Về các nhóm nét nghĩa và các nét nghĩa của từ chỉ hoạt động chuyển rời đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 53 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Về các nhóm nét nghĩa và các nét nghĩa của từ chỉ hoạt động chuyển rời đố

tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào

Có thể khái quát lại về sự xuất hiện của các nhóm nét nghĩa và các nét nghĩa của từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào qua hai bảng sau:

Bảng 2.6: Khả năng xuất hiện của mỗi nét nghĩa ở các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào

Tiêu chí Nét nghĩa Từ TV Từ TL Tiêu chí Nét nghĩa Từ TV Từ TL Phương tiện chuyển rời Bằng tay 32 25 Vị trí, hướng di chuyển Trước chủ thể 20 17 Bằng tay + (có thể thêm phương tiện khác) 8 7 (xục xuất hiện nhiều lần) Sau chủ thể 8 8 Cạnh chủ thể 5 3 Hướng lên 23 18

Bằng tay + vai 1 1 Hướng xuống 7 7

Bằng tay + lưng 1 1 Ngang/ nghiêng 4 4

Tổng 67 57

Bằng tay + vai+ phương

tiện khác 7 3 Tốc độ, thời gian Nhanh 10 10 Thời điểm 17 17 Tổng 27 27 Bằng tay + nách 1 0 Mục đích Rời chuyển 49 37

Tiêu chí Nét nghĩa Từ TV Từ TL Tiêu chí Nét nghĩa Từ TV Từ TL

phương tiện khác Bỏ đi/ đưa sang môi

trường mới 6 9 Tổng 74 62 Bằng tay + ngực 1 1 Đối tượng được chuyển rời Đồ vật nhỏ/ nhẹ 32 32 Bằng đầu 1 0 Đồ vậtto/nặng 21 14 Bằng vai 1 0 Chất liệu lỏng/ nhão 3 3 Người lớn 16 12 Trẻ em 15 14 Bằng chân 2 2 Tổng 57 41 Tổng 87 75

Qua 2 bảng này, có thể rút ra mấy nhận xét về các tiêu chí, các nhóm nét nghĩa và các nét nghĩa trong sự so sánh giữa từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào.

2.2.2.1. Về các nhóm nét nghĩa của từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào

Từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào được xét nghĩa theo 5 tiêu chí cơ bản: phương tiện chuyển rời; đối tượng được chuyển rời; vị trí, hướng di chuyển; tốc độ, thời gian; mục đích. Với 5 tiêu chí này, ta đồng thời có 5 nhóm nét nghĩa.

- Xét về lượng nét nghĩa thì phương tiện chuyển rời là nhóm có lượng nét nghĩa lớn nhất (11 nét nghĩa) ở cả hai ngôn ngữ. Những điều này cho phép có hai kết luận về văn hóa đối phó với khoảng cách: Ở hai quốc gia Việt và Lào trong truyền thống, HĐCRĐT được tiến hành bằng rất nhiều phương tiện; nhưng phương tiện được tận dụng tối đa là các bộ phận của cơ thể người (từ tay đến vai, lưng, ngực, đầu, chân) để nâng đỡ và di chuyển đối tượng.

- Về số lượt từ mang nghĩa thì nhóm có lượt từ mang nghĩa lớn nhất là đối tượng được chuyển rời (có ở 87 tiếng Việt và 75 từ tiếng Lào). Nhóm có lượt từ mang nghĩa lớn thứ hai là mục đích chuyển rời (có ở 74 tiếng Việt và 62 từ tiếng Lào). Việc hai nhóm này số lượt từ mang nghĩa cao có thể phần nào cho thấy đặc điểm nhận thức của cộng đồng ngôn ngữ và hiện thực lịch sử hai nước. Nghĩa là khi có nhiệm vụ phải chuyển rời một đối tượng nào đó thì người Việt và người Lào đều quan tâm trước tiên và nhiều nhất tới đặc điểm của đối tượng cần chuyển rời và mục đích của việc rời chuyển đó. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi việc đối tượng là người lớn hay trẻ em, vật to/ nặng hay nhỏ/ nhẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn phương tiện, cách thức chuyển rời, thậm chí liên quan đến năng lực chuyển rời đối tượng của chủ thể. Nếu không quan tâm trước tới tiêu chí này, không thể xác định được phương tiện, phương thức phù hợp và hoạt động chuyển rời có thể không tiến hành được. Còn mục đích là lí do để xuất hiện hoạt động. Chẳng bao giờ chủ thể lại tiến hành một HĐCRĐT khi không có mục đích gì.

