Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 96 - 103)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Tiểu kết chương 3

Chương 3 của luận văn dùng để khảo sát, đối chiếu từ đa nghĩa chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào về mặt số lượng từ, số lượng nghĩa chuyển, các nét nghĩa cơ sở và phương thức chuyển nghĩa.

Từ đa nghĩa chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào giống nhau về sự tỉ lệ nghịch giữa số lượng từ với số nghĩa mà nó có. Và chúng cũng cơ bản giống nhau ở nét nghĩa cơ sở cho sự chuyển nghĩa (8 nét nghĩa) và phương thức chuyển nghĩa (ẩn dụ và thu hẹp nghĩa).

Điểm khác biệt cơ bản của từ chỉ HĐCRĐT đa nghĩa trong hai ngôn ngữ là số lượng từ và số lượng nghĩa chuyển ở tiếng Việt lớn hơn hẳn ở tiếng Lào. Số nét nghĩa làm cơ sở cho sự chuyển nghĩa ở từ chỉ HĐCRĐT đa nghĩa tiếng Việt cũng phong phú hơn, phương thức thì có chút khác biệt.

Những điều này cho ta thấy rằng hiện thực khách quan đòi hỏi được biểu thị ở tiếng Việt phong phú hơn ở tiếng Lào. Nhưng cách thức tư duy về mặt ngôn ngữ của hai dân tộc thì cơ bản giống nhau.

KẾT LUẬN

Theo mục đích, nhiệm vụ đã đề ra, vận dụng các phương pháp đã xác định, luận văn đã miêu tả từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào và rút ra một số kết luận sau:

1. Từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào có số lượng rất lớn. Đặc điểm này phản ánh thực tế kinh tế xã hội của hai nước trong lịch sử. Nhưng số lượng từ chỉ HĐCRĐT tiếng Việt lớn hơn trong tiếng Lào. Có một số trường hợp nhiều từ tiếng Việt chỉ có 1 từ tiếng Lào tương ứng và nhiều từ tiếng Việt không có từ tương ứng trong tiếng Lào. Những điều này cho thấy vốn từ tiếng Việt có phần phong phú hơn vốn từ tiếng Lào ở trường hợp hệ thống từ chỉ HĐCRĐT, sự phân chiết hiện thực khách quan cũng khác nhau ở hai ngôn ngữ.

2. Để xác định các nét nghĩa của từ chỉ HĐCRĐT, tiếng Việt và tiếng Lào đều có thể dùng 5 tiêu chí để tạo thành 5 nhóm nét nghĩa: phương tiện chuyển rời, đối tượng được chuyển rời; vị trí, hướng di chuyển; tốc độ, thời gian; mục đích. Trong đó nhóm có lượng nét nhiều nhất là phương tiện chuyển rời. Điều này phản ánh phần nào hiện thực cuộc sống gần gũi nhau ở hai quốc gia Việt, Lào trong lịch sử.

3. Ở cả hai ngôn ngữ, nhóm có lượng từ chỉ HĐCRĐT mang nghĩa lớn nhất là

đối tượng được chuyển rời, lớn thứ hai là mục đích, và giảm dần qua các nhóm vị trí và hướng di chuyển; phương tiện chuyển rời; tốc độ, thời gian. Đây là cơ sở cho thấy phần nào đặc điểm nhận thức thống nhất ở hai cộng đồng ngôn ngữ. Các nét nghĩa có lượng từ mang nghĩa lớn là nét nghĩa (mục đích) rời chuyển, thứ đến là đồ vật nhỏ/nhẹ phương tiện bằng tay. Như vậy, vai trò quan trọng nổi bật của 3 nhóm nét nghĩa mục đích, đối tượng được chuyển rờiphương tiện chuyển rời một lần nữa được khẳng định, hiện thực kinh tế xã hội của người Việt và người Lào trong lịch sử cũng phần nào được phản ánh và lưu giữ.

4. Ở từ chỉ HĐCRĐT tiếng Việt và tiếng Lào, các nhóm nét nghĩa có mối quan hệ chi phối lẫn nhau. Đặc biệt là hai nhóm nét nghĩa đối tượng được chuyển rời mục đích.

