Sự phân loại động từ trong tiếng Việt và tiếng Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 25 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Sự phân loại động từ trong tiếng Việt và tiếng Lào

Có thể phân loại ĐT thành hai nhóm lớn: ĐT không độc lập và ĐT độc lập. Các nhóm này lại được chia tiếp thành các nhóm nhỏ hơn.

a) Động từ không độc lập

Đây là những ĐT biểu thị quá trình chưa đầy đủ, trọn vẹn.

Do còn trống nghĩa, khi làm thành phần câu, lớp từ này thường đòi hỏi kết hợp với thực từ (thường là ĐT độc lập). ĐT không độc lập gồm hai nhóm: ĐT tình thái và ĐT quan hệ.

a1) Động từ tình thái: Là những ĐT biểu thị tình thái vận động, quá trình nhưng tự thân chưa mang nghĩa trọn vẹn. Dựa vào ý nghĩa, có thể chia ĐT thình thái thành các nhóm nhỏ: ĐT chỉ sự cần thiết (cần, nên, phải, cần phải, khỏi, khỏi phải, ...); ĐT chỉ khả năng (có thể, không thể, chưa thể); ĐT chỉ ý nguyện (toan, định, dám, chực, mong, chịu, dám, nỡ, buồn); ĐT chỉ sự thụ động (bị, được, chịu, đành, …). a2) Động từ quan hệ: Là những ĐT biểu thị quan hệ giữa chủ thể với nội dung nêu ở từ ngữ sau ĐT chỉ quan hệ. Đó có thể là quan hệ giữa các thực thể, các quá trình hoặc các đặc trưng. Chẳng hạn: ĐT chỉ quan hệ đồng nhất - chức nghiệp (làm); ĐT chỉ quan hệ biến hóa (thành, hóa thành, biến thành, hóa ra, ...); ĐT chỉ quan hệ sở hữu (có, còn); ĐT chỉ quan hệ diễn biến trong không gian (gần, xa, gần gụi ...); - ĐT chỉ quan hệ diễn biến theo thời gian (bắt đầu, tiếp tục, thôi, ngừng...)

b. Động từ độc lập

ĐT độc lập là những ĐT tự thân có nghĩa. Chúng có thể được dùng độc lập không cần ĐT khác đi kèm khi làm thành phần câu.

b1) Động từ nội động

* Đặc điểm:

Về ý nghĩa: ĐT nội động là những ĐT chỉ trạng thái hay hoạt động không hướng tới, tác động tới một đối tượng nào ở bên ngoài chủ thể. Ví dụ các ĐT: đi, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ ngơi, ốm, nghĩ ngợi, hồi hộp, băn khoăn, càu nhàu, sụt sùi, ...

Về hình thức: ĐT nội động không chi phối bổ tố bắt buộc. Mô hình câu có VN là ĐT nội động dạng tối giản là: C-V: Nó ốm. Nếu câu có VN là ĐT nội động có thành tố phụ thì đó là các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân. Ví dụ;

* Các nhóm ĐT nội động

- ĐT chuyển động (chỉ sự vận động di chuyển): ĐT chuyển động có ý nghĩa chỉ sự tự chuyển dời trong không gian. Đây là nhóm ĐT di chuyển đích thực, gồm các ĐT di chuyển không có hướng như: đi, chạy, bò, bơi, lăn, trườn; ĐT di chuyển có hướng như lên, xuống, ra, vào, sang, qua ...

- ĐT chỉ tư thế, trạng thái: Đây là những ĐT biểu thị tư thế tĩnh tại của chủ thể, hoặc trạng thái vật lý, tâm lí như: vỡ, nứt, thức, ngủ, bối rối, hậm hực, ngồi, nằm, đứng ...

- ĐT tồn tại: Nhóm này gồm các ĐT chỉ sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến của đối tượng như: có, còn, nảy sinh, nở, mọc, lặn, ở, nổi, sống, chết, tàn, tắt, tan tác, ...

b2) Động từ ngoại động

* Đặc điểm:

Về ý nghĩa: ĐT ngoại động là các ĐT chỉ các hoạt động hướng tới hoặc tác động tới đối tượng bên ngoài chủ thể.

Về hình thức: ĐT ngoại động đòi hỏi phải có bổ tố - thành tố phụ cho ĐT (hoặc TT). Ví dụ: tiệc, bạn, phim, của trong dự tiệc, mến bạn, xem phim, cây của, ...

* Các nhóm ĐT ngoại động

Dựa vào số lượng bổ tố bắt buộc bị chi phối, có thể chia các ĐT ngoại động thành nhóm ĐT chi phối một bổ tố và nhóm ĐT chi phối hai bổ tố.

Dựa vào kiểu cấu tạo của bổ tố, có thể tiếp tục chia nhóm ĐT chi phối một bổ tố thành ĐT chi phối bổ tố là một từ, một ngữ và nhóm ĐT chi phối bổ tố là cụm C-V.

