Đối chiếu các nét nghĩa tham gia vào việc tạo nghĩa chuyển và phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 94 - 96)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Đối chiếu các nét nghĩa tham gia vào việc tạo nghĩa chuyển và phương

chuy n và phư ơ ng thc chuy n nghĩ a t ch ho t đ ộ ng

chuy n r i đ ố i tư ợ ng trong tiế ng Vi t và tiế ng Lào

Có thể so sánh một số vấn đề về nghĩa của từ chỉ HĐCRĐT tiếng Việt và tiếng Lào nhiều nghĩa trong bảng sau:

Bảng 3.6: Đối chiếu một số đặc điểm ngữ nghĩa của các từ đa nghĩa chỉ hoạt động chuyển rời đối tượngtrong tiếng Việt và tiếng Lào

Từ chỉ HĐCRĐT tiếng Việt Từ chỉ HĐCRĐT tiếng Lào

Các nét nghĩa tham gia vào việc

tạo nghĩa chuyển

- Có 12 nét nghĩa: mục đích rời chuyển; mục đích giữ; đối tượng là vật nhỏ nhẹ; tốc độ nhanh; hướng xuống; phương tiện bằng tay; đối tượng là vật to/ nặng; hướng lên; mục đích bỏ đi; Phương tiện không bằng tay (đầu, chân); tính thời điểm; phía trước chủ thể.

+ Tham gia vào việc chuyển nghĩa nhiều nhất là nét nghĩa mục đích rời chuyển (21 trường hợp), thứ nhì là mục đích giữ (8 trường hợp), giảm dần ở các nét nghĩa còn lại theo thứ tự kể trên.

- Chỉ có 8 nét nghĩa: mục đích rời chuyển; đối tượng là vật nhỏ/ nhẹ; phương tiện bằng tay; mục đích giữ; hướng xuống; đối tượng là vật to/ nặng, mục đích bỏ đi; tốc độ nhanh.

+ Tham gia vào việc chuyển nghĩa nhiều nhất là nét nghĩa mục đích rời chuyển (11 trường hợp), thứ nhì là đối tượng vật nhỏ/ nhẹ (5 trường hợp), giảm dần ở các nét nghĩa còn lại. Phương thức chuyển nghĩa - Chỉ có 3 phương thức: ẩn dụ, thu hẹp nghĩa và hoán dụ.

- Trong đó, đại đa số trường hợp dùng phương thức ẩn dụ (63/72, chiếm 87,50%).

- Chỉ có 3 phương thức: ẩn dụ, thu hẹp nghĩa và mở rộng nghĩa. -Trong đó, đại đa số trường hợp dùng phương thức ẩn dụ (22/33, chiếm 66,67%).

Có thể rút ra mấy điểm thống nhất và khác biệt ở mặt ngữ nghĩa giữa từ chỉ HĐCRĐT tiếng Việt và tiếng Lào qua bảng đối như sau:

-Điểm thống nhất:

+ Có 8 nét nghĩa sau tham gia vào việc chuyển nghĩa ở cả hai ngôn ngữ: mục đích rời chuyển; đối tượng là vật nhỏ/ nhẹ; phương tiện bằng tay; mục đích giữ; hướng xuống; đối tượng là vật to/ nặng, mục đích bỏ đi; tốc độ nhanh. Tham gia vào việc chuyển nghĩa trong nhiều trường hợp nhất đều là nét nghĩa mục đích rời chuyển.

+ Đều dùng 2 phương thức chuyển nghĩa: ẩn dụ và thu hẹp nghĩa. Trong đó, đại đa số trường hợp đều dùng phương thức ẩn dụ.

-Điểm khác biệt:

- Nét nghĩa dùng làm cơ sở chuyển nghĩa ở từ chỉ HĐCRĐT tiếng Việt phong phú hơn, ngoài 8 nét nghĩa chung, còn thêm 4 nét nghĩa: hướng lên; phương tiện không bằng tay (đầu, chân); tính thời điểm; phía trước chủ thể.

- Bên cạnh hai phương thức chung, từ chỉ HĐCRĐT đa nghĩa tiếng Việt còn dùng phương thức hoán dụ, từ chỉ HĐCRĐT đa nghĩa tiếng Lào còn dùng phương thức mở rộng nghĩa để chuyển nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 94 - 96)