Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại việt nam (Trang 36)

2.3.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài

Có rất nhiều nghiên cứu về tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại ở các nước đang phát triển đi đến nhiều kết luận khác nhau. Trong nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại, có ba phương pháp chính thường được sử dụng. Thứ nhất là sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Thứ hai là tiếp cận theo mô hình VAR. Cách tiếp cận này giúp người nghiên cứu biết được truyền dẫn tỷ giá hối đoái khi cán cân thương mại phản ứng lại cú sốc tỷ giá. Thứ ba là tiếp cận theo phương pháp kiểm định đồng tích hợp và mô hình ECM. Thuận lợi của cách tiếp cận này là xem xét mối quan hệ truyền dẫn dài hạn trong mối quan hệ đồng liên kết giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Trong phần này tác giả tóm lược các công trình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại theo các phương pháp vừa nêu theo nhóm các quốc gia đối với các nghiên cứu ở ngoài nước.

2.3.1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại ở các nƣớc phát triển cán cân thƣơng mại ở các nƣớc phát triển

Upadhyaya and Dhakal (1997) được dẫn bởi Tihomir Stucka (2004) kiểm định tác động của phá giá nội tệ lên cán cân thương mại của tám nước đang phát triển (Colombia, Síp, Hy Lạp, Guatemala, Mexico, Ma-rốc, Singapore, và Thái Lan) áp dụng phương pháp của Wickens và Breusch (1988) đề xuất. Kết quả cho thấy CCTM chỉ cải thiện trong dài hạn với trường hợp phá giá của Mexico.

Bahmani-Oskoce và Kanitpong (2001) khi kiểm tra dữ liệu theo từng quý bằng ARDL giữa Thái Lan và năm đối tác thương mại chính trong giai đoạn 1973-1990, tìm bằng chứng về đường cong J trong thương mại song phương với Mỹ và Nhật Bản.

Brooks (1999), nghiên cứu về mối quan hệ tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Hoa Kỳ trong mối quan hệ thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và các nước G-7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Anh). Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu và kiểm định điều kiện Marshall- Lerner. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự mất giá đồng Đôla Mỹ so với đồng tiền của 5 nước Pháp, Đức, Ý, Nhật và Anh ngoại trừ Canada sẽ cải thiện cán cân thương mại Hoa Kỳ.

Mohsen Bahmani Oskooee và Brooks (1999), phân tích dữ liệu thương mại song phương của Mỹ với sáu đối tác thương mại lớn bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận ARDL phát triển bởi Pesaran và Shin (1997) và Pesaran, Shin và Smith (1996). Kết quả cho thấy có sự tồn tại của hiệu ứng tuyến J. Trong dài hạn, sự mất giá thực của đồng USD có tác động tích cực đối với CCTM của Mỹ.

Gupta-Kapoor và Ramakrishnan (1999), sử dụng mô hình ECM kết hợp hàm phản ứng xung (IRF) để xác định hiệu ứng đường cong J tại Nhật Bản với dữ liệu quý 1 năm 1975 tới quý 4 năm 1996. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tồn tại của đường cong J tại Nhật Bản. Điều này, đồng nghĩa với tình hình cán cân thương mại sẽ xấu đi

trong ngắn hạn sau khi có sự mất giá trong tỷ giá hối đoái nhưng sẽ được cải thiện trong dài hạn.

Wilson (2001) kiểm tra mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá song phương đối với hàng hóa giữa Singapore, Hàn Quốc vàMalaysia đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản nhưng không tìm thấy bằng chứng của một hiệu ứng đường cong J trừ Hàn Quốcvới Hoa Kỳ.