- Số lượt từ mang nghĩa ở các nhóm của từ chỉ HĐCRĐT tiếng Việt giảm dần từ

đối tượng chuyển rời (87 lượt từ) đến mục đích chuyển rời (74 lượt từ), vị trí và hướng di chuyển (67 lượt từ), phương tiện chuyển rời (57 lượt từ), và cuối cùng là tốc độ, thời gian (27 lượt từ). Số lượt từ mang nghĩa ở các nhóm tiêu chí của từ chỉ HĐCRĐT Lào cũng giảm dần từ đối tượng chuyển rời (76 lượt từ) đến mục đích chuyển rời (62 lượt từ), vị trí và hướng di chuyển (57 lượt từ), phương tiện chuyển rời (41 lượt từ), và cuối cùng là tốc độ, thời gian (27 lượt từ). Điều này cho thấy đặc điểm nghĩa của từ chỉ HĐCRĐT tiếng Việt và tiếng Lào cơ bản thống nhất nhau.

2.2.2.2. Về các nét nghĩa của từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào

Trừ tiêu chí phương tiện chuyển rời, các tiêu chí còn lại là cơ sở để phân chia ra 16 nét nghĩa dùng để miêu tả hệ thống từ biểu thị HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào. Mức độ phổ biến của các nét nghĩa đã được thống kê trong bảng trên. Dựa vào thống kê đó, có thể thấy một số điểm dưới đây.

- Nhóm đối tượngđược chuyển rời có 5 nét nghĩa: đồ vật nhỏ/ nhẹ; đồ vật to/ nặng; chất liệu dạng lỏng/ nhão; người lớn; trẻ em. Nét nghĩa có lượng từ mang nghĩa lớn nhất là đồ vật nhỏ/ nhẹ (có ở 32 từ tiếng Việt và 32 từ tiếng Lào), nét nghĩa có lượng từ mang nghĩa nhỏ nhất là chất liệu dạng lỏng/ nhão (đều có ở 3 từ tiếng Việt và tiếng Lào). Nghề trồng lúa nước ở quy mô nhỏ, hay các nghề thủ công nghiệp đều đòi hỏi nhiều ở việc di chuyển đồ vật khô (hạt giống, mạ, phân bón, nguyên vật liệu). Địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, thiếu phương tiện hiện đại là nguyên nhân để những vật nhỏ/ nhẹ là đối tượng chính được người Việt và người Lào di chuyển. Như vậy, đặc trưng của đối tượng được chuyển rời đã nói lên hiện thực đời sống trong truyền thống của người Việt và người Lào: làm nông nghiệp, thủ công nghiệp, sản xuất nhỏ, điều kiện khó khăn.

- Nhóm mục đích có 3 nét nghĩa: rời chuyển/ ngang; giữ (theo chủ thể); bỏ đi/

đưa vào môi trường mới. Nét nghĩa có lượng từ mang nghĩa lớn nhất là rời chuyển

(có ở 49 từ tiếng Việt và 37 từ tiếng Lào), tiêu chí có lượng từ mang nghĩa nhỏ nhất là bỏ đi (có ở 6 từ tiếng Việt và 9 từ tiếng Lào). Điều này dễ lí giải bởi mục đích cơ bản phải thống nhất với hoạt động (rời chuyển).

