Những trường hợp khác biệt trong hệ thống từ chỉ hoạt động chuyển rời đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 36 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Những trường hợp khác biệt trong hệ thống từ chỉ hoạt động chuyển rời đố

tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào

2.1.2.1. Một từ tiếng Lào tương ứng với một số từ tiếng Việt và ngược lại

a. Trường hợp một từ tiếng Lào tương ứng với một số từ tiếng Việt

Để rõ hơn về sự khác biệt chúng tôi tách các từ thuộc trường hợp này thành một bảng riêng.

Bảng 2.2. Trường hợp một từ tiếng Lào tương ứng với một số từ tiếng Việt

TT Từ trong tiếng Lào Từ trong tiếng Việt

1 xục ẩy du đẩy/ đẩn 2 phai địu gùi 3 hám khênh/ khiêng

Ở đây, xục tương ứng với 5 từ Việt ẩy, du, đẩy/ đẩn, xô. Tức cùng chỉ hoạt động làm chuyển rời đối tượng bằng cách dùng tay tác động vào phía sau đối tượng, tiếng Việt có phân biệt việc làm cho chuyển động theo một hướng nào đó bằng tác dụng của lực ép thẳng tới (hai từ đồng nghĩa đẩy, đẩn) với đẩy (người hoặc vật) nhanh một cái (ẩy), đẩy (thường là người) một cách nhanh, gọn (du); và đẩy mạnh cho ngã, đổ (). Từ xục trong tiếng Lào bao hàm nghĩa của các từ trên, chỉ hoạt động làm cho người hay là vật (thường là vật lớn) di chuyển phía trước bằng tay.

Từ phai thì tương ứng với địu/ gùi chỉ HĐCRĐT bằng vai, lưng và phương tiện khác. Tiếng Việt phân biệt đối tượng là người (trẻ em), phương tiện là cái địu (địu) với đối tượng là vật, phương tiện là cái gùi (gùi). Từ phai trong tiếng Lào chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng là người hay vật nhẹ bằng vai, lưng và phương tiện (gùi hay địu), tức bao hàm nghĩa của 2 từ gùi, địu tiếng Việt.

Trường hợp từ hám tương ứng với 2 từ tiếng Việt: khênh/ khiêng là trường hợp có đôi chút khác biệt so với các trường hợp nói trên. Khênhkhiêng là hai từ đồng nghĩa ở nghĩa chính, đều chỉ hoạt động chuyển rời vật bằng hai tay, vai của hai hay một số người, có thể dùng thêm phương tiện khác. Từ hám trong tiếng Lào chỉ hoạt động chuyển rời vật bằng tay, vai của hai hay một số người, có dùng thêm phương tiện khác.

Như vậy, 3 từ tiếng Lào đã tương ứng với 9 từ tiếng Việt. Trường hợp này đã tạo nên sự chênh lệch 6 từ giữa tiếng Việt và tiếng Lào.

b. Trường hợp từ tiếng Việt tương ứng với một số từ tiếng Lào

Hiện tượng ngược lại từ phía tiếng Việt thì không hẳn giống với trường hợp trên. Quan sát bảng sau:

Bảng 2.3. Trường hợp từ tiếng Việt tương ứng với một số từ tiếng Lào

TT Từ trong tiếng Việt Từ trong tiếng Lào

1 kéo đưng

lạc

2 lôi

Ở đây chỉ có một hiện tượng là 2 từ tiếng Việt gần tương ứng với 3 từ tiếng Lào. Cụ thể, cùng chỉ HĐCRĐT bằng tay, tiếng Việt có sự phân biệt giữa làm cho (người hoặc vật) di chuyển về phía mình, theo sau mình (kéo) với nắm lấy và kéo mạnh, làm cho (người) buộc phải di chuyển với mình hoặc về phía mình (lôi). Trong tiếng Lào, lạc đồng nghĩa, chỉ HĐCRĐT là người hay vật nặng bằng tay theo sau mình. Từ đưng chỉ HĐCRĐT là người hay vật nhẹ bằng tay theo sau mình. Như vậy, hai từ Việt phân biệt nhau về mức độ tự nguyện di chuyển của đối tượng, ba từ Lào lại phân biệt về trọng lượng của đối tượng.

c. Nhận xét

Qua các phân tích trên, có thể có một số nhận xét sau:

- Tiếng Việt và tiếng Lào có sự phân chiết thực tại về HĐCRĐT khác nhau.Nhưng nhìn chung, tiếng Việt có sự phân chiết thực tại chi tiết, cụ thể hơn. Đó là nguyên nhân của sự mất tương ứng 1/1 trong 2 trường hợp giữa các từ chỉ HĐCRĐT của ngôn ngữ.

