Kiểm định đồng tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại việt nam (Trang 47)

Để xác định có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Engle và Granger (1987) cho rằng kết hợp tuyến tính giữa các chuỗi thời gian không dừng có thể là 1 chuỗi dừng và sự kết hợp đó là đồng tích hợp => tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến. Nói cách khác, nếu phần dư của mô hình hồi quy giữa các chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng, thì kết quả hồi quy là thực và thể hiện mối liên hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình.

Mục đích của kiểm định đồng liên kết là xác định xem một nhóm các chuỗi không dừng có đồng liên kết hay không. Có nhiều phương pháp để xác định vấn đề này như kiểm định Engle – Granger, kiểm định CRDW, kiểm định Jonhansen & Juselius…

Trong luận văn này tác giả kiểm tra đồng tích hợp theo phương pháp Johansen & Juselius (1990) bằng phần mềm EVIEW. Phương pháp này dựa trên ước lượng giá trị “maximum likelihood”, giá trị maximum Engle” và giá trị thống kê “trace value” để xem có tồn tại véctơ đồng tích hợp nào không?

Giả thiết Ho: không có đồng tích hợp. Giả thiết H1: có tồn tại đồng tích hợp.

Nếu “trace value” hoặc “maximum Eigen value” < “Critical Value” thì chấp nhận giả thiết Ho.

Nếu “trace value” hoặc “maximum Eigen value” > “Critical Value” thì bác bỏ giả thiết Ho.

Trường hợp khi kết quả kiểm tra nếu phát hiện có tồn tại ít nhất một véc tơ đồng tích hợp, có nghĩa là tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến. Khi đó ta sẽ xác định hồi quy đồng tích hợp để đánh giá ảnh hưởng tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

Sau khi kiểm định quan hệ đồng tích hợp nếu xác nhận có mối quan hệ đồng tích hợp, mô hình hồi quy đồng tích hợp sẽ được ước lượng để kiểm định các hệ số hồi quy đồng tích hợp thể hiện mối quan hệ dài hạn giữa các biến.

3.2.3. Ước lượng mô hình hồi quy đồng tích hợp (Cointergrating regresstion)

Việc ước lượng mô hình hồi quy đồng tích hợp trong luận văn này sử dụng phương pháp ước lượng OLS được hiệu chỉnh hoàn toàn của Phillips and Hansen (1990). Phillips và Hansen (1990) đã đề xuất một ước lược sử dụng hiệu chỉnh các tham số để loại trừ những vấn đề gây ra bởi tương quan dài hạn giữa phương trình đồng kết hợp và các thay đổi có tính ngẫu nhiên của các biến độc lập. Kết quả của Phương pháp OLS được điều chỉnh hoàn toàn này (Fully Modified OLS - FMOLS) là một ước lượng không chệnh và có các giá trị tiệm cận hiệu quả hoàn toàn cho phép sử dụng các kiểm định Wald tiêu chuẩn sử dụng suy diễn thống kê theo phân phối Chi bình phương. Điều kiện để áp dụng phương pháp này là phải tồn tại một quan hệ đồng

tích hợp giữa các biến do đó kiểm định đồng tích hợp cần phải thực hiện trước khi thực hiện phương pháp hồi quy này.

3.2.4. Các kiểm định cần thực hiện

Kiểm định hệ số hồi quy (kiểm định t): cho các hệ số hồi quy được thực hiện thông qua các giá trị p-Value của bảng kết quả hồi quy sẽ cho biết hệ số hồi quy đồng tích hợp nào có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định hệ số R2

:R2 điều chỉnh sẽ cho biết mức độ giải thích của mô hình đối với biến phụ thuộc.

Kiểm định Wald (kiểm định F): kiểm định ý nghĩa chung của mô hình cũng là kiểm định ý nghĩa của hệ số xác định R2. Thực hiện bằng kiểm định Wald với giả thuyết Ho : các hệ số hồi quy bằng không hay là Ho: hệ số xác định R2

= 0.

Kiểm định tính dừng của phần dư: từ phương trình hồi quy. Nếu phần dư này có tính dừng một lần nữa khẳng định mô hình hồi quy đồng tích hợp là phù hợp.