5. Tỉ lệ nét nghĩa của mỗi từ chỉ HĐCRĐT ở tiếng Việt là 5,49, của mỗi từ chỉ HĐCRĐT ở tiếng Lào là 6,48. Như vậy, ngôn ngữ có lượng từ phong phú hơn thì có số nét nghĩa ở mỗi từ lại ít hơn, và ngược lại. Kết luận có thể rút ra ở đây là hai cộng đồng ngôn ngữ Việt, Lào đều đứng trước những yêu cầu biểu đạt lượng hiện thực khách quan về phương diện chuyển rời đối tượng gần tương đương nhau.

6. Từ chỉ HĐCRĐT tiếng Việt và tiếng Lào có 35 cặp đồng nghĩa giữa từ với từ; và 4 cặp đồng nghĩa giữa từ với cụm từ. Bên cạnh đó có 11 từ tiếng Việt gần nghĩa với 6 từ tiếng Lào; và 7 từ tiếng Việt gần nghĩa với 6 cụm từ tiếng Lào. Khi dịch các trường hợp đồng nghĩa, chỉ cần dùng từ/ cụm từ tương ứng. Còn khi dịch các trường hợp gần nghĩa, cần dựa vào tình huống giao tiếp và văn cảnh để chọn từ/ cụm từ phù hợp.

7. Từ đa nghĩa chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào đều có quan hệ tỉ lệ nghịch giữa số lượng từ với số nghĩa mà nó có. Nét nghĩa cơ sở cho sự chuyển nghĩa và phương thức chuyển nghĩa cũng cơ bản gống nhau. Tuy nhiên, số lượng từ đa nghĩa chỉ HĐCRĐT và số nghĩa chuyển ở tiếng Việt lớn hơn hẳn ở tiếng Lào. Số nét nghĩa làm cơ sở cho sự chuyển nghĩa trong từ đa nghĩa chỉ HĐCRĐT tiếng Việt cũng phong phú hơn, phương thức chuyển nghĩa có chút khác biệt. Những đặc điểm này cho thấy hiện thực khách quan đòi hỏi được biểu thị qua từ chỉ HĐCRĐT ở tiếng Việt phong phú hơn ở tiếng Lào, nhưng hai dân tộc vẫn cơ bản giống nhau về cách thức tư duy về mặt ngôn ngữ.

Như vậy, luận văn đã có một số đóng góp về lí luận và thực tiễn.

Về lí luận: Luận văn đã làm rõ một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống từ chỉ HĐCRĐT trong tiếng Việt và tiếng Lào về các mặt số lượng và ngữ nghĩa. Trên cơ sở đó, chỉ ra một số đặc điểm về lịch sử, văn hóa, đặc điểm tư duy của hai dân tộc và cách dịch chuyển giữa hai ngôn ngữ.

Về thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể phần nào được sử dụng vào việc làm từ điển song ngữ Việt- Lào, giúp ích phần nào cho những người làm công tác dịch thuật và những người muốn tìm hiểu ngôn ngữ,văn hóa hai nước Việt - Lào.

Trong phạm vi một luận văn cao học với dung lượng không lớn, những kết quả mà chúng tôi có được là rất khiêm tốn. Hơn nữa, do trình độ hạn chế, lại phải làm việc với một đối tượng khó là ngữ nghĩa học, luận văn khó tránh khỏi những kiến giải chưa thỏa đáng, những thiếu sót, hạn chế. Để có được cái nhìn tổng thể, toàn diện về động từ tiếng Việt và tiếng Lào, cần có một công trình quy mô lớn hơn. Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là gợi mở cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về động từ trong hai ngôn ngữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Tập II, Nxb.Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Văn Thung (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

3. Diệp Quang Ban (Chủ biên) - Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

5. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại (In lần thứ tư), Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng, Từ ghép, Đoản ngữ. 7. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội. 8. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Hà Nội.

9. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb.Đại học và Trung học chuyên nghiệp. (Biên tập: Vũ Thúy Anh).

11. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

12. Phạm Đức Dương, TS. Onekeo NUANNAVONG (ĐỒNG CHỦ BIÊN Từ điển tiếng Việt - Lào, (2011), Nxb.Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

13. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

14. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt từ loại, Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Thiện Giáp (1997), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb. Khoa học xã hội

16. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Thiện Giáp (2014), Từ và từ vựng học tiếng Việt, Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Phan Thị Nguyệt Hoa (2012), Từ đa nghĩa từ vựng trong tiếng Việt hiện đại, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 20. Đỗ Việt Hùng (2013), Ngữ nghĩa học (từ bình diện hệ thống đến hoạt động),

Nxb.Đại học Sư phạm Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Ly Kha, Ngữ pháp tiếng Việt (Dùng cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học), (Tái bản lần thứ nhất), Nxb.Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

22. Nguyễn Lai, (1990), Về nhóm động từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt, tập 1, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

24. Hà Quang Năng (người biên soạn), (2004), Chuyên đề phương pháp phân tích thành tố nghĩa, Viện khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ hoc, Hà nội.

25. Ngô Thúy Nga, Nguyễn Thu Quỳnh (2013), Đề cương bài giảng Ngữ âm - từ vựng tiếng Việt, Nxb.Đại học Thái Nguyên.

26. Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Nhung (2014), Ngữ pháp tiếng Việt (Giáo trình nội bộ dành cho sinh viên ngành Ngữ Văn), Nxb.Đại học Thái Nguyên.

28. Hoàng Phê, Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa (In lần thứ năm, có sửa chữa và bổ sung) (2013), Từ điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng -Trung tâm Từ điển, Hà Nội.

29. Robert Lado, (Hoàng Văn Vân dịch Nguyên bản tiếng Anh Linguistics Across Cultures, MICHIGAN UNIVERSITY PRESS, 1957),

30. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb. Khoa học, Hà Nội.

31. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32. Nguyễn Văn Thành (2001), Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp học), Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội.

33. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. (tái bản lần thứ 8).

34. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb.Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.

35. Lê Quang Thiêm (2006), Ngữ nghĩa học, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

36. Nguyễn Đức Tồn (2006), Từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Nguyễn Đức Tồn (2010), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb.Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

38. Lê Ngọc Trà (2003) (tái bản lần thứ nhất), Văn hóa Việt Nam - đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb.GD, Hà Nội.

39. Nguyễn Văn Tu (1985), Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb.Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

40. Bùi Tất Tươm (1997), Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

41. Trần Quốc Vượng (Chủ biên, 2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb.Giáo dục, H. (Tái bản lần thứ 8).

42. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

II. Tiếng Lào

43. Bounlerth SENGSOULINE (2002), Hệ thống ngôn ngữ Lào, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Quốc gia, Nxb.Giáo dục, Thủ đô Viêng Chăn.

44. Chansouly BUASAVANH, Keopanya INTHADALINE, Soulixay

XAYSOMBOUN (2007), Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Động từ đồng nghĩa trong tiếng Lào, Đại học Quốc gia Lào.

45. Methong SOUVANNIXAY, Khamhung SENMANY, Venphet SYSOULATH,

Somphai VILAYSACH, Meexay SOUKCHA LERN, Aonkeo

NUANENAVONG, Khamsone THONG MEEXAY, Bounlerth

SENGSOULINE, Duangta MANYVONG (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, Nxb.Giáo dục doanh nghiệp, Viêng Chăn.

46. Phoummy VONGVICHITH (1967), Ngữ pháp Lào

47. Saysana CHANTHAOUDOM (2000), các đề cương bài giảng Các từ loại trong tiếng Lào, Nxb.Giáo dục, Viêng Chăn.

48. Siviengkhach CONNIVONG (Nghiên cứu và biên soạn) (Có củng cố và bổ sung lần thứ I) Từ điển tiếng Việt - Lào, Từ điển tiếng Lào - Việt (2013), Nxb và phát hành sách Quốc gia, Viêng Chăn.

49. Syleua BOUNKHAM (Người hướng dẫn) (2009), Tìm hiểu các dân tộc ở nước Lào, Viện nghiên cứu dân tộc và tôn giáo Nxb. Thủ đô Viêng Chăn.

50. Thongkham AONMANYSONE (Nghiên cứu và biên soạn) (2008), Từ điển tiếng Lào, Nxb.Thư viện Quốc Gia, Viêng Chăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ nghĩa các từ chỉ hoạt động chuyển rời đối tượng trong tiếng việt và tiếng lào (Trang 96 - 103)