- Nhóm vị trí, hướng di chuyển có 6 nét nghĩa: trước chủ thể; sau chủ thể; cạnh chủ thể; hướng lên; hướng xuống, ngang/nghiêng. Nét nghĩa có lượng từ mang nghĩa lớn nhất là hướng lên (có ở 23 từ tiếng Việt và 18 từ tiếng Lào), tiêu chí có lượng từ mang nghĩa nhỏ nhất là ngang/nghiêng (có ở 4 từ tiếng Việt và 4 từ tiếng Lào). Các từ có nét nghĩa chỉ vị trí so với chủ thể thường là từ biểu thị đối tượng là vật nặng. Còn từ có nét nghĩa chỉ hướng di chuyển so với vị trí ban đầu của đối tượng thường là từ biểu thị đối tượng là vật nhỏ/ nhẹ. Nhưng riêng với nét nghĩa hướng lên

thì có thể có cả ở từ biểu thị đối tượng là vật nặng. Bởi muốn chuyển rời được đối tượng, vật đó cần được tiếp xúc với phương tiện, mà phương tiện (như tay, vai, đầu của chủ thể là người) thường ở vị trí cao hơn so với vị trí ban đầu của đối tượng.

- Phương tiện chuyển rời là nhóm có 11 nét nghĩa thì 8 nét nghĩa ở đó có liên quan đến phương tiện là tay. Lượng từ tiếng Việt mang nét nghĩa phương tiện bằng tay là 32 từ, và các nét nghĩa khác có liên quan đến phương tiện bằng tay là 21 từ. Tổng các từ có liên quan đến nét nghĩa bằng tay là 53/57, chiếm 92,98% từ chỉ HĐCRĐT tiếng Việt. Lượng từ tiếng Lào mang nét nghĩa phương tiện bằng tay là 25 từ, và các nét nghĩa khác có liên qua đến phương tiện bằng tay là 15 từ. Tổng các từ có liên quan đến nét nghĩa bằng tay là 39/41, chiếm 95,12% từ chỉ HĐCRĐT tiếng Lào. Vậy có thể kết luận rằng: Ở hai quốc gia Việt và Lào trong truyền thống, HĐCRĐT chủ yếu được tiến hành bằng tay và tay phối hợp với bộ phận cơ thể khác hay phương tiện khác.

- Nhóm nghĩa tốc độ, thời gian có 2 nét nghĩa: nhanh; thời điểm. Nét nghĩa có lượng từ mang nghĩa lớn hơn là thời điểm (tiếng Việt và tiếng Lào đều có ở 17 từ ), tiêu chí có lượng từ mang nghĩa nhỏ hơn là nhanh (tiếng Việt và tiếng Lào đều có ở 10 từ).

Nhưng ngoài các từ có nét nghĩa nhanh, các từ còn lại không hẳn có nét nghĩa chậm. Điều này cho thấy thời gian là phương diện được quan tâm nhiều hơn phương diện tốc độ khi người Việt và người Lào tiến hành hoạt động chuyển rời đối tượng.

- Xét trong toàn hệ thống thì nét nghĩa có lượng từ mang nghĩa lớn nhất là nét nghĩa mục đích rời chuyển (49 từ tiếng Việt, 37 từ tiếng Lào). Tiếp đến là nét nghĩa đối tượng là vật nhỏ/ nhẹ (đều có 32 từ tiếng Việt và tiếng Lào), và phương tiện bằng tay (32 từ tiếng Việt, 25 từ tiếng Lào). Điều này một lần nữa khẳng định đây là 3 nét nghĩa quan trọng nhất của nhóm từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào.

2.2.2.3. Về mối quan hệ giữa các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa của hệ thống từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào

- Nhóm thứ nhất (đối tượng được chuyển rời) quan hệ với các nhóm khác như sau:

+ Nếu từ có nét nghĩa đối tượng là đồ vật nhỏ/nhẹ mà có nét nghĩa (mục đích)

giữ thì thường cũng có nét nghĩa vị trí. Còn khi từ đó có nét nghĩa (mục đích) rời chuyển thì thường cũng có các nét nghĩa liên quan đến hướng di chuyển.

Ví dụ: Từ xách trong Tôi xách cái cặp lên lớp có nét nghĩa đối tượng là đồ vật nhỏ/nhẹ, có mục đích giữ thì cũng có nét nghĩa nét nghĩa vị trí (cạnh chủ thể).

Từ đá trong Em trai đá bóng có nét nghĩa đối tượng là đồ vật đồ vật nhỏ/nhẹ, có mục đích chuyển rời thì có nét nghĩa hướng (hướng lênhướng xuống).