3.2.5. Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error corection model)

Theo Nguyễn Quang Dong (2013) khi hồi quy các biến dữ liệu thời gian, nếu như các biến là chuỗi dữ liệu không dừng thì kết quả có thể là giả mạo. Nhưng nếu các sai phân của chúng là chuỗi dừng ta có thể thực hiện hồi quy OLS cho các sai phân này. Tuy nhiên nếu như chúng ta chỉ xét hồi quy của các sai phân (tức là không xem xét hồi quy đồng tích hợp giữa các biến) thì chúng ta bỏ mất thông tin dài hạn về quan hệ giữa các biến.

Như đã xét ở mục trước, nếu Yt và Xt là các chuỗi không dừng thì hồi quy giữa chúng có thể là giả tạo. Nếu Yt và Xt đồng tích hợp bậc 1 I(1) thì Yt và Xt là dừng nên có thể thực hiện hồi quy OLS song lúc đó lại có thể mất đi thông tin dài hạn về quan hệ giữa Yt và Xt.

Thật vậy, trong dài hạn thì Yt = Yt-1 do đó Yt = 0, tương tự Xt = 0 vì vậy không có sự thay đổi ở điểm cân bằng. Tuy nhiên trong ngắn hạn lại có thể có sự mất cân bằng.

Vì thế có thể xem sai số ngẫu nhiên ut = Yt - 1 - 2Xt là sai số cân bằng trong ngắn hạn. Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM do Sargan, Engle và Granger (1987) phát triển nhằm xác định sự mất cân bằng ngắn hạn này.

Xét mô hình:

Yt = 0 + 1Xt + 2ECt-1 + vt (3.2)

với et là phần dư của mô hình Yt với Xt. Số hạng 2ECt-1 đo mức độ mất cân bằng ở kỳ trước. Mô hình (3.2) ước lượng sự thay đổi của Yt vào sự thay đổi của Xt và sự mất cân bằng ở kỳ trước.

Như đã nêu, nếu Yt và Xt là các chuỗi không dừng thì hồi quy giữa chúng có thể là giả tạo. Nếu Yt và Xt đồng tích hợp bậc 1, do đó sai phân của chúng dừng. Khi đó ta có thể thực hiện hồi quy giữa Y và X.

Trong dài hạn ta có Yt = Yt-1, do đó Y = 0, tương tự, X = 0. Vì vậy không có thay đổi ở điểm cân bằng. Trong khi đó xét trong ngắn hạn lại có sự mất cân bằng.

Y = 1 + 2 X + 3 ECt-1 + t (3.3)

Trong đó EC là phần dư khi hồi quy Y phụ thuộc vào AX, t là nhiễu trắng.

Số hạng 3 ECt-1 chính là phần mất cân bằng. Mô hình (3.3) ước lượng sự phụ thuộc của mức thay đổi Y vào mức thay đổi X và mức cân bằng ở thời kỳ trước. Mô hình (3.3) được gọi là mô hình hiệu chỉnh sai số ECM.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Mô hình nghiên cứu đề xuất, mô tả chi tiết các biến và kỳ vọng dấu, cách xử lý số liệu và tính tỷ giá thực, các bước thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng cho dữ liệu hồi quy chuỗi thời gian gồm vấn đề hồi quy giả mạo, kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết, ước lượng mô hình hồi quy đã được tác giả trình bày một cách cụ thể. Các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2000-2016 VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng tỷ giá và sự tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2000-2016 giai đoạn 2000-2016

Diễn biến tỷ giá từ 2000 – 2016, ta thấy tỷ giá có xu hướng đi theo chu kỳ rỏ rệt, có thể chia thành 3 giai đoạn, trước khi gia nhập WTO (2007), giai đoạn khủng hoảng kinh tế, VND mất giá mạnh 2007 - 2009 và giai đoạn sau suy thoái, nền kinh tế đi vào ổn định 2010 – 2016.

Giai đoạn 1999-2007

Tỷ giá giai đoạn này đi theo xu hướng tăng đều qua các năm và tương đối ổn định trong giai đoạn 1999 – 2001, giai đoạn này Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có bước cải tiến trong chính sách điều hành tỷ giá với việc ban hành quyết định 64/QĐ-NHNN ngày 25/01/1999 (Nguyễn Văn Tiến, 2009 – tr565), theo đó NHNN sẽ thông báo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng là tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch không vượt quá +/- 0.1%, và được điều chỉnh tăng lên +/- 0.25% từ ngày 01/07/2002 (theo QĐ679), việc quản lý theo cơ chế này đã giúp tỷ giá ổn định trong thời gian dài, tỷ giá thị trường tự do cũng ổn định và thu hẹp khoảng cách với tỷ giá chính thức.

