nơi của các nền văn hóa trọng động (gốc du mục), cho nên giao thông thuộc loại lĩnh vực rất phát triển. Ngay Trung Hoa tuy đã là một nền văn hóa nông nghiệp nhưng cái gốc du mục vẫn để lại dấu ấn đậm nét: không phải ngẫu nhiên mà vào thời xưa, số lượng xe ngựa là thước đo sức mạnh của một nước, còn kim-chỉ- nam để xác định phương hướng là do tổ tiên người Trung Hoa phát minh ra.

Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người ít có nhu cầu di chuyển; có đi thì đi gần nhiều hơn đi xa. Nhiều cụ già nông thôn suốt đời không hề bước chân ra khỏi làng mình, mặc dù đô thị chỉ cách đó vài cây số. Vì vậy, dễ hiểu là tại sao ở Việt Nam trước đây, giao thông, nhất là giao thông đường bộ, thuộc loại lĩnh vực rất kém phát triển: Đến thế kỉ XIX mới chỉ có những con đường nhỏ, phương tiện đi lại và vận chuyển, ngoài sức trâu, ngựa, voi, thì phổ biến là đôi chân; quan lại thì di chuyển bằng cáng, kiệu. Thời Nguyễn mới tổ chức được hệ thống ngựa trạm; công văn chuyển từ Huế vào Gia Định đi mất 4 ngày. Ở các đô thị phổ biến loại xe tay do người kéo, sau này kết hợp với xe đạp để thành cái xích-lô (mượn từ tiếng Pháp cycle, cyclo-) được dùng phổ biến đến tận bây giờ.

Hoạt động đi lại chủ yếu của người nông dân Việt Nam là đi gần - từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương. Mà ruộng nước và nương rẫy lại là nơi không thể đưa xe tới được nên họ thường dùng sức để tự vận chuyển mọi thứ. Chính vì vậy mà trên thế giới không một ngôn ngữ nào có số lượng từ chỉ hoạt động vận chuyển bằng sức người đa dạng và phong phú như tiếng Việt. Trong khi tiếng Pháp chỉ có porter, tiếng Nga có Hecmu, tiếng Anh có to carry và phần nào to take, thì trong tiếng Việt, ngoài từ mang với nghĩa khái quát, còn có hàng loạt từ chỉ những cách thức vận chuyển rất chuyên biệt như mang trong bàn tay là cầm, mang gọn trong bàn tay là nắm, mang trong tay qua trung gian sợi dây là xách, sợi dây dài chạm đất là kéo, v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 32 - 33)