+ Nếu từ có nét nghĩa đối tượng là đồ vật to/nặng thì thường có nét nghĩa (mục đích) rời chuyển, và có nét nghĩa vị trí.

Ví dụ: Từ dắt trong Anh ấy dắt xe đi sửa có nét nghĩa đối tượng là đồ vật to/nặng, có nét nghĩa (mục đích) rời chuyển, và có nét nghĩa vị trí (cạnh chủ thể).

Từ trong mâm cơm có nét nghĩa đối tượng là đồ vật, to/nặng (mâm),

có nét nghĩa (mục đích) rời chuyển, và có nét nghĩa vị trí (trước chủ thể).

-Các từ có nét nghĩa (mục đích) rời chuyển nhiều trường hợp đồng thời có nét nghĩa phương tiện khác đi kèm. Các từ có nét nghĩa (mục đích) giữ nhiều trường hợp không có nét nghĩa phương tiện khác đi kèm.

Ví dụ: Từ gánh trong Chị ấy gánh nước về nhà có nét nghĩa có mục đích rời chuyểnphương tiện khác đi kèm (quang gánh, đòn gánh).

Ví dụ: Từ múc trong Em gái múc canh cho tôi có nét nghĩa có mục đích rời chuyểnphương tiện khác đi kèm (cái thìa).

Từ mang trong Tôi luôn mang theo chứng minh thư có nét nghĩa mục đích giữ,

không có nét nghĩa phương tiện khác đi kèm - Nhận xét:

+ Trừ nhóm nét nghĩa thuộc tiêu chí tốc độ, thời gian, các nhóm nét nghĩa còn lại đều có quan hệ nhất định với nhau.

+ Qua khả năng chi phối các nét nghĩa khác của hai nhóm nét nghĩa đối tượng được chuyển rờimục đích, một lần nữa cho thấy tầm quan trọng nổi bật của hai nhóm nét nghĩa này trong hệ thống từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào.

2.2.2.4. Đối chiếu nghĩa của từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào

a) Một số nhận xét chung a1) Về tỉ lệ nét nghĩa của mỗi từ

Bảng 5 cho thấy, với 57 từ, từ tiếng Việt đã xuất hiện 312 lượt ở các nét nghĩa, trung bình mỗi từ chứa 5,47 nét nghĩa. Còn từ tiếng Lào có 41, xuất hiện 265 lượt, trung bình mỗi từ chứa 6,46 nét nghĩa.

Như vậy, ở tiếng Lào, tỉ lệ từ không cao bằng ở tiếng Việt, nhưng bù lại tỉ lệ lượt nghĩa lại cao hơn cả về lượng nét nghĩa trung bình ở mỗi từ và tỉ lệ lượt nét nghĩa xuất hiện trong toàn hệ thống từ chỉ HĐCRĐT.

Có thể giải thích điều này như sau: Mỗi cộng đồng ngôn ngữ đều đứng trước những nhu cầu biểu đạt lượng hiện thực khách quan về việc di chuyển đối tượng gần như nhau. Vì vậy, nếu ngôn ngữ của cộng đồng nào có lượng từ lớn thì số chức năng phân chia ra cho mỗi từ sẽ không lớn. Ngược lại, nếu ngôn ngữ của cộng đồng nào có lượng từ nhỏ thì số chức năng phân chia ra cho mỗi từ phải đảm đương sẽ lớn. Để sao cho tổng chức năng các hệ thống từ có thể biểu đạt được là gần tương đương nhau.

a2) Về mối tương quan giữa lượng nét nghĩa và lượng từ

Qua bảng 5, có thể thấy được mỗi từ có bao nhiêu nét nghĩa. Trên cơ sở đó, cũng có thể thống kê ra các từ có cùng số lượng nét nghĩa. Vì vậy, dưới đây chúng tôi có bảng thống kê các từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào theo số lượng nét nghĩa.