Giai đoạn 2007 – 2009

Giai đoạn này đánh dấu sự biến động lớn của tỷ giá. Năm 2007 với việc gia nhập WTO, luồng vốn FDI, FPI ồ ạt đổ vào VN, cung tiền USD tăng mạnh (hơn 9 tỷ USD) làm cho tỷ giá giảm nhẹ. Năm 2008, 2009 lạm phát tăng cao và khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu tác động đến VN, làm cho tỷ giá danh nghĩa VND/USD mất giá, tăng 5,7% trong năm 2009 từ 16.059 VND/USD quý 1/2008 lên 16.974 VND/USD quý

biên độ dao động, đây là mức phá giá cao nhất từ năm 1998. Đồng thời NHNN đã nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, tuy vậy tỷ giá tự do vẫn giao dịch ở mức cao, kỳ vọng mất giá vẫn còn rất lớn.

Giai đoạn 2010 – 2016

Trong năm 2010, NHNN đã tiến hành điều chỉnh tỷ giá chính thức 2 lần, lần 1 vào ngày 11/02/2010, NHNN tăng tỷ giá từ 17,941 VND/USD lên 18,544 VND/USD (phá giá thêm 3.3%), lần 2 vào ngày 17/08/2010, điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 2.1% lên 18,932 VND/USD. Mặc dù vậy, do trong năm này giá vàng quốc tế tăng cao kỷ lục đẩy giá vàng trong nước tăng cao hơn do đầu cơ cùng với lạm phát tăng cao 11,75% đã đẩy tỷ giá tự do lên 21,500 VND/USD vào cuối tháng 11/2010 tiếp tục gây áp lực lên tỷ giá chính thức.

Tháng 2/2011, NHNN đã quyết định mức phá giá cao kỷ lục nhất trong lịch sử, tăng tỷ giá thêm 9.3% nâng lên 20,639 VND/USD và giảm biên độ còn +/- 1%,cùng hàng loạt động thái siết chặt hoạt động thị trường tự do, đồng thời do suy giảm kinh tế, nhu cầu nhập khẩu giảm, cung cầu ngoại tệ cải thiện hơn vào cuối năm, nhờ vậy tỷ giá có khuynh hướng ổn định hơn vào cuối năm 2011.

Giai đoạn 2012 – 2014: Giai đoạn này tỷ giá được duy trì khá ổn định, từ quý 1/2012 đến quý 4/2014 tỷ giá chỉ tăng nhẹ 2% từ mức 20,828 VND/USD lên 21,246 VND/USD. Riêng năm 2012 tỷ giá gần như ổn định ở mức 20,828 trong cả 4 quý và chỉ điều chỉnh từ quý 2/2013. Có được sự ổn định trên là do tình hình kinh tế Việt Nam và Thế giới tương đối ổn định, cán cân thương mại VN bắt đầu thặng dư, dự trữ ngoại hối cũng đã tăng lên đáng kể. Với kết quả của năm 2014, NHNN tiếp tục đặt chỉ tiêu không để tiền đồng mất giá quá 2% so với USD trong năm 2015. Tuy nhiên, năm 2015 đã khác so với năm 2014 khi mà nền kinh tế trong nước mặc dù tiếp tục có sự phục hồi nhưng đi kèm với đó thâm hụt cán cân thương mại tăng trở lại, đặc biệt là thâm hụt trầm trọng với láng giềng Trung Quốc cũng là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu.

Do nền sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu từ Trung Quốc, nên trong năm 2015, ước tính nhập siêu của Việt Nam với thị trường này lên tới 32,3 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm trước. Nhập siêu cả nước 3,2 tỷ USD, đã quay trở lại sau 3 năm xuất siêu. Thâm hụt thương mại đã làm giảm thặng dư cán cân thanh toán tổng thể so với các năm trước. Điều này đồng nghĩa là nguồn cung ngoại tệ không dồi dào như trước, trong khi áp lực gia tăng dự trữ bắt buộc của NHNN ngày càng lớn do sự tăng trưởng của nhập khẩu. Kết quả là cán cân cung cầu ngoại tệ đã không còn cân bằng mà ngày càng gây áp lực phá giá lên tiền đồng.