Tihomir Stucka (2004) đã nghiên cứu tác động của tỷ giá đến CCTM của Croatia sử dụng phương pháp tiếp cận ARDL được phát triển bởi Pesaran , Shin , và Smith ( 1996), Bewley (1979), sử dụng dữ liệu từ quý 1/1994 – quý 1/2002. Kết quả cho thấy có hiệu ứng tuyến J đối với Croatia. Phá giá 1% làm cho CCTM thâm hụt 2% - 3% trong ngắn hạn nhưng lại cải thiện từ 0.94% - 1.3% trong dài hạn. Trạng thái cân bằng được thiết lập sau 10 quý.

2.3.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở các nước đang phát triển cán cân thương mại ở các nước đang phát triển

Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001) đã kiểm định hiệu ứng tuyến J giữa Thái Lan và 05 đối tác thương mại lớn (Đức, Nhật Bản, Singapore, Anh và Mỹ), sử dụng dữ liệu quý trong thời gian quý 1/1973 – quý 4/1997 dựa trên phương pháp đồng liên kết. Kết quả tìm thấy hiệu ứng tuyến J trong trường hợp của Mỹ và Nhật Bản.

Olubenga Onafowora (2003), nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở Đông Nam Á. Nghiên cứu xem xét tác động trong ngắn hạn và dài hạn của hiệu ứng tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của 3 quốc gia ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia) trong thương mại song phương với Mỹ và Nhật Bản giai đoạn quý 1 năm 1980 đến quý 4 năm 2001, thông qua kiểm định với mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn trong thương mại song phương giữa Indonesia, Malaysia với

dẫn đến sự trì trệ trong cán cân thương mại ở 4 quý trong ngắn hạn, nhưng được cải thiện đáng kể trong dài hạn. Thái Lan đối diện với biến động tỷ giá hối đoái ban đầu giúp cán cân thương mại được cải thiện rồi thâm hụt và sau đó lại được cải thiện.

Liewa et al. (2004), nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của các quốc gia Đông Nam Á, thông qua việc nghiên cứu tình hình thay đổi tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Các quốc gia ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippin) với Nhật Bản – một quốc gia có mối quan hệ giao thương chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cán cân thương mại nhạy cảm với cung tiền thực hơn là nhạy cảm với tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu đã chỉ ra tỷ giá hối đoái của quốc gia sẽ cải thiện nếu cung tiền thực của quốc gia đó nhỏ hơn cung tiền thực của Nhật.

Yuen-Ling et al. (2008), nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Malaysia từ năm 1955 đến năm 2006. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng tích hợp với mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM. Kết quả nghiên cứu tìm thấy có tồn tại mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái trong dài hạn, tuy nhiên tác giả đã không tìm thấy hiệu ứng đường cong J không xuất hiện trong trường hợp của Malaysia.

2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Cũng có nhiều nghiên cứu định lượng về mối quan hệ này ở Việt Nam. Lord (2002) sử dụng mô hình ECM để khảo sát ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2001. Các kết quả thu được cho thấy hiệu quả của tác động thực sự ở Việt Nam, tỷ lệ về khả năng cạnh tranh quốc tế và nhu cầu xuất khẩu của nó là có ý nghĩa thống kê trong thị trường toàn cầu và một số thị trường khu vực. Độ co giãn tỷ giá hối đoái dài hạn của, Một nghiên cứu khác của Phan Thanh Hoan và Nguyễn Đăng Hảo (2007), sử dụng lý thuyết cho dữ liệu hàng quý từ năm 1995 (1) đến năm 2005 (4), thấy rằng tỷ giá hối đoái thực sự đã tác động đến thương mại cân bằng về lâu dài.

Nguyễn Văn Tiến (2003) nghiên cứu “Tỷ giá thực song phương và đa phương của Việt Nam giai đoạn từ 1992 – 2002”. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại không hoàn toàn khăng khít với nhau, nhưng tỷ giá thực có tác động nhanh và mạnh đến trạng thái cân bằng thương mại.

Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào (2007)“Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004”, đã sử dụng mô hình đồng liên kết và cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM – Error Correction Model) nhằm kiểm định các hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn của tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại và xác định mô hình hồi quy của mối quan hệ giữa hai nhân tố này. Kết quả cho thấy. Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại có quan hệ với nhau trong dài hạn và ngắn hạn, trong ngắn hạn, sự tác động của tỷ giá có tính chất trễ, và trong dài hạn hai biến số này tiến tới một quan hệ cân bằng (đồng liên kết), khi tỷ giá thay đổi 1% sẽ làm CCTM thay đổi 0.7042%.

Phạm Hồng Phúc (2009), nghiên cứu “Tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại Việt Nam”, số liệu ngoại thương giữa Việt Nam với 10 đối tác thương mại khác (Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ) từ quý 1/1999 – quý 4/2008. Kết quả tỷ giá thực có tác động đến cán cân thương mại, tỷ giá thực tăng giúp cải thiện cán cân thanh toán.

Nguyễn Văn Phúc & Phạm Thị Tuyết Trinh (2011) đo lường “Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn”, số liệu quý 1/2000 – quý 4/2010, dựa trên phương pháp đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Kết quả cho thấy phá giá làm CCTM xấu đi trong ngắm hạn và cải thiện trong dài hạn từ quý thứ 4 trở đi. Trạng thái cân bằng mới được thiết lập sau 12 quý.

Nguyễn Long Dinh (2013), nghiên cứu “Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam”, dữ liệu từ quý 1/1999 đến quý 4/2011 của Việt Nam với rổ tiền tệ 19 quốc gia đối tác thương mại lớn. Sử dụng phương pháp hồi quy đồng liên kết và cơ chế hiệu chỉnh sai số ECM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa tỷ giá

thực và cán cân thương mại trong ngắn hạn và dài hạn. Tác giả có nghi ngờ về dấu hiệu sự tồn tại của hiệu ứng đường cong tuyến S trong dài hạn.

Dương Duy Hưng (2013), trong nghiên cứu “Cán cân thương mại của Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa”, qua xem xét mối quan hệ giữa đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã cho thấy, đầu tư nói chung và đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ và rõ ràng nhất tới hoạt động xuất nhập khẩu và tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua và tác động này theo chiều hướng: thâm hụt của cán cân thương mại tỷ lệ thuận với mức độ gia tăng FDI vào Việt Nam, hay nói cách khác FDI tỷ lệ nghịch với CCTM.

Qua lượt khảo các nghiên cứu nước ngoài và trong nước, hầu hết đều xác định tỷ giá có tác động đến CCTM và tuân theo hiệu ứng đường cong tuyến J, trong đó nghiên cứu của Nguyễn Long Dinh (2013) là có nghi ngờ về dấu hiệu đường cong tuyến S trong dài hạn. Tuy nhiên trong mô hình nghiên cứu của các tác giả, số liệu chưa được cập nhật đến năm 2016 và xét đến tình hình thực tế Việt Nam hiện nay thì tỷ giá có còn tác động đến cán cân thương mại nữa hay không, nếu có tác động thì tích cực hay tiên cực. Các chương tiếp theo sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 tác giả đã trình bày tổng quan về khái niệm về tỷ giá, cán cân thương mại, mối quan hệ giữa tỷ giá đến cán cân thương mại, các nghiên cứu về tỷ giá trong và ngoài nước của các tác giả trước. Chương sau tác giả sẽ trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất và mô tả chi tiết các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu.

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chương này tác giả sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất, mô tả chi tiết các biến và kỳ vọng dấu, cách xử lý số liệu và tính tỷ giá thực, các bước thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng cho dữ liệu hồi quy chuỗi thời gian gồm vấn đề hồi quy giả mạo, kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết, ước lượng mô hình hồi quy.