- Trường hợp không tương ứng này đã dẫn tới hệ quả là có sự chênh lệch 6/11, khiến từ tiếng Việt dôi hơn từ tiếng Lào 5 đơn vị.

- Việc dịch 9 từ ẩy, du, đẩy/ đẩn, xô, khênh/ khiêng khuân/ khuân vác sang tiếng Lào không gặp khó khăn gì. 5 từ đầu, đều được dịch là xục, 2 từ tiếp dịch là

hám, 2 từ cuối đều được dịch là bạch khường.

Nhưng khi dịch các từ xục, chung, hám sang tiếng Việt thì cần dựa vào văn cảnh hay bối cảnh sử dụng ngôn ngữ mà chọn từ cho phù hợp trong số các từ tương ứng. Khi dịch các từ lôi, kéo sang tiếng Lào hay đưng, lạc, kè sang tiếng Việt cũng đều phải xử lí theo cách tương tự.

Chẳng hạn, xục trong:

cần dịch là đẩy, cả câu dịch là:

Anh ấy đẩy cửa bước vào.

Còn trong:

Phuộc đệc nọi xục căn lộm lông.

từ xục phải được dịch là , cả câu dịch là:

Mấy đứa bé nhau ngã.

Còn trong:

phai lục nọi pay hày.

từ phai phải được dịch là địu, cả câu dịch là:

Mẹ địu bé đi nương.

Còn trong:

Ượi phai mạc sá li lông tạ lạt.

từ phai phải được dịch là gùi, cả câu dịch là:

Chị gùi ngô xuống chợ.

2.1.2.2. Trường hợp từ trong tiếng Việt không có từ tương ứng trong tiếng Lào

a. Khái quát vềtrường hợp từ trong tiếng Việt không có từ tương ứng trong tiếng Lào

Đó là các trường hợp của 4 từ chỉ HĐCRĐT mang tính khái quát (chỉ chung): bế bồng, du đẩy, gánh gồng, mang vác và 7 từ khác: bế, bồng, cắp, đội, hích, khuân, khuân vác. Để biểu đạt nội dung những từ trên, tiếng Lào dùng các cụm từ (gồm 2 đến 4 từ). Cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Trường hợp từ tiếng Việt tương ứng với cụm từ tiếng Lào

TT Từ trong tiếng Việt Cụm từ trong tiếng Lào

1 bế ụm pay ụm vạy 2 bồng 3 bế bồng 4 cắp thứ nịp sày khảng 5 du đẩy phặc đăn

6 đội nhộc sày húa

7 gánh gồng bạch hạp

8 hích (khuỷu tay hay bả vai) thằng khén sọc, sịt bà lày

9 mang vác thứ pay

10 khuân

bạch khường

b. Các trường hợp từ tiếng Việt tương ứng với cụm từ tiếng Lào

Như vậy, cùng chỉ HĐCRĐT bằng cách dùng tay đỡ và giữ cho sát vào người, tiếng Việt phân biệt hoạt động hướng tới người hoặc động vật (bế), với hoạt động chỉ hướng tới trẻ em (bồng) và hoạt động bế trẻ em nói một cách khái quát (bế bồng). Tiếng Lào phải dùng cụm từ để phân biệt đối tượng được chuyển rời. Đó là ụm vạy

biểu thị hoạt động tay bế chân đứng; ụm pay biểu thị hoạt động tay bế chân đi. Như vậy, nếu tiếng Việt phân biệt về đối tượng được chuyển rời thì tiếng Lào lại phân biệt về việc có sự chuyển rời bằng chân hay không.