Diễn biến kinh tế thế giới năm 2015 cũng rất bất lợi đối với việc ổn định tỷ giá của Việt Nam, đặc biệt là các diễn biến tại các nền kinh tế ở châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Đồng Euro tiếp tục mất giá so với USD. Kinh tế Mỹ có đà tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường việc làm tiếp tục được cải thiện về tỷ lệ thất nghiệp. Trung Quốc, những dấu hiệu về suy giảm tăng trưởng đã xuất hiện những năm gần đây nhưng trong năm 2015 vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Kinh tế Trung Quốc yếu hơn cộng với việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc thay đổi chính sách tỷ giá từ cố định sang thả nổi có kiểm soát đã làm cho đồng Nhân dân tệ (CNY) bị mất giá 3% so với đầu năm 2015.

Như vậy, có thể thấy rằng, những biến động lớn của các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tác động xấu đến giá trị của tiền đồng trong năm 2015, tuy nhiên những biến động này đã không được dự báo một cách đầy đủ và chính xác để tạo sự chủ động trong chính sách tỷ giá. Kết quả là cam kết tỷ giá của NHNN đã không được giữ vững, gây nên những biến động bất ngờ trên thị trường ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm niềm tin của thị trường đối với chính sách của NHNN.

Từ những điều nêu trên cho thấy, về chính sách tỷ giá vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải xử lý cả về ngắn hạn và dài hạn. Đến cuối tháng 7/2015, cam kết kiểm soát biên độ tỷ giá tăng không quá 2% được NHNN khẳng định nhiều lần, cho dù kể từ ngày 7/5 đã chính thức nới hết room cho phép. Nhưng, vào 11/8, mọi thứ đã đảo lộn bất ngờ khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ CNY. Chỉ trong vòng một tuần lễ,

giá điều hành, đưa tỷ lệ phá giá cả năm vọt lên đến 5%. Đây là tình huống hoàn toàn nằm ngoài dự báo, được NHNN lý giải bởi sức ép từ việc phá giá mạnh CNY và khả năng tăng lãi suất của FED.

Không có lý do gì bảo đảm rằng mặt bằng lãi suất trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định như trước trong bối cảnh USD sẽ nâng lãi suất vào cuối năm đe dọa giá trị của VND.

Cái giá phải trả cho đợt phá giá tiền tệ lần này là rất đáng kể đối với kinh tế vĩ mô: Nợ công USD đang có xu hướng tăng nhanh. Hiện tượng xuất thô, nhập tinh tiếp tục kéo dài, lợi thế so sánh cạnh tranh thường ở thế thua thiệt. Năng lực xuất siêu bị hạn chế, riêng những tháng đầu năm lĩnh vực nông thủy sản giảm khá mạnh. Nhập siêu chính ngạch không đáng lo bằng khoản nhập siêu tiểu ngạch khổng lồ từ Trung Quốc, sau khi CNY bị phá giá mạnh sẽ càng được kích hoạt, hàng hóa thẩm lậu tràn vào thị trường nội địa Việt Nam.

Ngay sau khi đưa ra mục tiêu điều hành tỷ giá tăng không quá 2% trong năm 2015, ngày 7/1/2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND 1%, từ mức 21.246 đồng/1USD lên 21.458 đồng/1USD, biên độ không thay đổi so với năm 2014 ở mức +/-1%. Tại thời điểm đó, việc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% khiến nhiều doanh nghiệp hoang mang do thời điểm cận Tết nguyên đán nhu cầu ngoại tệ tăng cao.

Trong bối cảnh tỷ giá tăng nóng liên tục và nhập siêu có dấu hiệu tăng trở lại, 4 tháng sau đó, ngày 7/5/2015, NHNN quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1%, từ mức 21.458 đồng/USD lên 21.673 đồng/USD. Như vậy, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm, NHNN đã điều chỉnh tăng hết biên độ 2% cho cả năm.

Dưới sức ép phá giá đồng Nhân dân tệ kéo theo một loạt đồng tiền châu Á chủ chốt khác cũng như chỉ số giá trên thị trường hàng hóa quốc tế sụt giảm tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam, ngày 12/8/2015, NHNN đã điều chỉnh nâng biên độ tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)