3.1. Mô hình nghiên cứu định lƣợng

Đề tài nghiên cứu kế thừa mô hình nghiên cứu của Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001) đã được các tác giả Phạm Hồng Phúc (2009), Nguyễn Văn Phúc, Phạm Thị Tuyết Trinh (2011), Nguyễn Long Dinh (2013) nghiên cứu tại Việt Nam, và có bổ sung thêm các biến số khác từ Vũ Quốc Huy, Đoàn Hồng Quang (2013), Dương Duy Hưng (2013), Lê Việt Trung, Nguyễn Thị Thúy Vinh (2011), Thai-Ha Le, Youngho Chang, (2011) theo điều kiện thực tế và khả năng thu thập số liệu của Việt Nam. Lý do tác giả lựa chọn mô hình của Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001) vì có sự tương đồng về mặt địa lý cũng như nghiên cứu thông qua dữ liệu chuỗi thời gian quý dựa trên phương pháp đồng liên kết và kết quả cho thấy có sự tồn tại của đường cong tuyến J. Do vậy tác giả lựa chọn mô hình được biểu diễn theo phương trình dưới đây:

Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực song phương đối với chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu:

Giả thiết nghiên cứu là tỷ giá thực song phương và chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu có mối quan hệ đồng biến với nhau, tức khi tỷ giá thực song phương tăng thì chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu cũng tăng theo

Ln(X/M)t = α0 + α1lnGDPt-1 + α2lnGDP*t-1 + α3lnRERt-1 + εt

GDP,GDP* lần lượt là chỉ số GDP của Việt Nam và Mỹ RER là chỉ số tỷ giá thực song phương VND/USD

α0, α1, α2, α3là các hệ số hồi quy

Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực đa phương đối với chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu:

Giả thiết nghiên cứu là tỷ giá thực đa phương và chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu có mối quan hệ đồng biến với nhau, tức khi tỷ giá thực đa phương tăng thì chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu cũng tăng theo

Ln(X/M)t = β0 + β1lnGDPwt + β2lnGDPvnt + β3LnREERt + εt Trong đó (X/M) là tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu

GDPw,GDPvn lần lượt là chỉ số GDP trung bình và chỉ số GDP của Việt Nam REER là chỉ số tỷ giá thực đa phương

β0, β1, β2, β3là các hệ số hồi quy

Bảng 3.1: Mô tả các biến

Biến Mô tả Cách tính/ Đo lƣờng Kỳ vọng

Phụ thuộc

X/M Cán cân thương mại đo lường

bằng tỷ số thương mại X/M Chỉ số X/M

Độc lập

GDPvn GDP Việt Nam Chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam

-

trưởng GDP nước ngoài

REER Tỷ giá thực đa phương Chỉ số REER +

RER Tỷ giá thực song phương Tỷ giá thực song phương

+

Theo Nguyễn Văn Phúc, Phạm Tuyết Trinh (2011), tất cả các biến trong mô hình đều được chuyển về dạng logarit tự nhiên (Log, Ln) là để tận dụng đặc điểm của hệ số co giãn trong mô hình log – tuyến tính theo Khan & Hossain (2010), các hệ số độ nghiên đo lường độ co giãn của biến phụ thuộc dưới tác động của các biến độc lập, lấy logarit các chuỗi số liệu giúp cho số liệu có phân phối chuẩn.

Hầu hết các biến được đưa về dạng chỉ số để đảm bảo các biến số trong mô hình đều dương khi lấy log.

Biến phụ thuộc X/M: Theo Vũ Quốc Huy, Đoàn Hồng Quang (2013), cán cân thương mại được định nghĩa là sự khác biệt giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Trong một định nghĩa khác, cán cân thương mại còn là tỉ số giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu, thay vì sự khác biệt giữa chúng. Định nghĩa thứ hai về cán cân thương mại được nhiều tác giả sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây (Duasa, 2007; Waliullah và cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng tỉ số xuất khẩu/ nhập khẩu (X/M). vì CCTM Việt Nam thâm hụt kéo dài, (X/M) sẽ cho thấy được rõ nét nhất tình trạng cải thiện hoặc xấu đi của CCTM Việt Nam qua tương qua mức tăng xuất khẩu so với mức tăng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)