(1a) Động từ chi phối bổ tố là một từ, một ngữ

- ĐT là tác động tích cực: Đó là những ĐT biểu thị hoạt động mà kết quả của nó có thể làm đối tượng khách quan phải thay đổi về trạng thái, tính chất, hoặc vị trí không gian, thời gian cùng những hoạt động mà kết quả làm cho đối tượng hình thành, tiếp tục, tồn tại hay tiêu hủy. Thuộc nhóm này là các ĐT như: ăn, uống, học, xây, lau, chặt, đào, trồng, may, cắt, giết, gánh, xách, thổi ...

- ĐT chỉ hoạt động cảm xúc: Đây là những ĐT hướng cảm xúc tới đối tượng khách quan nhưng không làm đối tượng bị thay đổi về trạng thái, tính chất như: yêu, ghét, kính trọng, chán, thương, nhớ, tin tưởng, ...

- ĐT chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể: Đây là những ĐT biểu thị hoạt động mà chủ thể gây ra và chuyển tới bộ phận cơ thể mình: cau, cúi, chép, lim dim, nhắm, ngửa, nhăn, nháy, phùng, phưỡn, vẫy, vục, vươn, xòe, xua, ... và một số ĐT dùng riêng cho động vật như: quắp, quặp, cúp, cụp, húc, ngoe nguẩy, ve vẩy, ... Bổ tố đặt sau các ĐT này chỉ có thể là các bộ phận cơ thể như: đầu, mặt, miệng, mắt, má, tay, bụng, ...

(1b) Động từ có thể chi phối bổ tố là cụm chủ vị

- ĐT cảm nghĩ, nói năng: Đó là nhóm ĐT biểu thị hoạt động của trí não, của các cơ quan cảm giác và ngôn ngữ: Nhóm từ này có thể đòi hỏi bổ tố là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V thường biểu thị nội dung của những cảm giác, tình cảm, suy nghĩ, hoặc nội dung của lời nói mà người ta muốn diễn đạt. Ví dụ: bảo, đồn, kể, kêu, khen, khoe, phao, nói, tuyên bố, trả lời, cãi, nhận định, cảm thấy, biết, hiểu, tin, nghĩ, mong, muốn, hi vọng, quên, nghe, ...

- ĐT gây khiến: Các ĐT này chỉ hoạt động gây ra một hệ quả nào đó, giữa CN

và bổ tố (cụm C-V) thường có quan hệ nhân quả. Tiêu biểu cho nhóm này là các ĐT:

làm, khiến.

(2) Nhóm động từ chi phối hai bổ tố

Nhóm ĐT này có mô hình là C-V-B1, B2, bao gồm các tiểu nhóm:

-ĐT trao nhận: Những ĐT này chỉ vận động, hoạt động mang ý nghĩa trao nhận. Các ĐT trao nhận thường có bổ tố B1 chỉ vật được trao hoặc nhận (tức đối tượng bị thay đổi về kẻ sở hữu), bổ tố B2 chỉ kẻ được tiếp nhận (có thể có từ cho

nhóm này gồm có: cho, tặng, biếu, nhường, chia, ban, phát, cấp, dành, đưa, đút lót, vay, mua, bán, lấy, cướp, ăn cắp, đoạt, xin, nhận ... Ví dụ:

- ĐT cầu khiến: Đây là những ĐT có tác động ngăn cấm hay yêu cầu đối tượng thực hiện một hoạt động nào đó. Các ĐT này thường có B1 chỉ đối tượng cầu khiến, B2 chỉ nội dung cầu khiến. Các ĐT cầu khiến thường gặp là: bảo, bắt, sai, yêu cầu, đề nghị, thúc ép, rủ, mời, cấm, nài, nài ép, đòi hỏi, ...

- ĐT đánh giá nhận xét: Nhóm ĐT này biểu thị sự đánh giá, nhận xét đối tượng. Chúng đòi hỏi hai bổ tố: B1 biểu thị đối tượng đánh giá, nhận xét, B2 nêu đặc trưng của đối tượng hay kết quả của sự đánh giá, nhận xét. Các ĐT thuộc nhóm này là: coi, lấy, gọi, xác nhận, thừa nhận, cho rằng..., và cả các ĐT chỉ sự lựa chọn, cất nhắc: bầu, chọn, cử, lựa, tôn, phong,...

- ĐT biến hóa: Nhóm này gồm các ĐT chỉ hoạt động tác động vào đối tượng tạo sự biến đổi về đặc điểm, thể chất. Chúng đòi hỏi hai bổ tố: B1 biểu thị đối tượng mà hoạt động do ĐT biểu thị tác động tới, B2 nêu kết quả biến hóa. Thuộc nhóm này là các ĐT: biến, hóa, đổi, chuyển, xây dựng, vun đắp,...

Lưu ý: Các ĐT chỉ sự biến đổi đối tượng trên có thể có hình thức như ĐT chỉ quan hệ biến hóa nhưng được sử dụng khác với nhóm ĐT đó.

- ĐT nối kết: Đây là các ĐT chỉ hoạt động khiến các đối tượng hòa hợp, gắn kết với nhau. Chúng thường đòi hỏi hai bổ tố. Các ĐT thuộc nhóm này là: pha, hòa, trộn, ghép, gắn, kèm, nối,...

- Thuộc nhóm này còn có ĐT chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng [25, tr 51-65 ]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)