Cắp trong tiếng Việt có nghĩa chính là dùng cánh tay kẹp vào nách hay bên sườn.Tiếng Lào phải dùng cụm từ thứ nịp sày khảng có nghĩa làmang bằng cách kẹp vào nách.

Đội của tiếng Việt có nghĩa là mang trên đầu, tiếng Lào dùng nhộc sày húa tức để trên đầu để biểu thị.

Tiếng Việt, hích là áp sát một bộ phận cơ thể (khuỷu tay hay bả vai) rồi dùng lực hất hoặc đẩy mạnh một cái, tiếng Lào dùng hai cụm từ thằng khén sọc (hích bằng khuỷu tay) sịt bà lày (hích bằng vai) để biểu thị nội dung tương ứng trong từng văn cảnh.

Từ khuân tiếng Việt có nghĩa là vận chuyển đồ vật nặng bằng sức của hai tay, hay vai. Như vậy, từ khuân đã có nghĩa khái quát về về chuyển rời, nhưng nó được dùng biểu thị những hoạt động cụ thể, ví dụ: Mấy anh em tôi đang khuân cái tủ vào nhà. Từ khuân vác tiếng Việt có nghĩa tương tương khuân (mang chuyển những vật nặng bằng sức của hai tay, lưng hay vai) nhưng được dùng trong những trường hợp chỉ chung, ví dụ: Các anh xem việc khuân vác đồ đạc thế nào? Tiếng Lào dùng cụm từ

bạch khường (chuyển bằng vai nhiều đồ đạc) để biểu thị, có thể dùng biểu thị những hoạt động cụ thể hoặc chỉ chung. Như vậy, ý nghĩa của cụm từ này không hoàn toàn tương ứng với khuânkhuân vác cả về nét nghĩa phương tiện và cách sử dụng.

Mang vác trong tiếng Việt có nghĩa chính là giữ cho lúc nào cũng cùng di chuyển theo mình, tiếng Lào dùng cụm từ thứ pay (tay cầm, chân đi) để biểu thị.

Du đẩy trong tiếng Việt có nghĩa là đẩy một cách nhanh, gọn hoặc làm cho chuyển động theo một hướng nào đó bằng một lực tác động thẳng tới (nói chung), tiếng Lào dùng cụm từ phặc đăn là làm cho chuyển động theo một hướng nào đó bằng một lực tác động thẳng tới.

Gánh gồng trong tiếng Việt có nghĩa là mang chuyển đồ đạc bằng quang gánh (nói khái quát), tiếng Lào dùng cụm từ bạch hạp với nghĩa rộng hơn (một người hay một số người mang chuyển đồ đạc bằng tay, vai và phương tiện khác).

c. Nhận xét

Qua các phân tích trên, có thể rút ra mấy nhận xét như sau:

- Sự phân xuất hiện thực về HĐCRĐT để biểu đạt bằng ngôn ngữ trong tiếng Việt có phần phong phú hơn trong tiếng Lào. Và tiếng Việt chú trọng từ có ý chỉ chung hơn tiếng Lào. Từ đồng nghĩa ở lĩnh vực này ở tiếng Việt cũng phong phú hơn ở tiếng Lào.

- Điều nêu trên là lí do dẫn tới việc có 11 từ HĐCRĐT chỉ có trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Lào.

- Khi dịch các từ này sang tiếng Lào, cần sử dụng các cụm từ tương ứng như ở bảng trên. Riêng trường hợp dịch từ bế, bồng, bế bồng hích sang tiếng Lào thì phải tùy văn cảnh mà chọn ụm vạy, ụm pay hay thằng khén sọc sịt bà lày.

Chẳng hạn, dịch câu:

Nàng Tô Thị bồng con mãi đợi chồng.

Cần chọn cụm ụm vạy, dịch cả câu là:

Nang Tô Thị ụm lục vạy thả phúa tạ lọt.

Còn dịch câu:

Y tá đã bế bệnh nhân vào phòng cấp cứu.

thì cần chọn ụm pay, dịch câu là:

Nang phạ ya ban ụm khôn khại pay hỏng súc sớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)