Bảng 2.7: Thống kê các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và tiếng Lào theo lượng nét nghĩa

Số nét nghĩa

Trong tiếng Việt Trong tiếng Lào

Các từ Số lượng từ Các từ Số lượng từ 2 bế bồng 1 0 3 nắm, mang vác, kẹp, gánh gồng, khuân vác. 5 căm, nịp 2

4 cầm, mang, bưng bê, ấn, rinh, ẵm, vác, dúi, khuân, gùi, tâng 11

chắp, thứ, bo lị can, cốt, nhặt, nhại, ụm, bạch, tọ 9

5

bê, bưng, du đẩy, gieo, tra, dìu, vốc, nhúp, bồng, gồng, khênh, khiêng, cắp 13 nh c, nho, vàn, lông, p kh p p khong, c p, giúp, khon, hám 9 6 xách, b c, g p, múc, xúc, đ ị u, đ ộ i, y 8 hỉu, chốc, khịp, tắc, soạn, 5 7 tung, ném, quăng, vứt, thả, dắt, bế, đẩy, đẩn, cõng, gánh, ôm, hích, đá 14

thỉm, chung, chìa, hạp, phai,

cọt, tệ 7

8 du, xô, búng, kéo, lôi 5 nhôn, quành, khoàng, pòi, địt,

đưng, lạc, kè 8

9  0 xục 1

Như vậy, những từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt 7 nét nghĩa chiếm số lượng lớn nhất (có 14 từ) và trong tiếng Lào thì từ có 4, 5 nét nghĩa chiếm số lượng lớn nhất (đều có 9 từ). Tiếng Việt và tiếng Lào đều không có từ chỉ HĐCRĐT mang dưới 2 và trên 8 (tiếng Việt) hoặc 9 nét nghĩa (tiếng Lào). Những từ chỉ HĐCRĐT có số lượng lớn thứ hai ở tiếng Lào là 2 nhóm: nhóm 8 nét nghĩa và nhóm mang 7 nét nghĩa. Trong khi, những từ chỉ HĐCRĐT có số lượng lớn thứ hai ở tiếng Việt là 2 nhóm: nhóm 5 nét nghĩa, nhóm mang 4 nét nghĩa. Điều này, một lần nữa khẳng định một kết luận ở trên là trung bình mỗi từ chỉ HĐCRĐT tiếng Lào mang lượng nét nghĩa lớn hơn mỗi từ tiếng Việt.

Sau đây, luận văn sẽ xét mối quan hệ ngữ nghĩa trong từng cặp tương ứng. Đó là quan hệ đồng nghĩa và quan hệ gần nghĩa.

1) Đồng nghĩa

Đây là quan hệ có thể xảy ra giữa từ tiếng Việt với từ tiếng Lào hoặc từ tiếng Việt với cụm từ tiếng Lào.

* Đồng nghĩa giữa từ với từ

Bảng 2.8: Thống kê các cặp đồng nghĩa giữa từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Lào

TT Từ trong tiếng Việt TT Từ trong tiếng Lào

1 cầm 1 chắp 2 nắm 2 căm 3 mang 3 thứ 4 xách 4 hỉu 5 5 nhộc 6 bưng 6 nho

7 bưng bê 7 bo lị can

8 vứt 8 thỉm 9 bốc 9 chốc 10 búng 10 địt 11 ấn 11 cốt 12 dúi 12 nhặt 13 gieo 13 vàn 14 tra 14 lông 15 dắt 15 chung 16 dìu 16 pạ khặp pạ khong 17 rinh 17 nhại 18 vốc 18 cọp 19 nhúp 19 giúp 20 ẵm 20 ụm 21 kéo 21, 22, 23 đưng, lạc, kè 22 lôi 23 gắp 24 khịp 24 kẹp 25 nịp 25 múc 26 tắc 26 xúc 27 soạn 27 vác 28 bạch 28 cõng 29 chìa 29 gánh 30 hạp 30 gồng 31 khon 31, 32 khênh/ khiêng 32 hám

33 ôm 33 cọt

34 đá 34 tệ

35 tâng 35 tọ

* Đồng nghĩa giữa từ với cụm từ

Bảng 2.9: Thống kê các cặp đồng nghĩa giữa từ chỉ hoạt động

chuyển rời đối tượng trong tiếng Việt và cụm từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng Lào

TT Từ trong tiếng Việt TT Từ trong tiếng Lào

1 mang vác 1 thứ pay

2 du đẩy 2 phặc đăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 53 - 64)