Các nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại việt nam (Trang 39 - 42)

Cũng có nhiều nghiên cứu định lượng về mối quan hệ này ở Việt Nam. Lord (2002) sử dụng mô hình ECM để khảo sát ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2001. Các kết quả thu được cho thấy hiệu quả của tác động thực sự ở Việt Nam, tỷ lệ về khả năng cạnh tranh quốc tế và nhu cầu xuất khẩu của nó là có ý nghĩa thống kê trong thị trường toàn cầu và một số thị trường khu vực. Độ co giãn tỷ giá hối đoái dài hạn của, Một nghiên cứu khác của Phan Thanh Hoan và Nguyễn Đăng Hảo (2007), sử dụng lý thuyết cho dữ liệu hàng quý từ năm 1995 (1) đến năm 2005 (4), thấy rằng tỷ giá hối đoái thực sự đã tác động đến thương mại cân bằng về lâu dài.

Nguyễn Văn Tiến (2003) nghiên cứu “Tỷ giá thực song phương và đa phương của Việt Nam giai đoạn từ 1992 – 2002”. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại không hoàn toàn khăng khít với nhau, nhưng tỷ giá thực có tác động nhanh và mạnh đến trạng thái cân bằng thương mại.

Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào (2007)“Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004”, đã sử dụng mô hình đồng liên kết và cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM – Error Correction Model) nhằm kiểm định các hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn của tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại và xác định mô hình hồi quy của mối quan hệ giữa hai nhân tố này. Kết quả cho thấy. Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại có quan hệ với nhau trong dài hạn và ngắn hạn, trong ngắn hạn, sự tác động của tỷ giá có tính chất trễ, và trong dài hạn hai biến số này tiến tới một quan hệ cân bằng (đồng liên kết), khi tỷ giá thay đổi 1% sẽ làm CCTM thay đổi 0.7042%.

Phạm Hồng Phúc (2009), nghiên cứu “Tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại Việt Nam”, số liệu ngoại thương giữa Việt Nam với 10 đối tác thương mại khác (Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ) từ quý 1/1999 – quý 4/2008. Kết quả tỷ giá thực có tác động đến cán cân thương mại, tỷ giá thực tăng giúp cải thiện cán cân thanh toán.

Nguyễn Văn Phúc & Phạm Thị Tuyết Trinh (2011) đo lường “Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn”, số liệu quý 1/2000 – quý 4/2010, dựa trên phương pháp đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Kết quả cho thấy phá giá làm CCTM xấu đi trong ngắm hạn và cải thiện trong dài hạn từ quý thứ 4 trở đi. Trạng thái cân bằng mới được thiết lập sau 12 quý.

Nguyễn Long Dinh (2013), nghiên cứu “Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam”, dữ liệu từ quý 1/1999 đến quý 4/2011 của Việt Nam với rổ tiền tệ 19 quốc gia đối tác thương mại lớn. Sử dụng phương pháp hồi quy đồng liên kết và cơ chế hiệu chỉnh sai số ECM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa tỷ giá

thực và cán cân thương mại trong ngắn hạn và dài hạn. Tác giả có nghi ngờ về dấu hiệu sự tồn tại của hiệu ứng đường cong tuyến S trong dài hạn.

Dương Duy Hưng (2013), trong nghiên cứu “Cán cân thương mại của Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa”, qua xem xét mối quan hệ giữa đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã cho thấy, đầu tư nói chung và đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ và rõ ràng nhất tới hoạt động xuất nhập khẩu và tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua và tác động này theo chiều hướng: thâm hụt của cán cân thương mại tỷ lệ thuận với mức độ gia tăng FDI vào Việt Nam, hay nói cách khác FDI tỷ lệ nghịch với CCTM.

Qua lượt khảo các nghiên cứu nước ngoài và trong nước, hầu hết đều xác định tỷ giá có tác động đến CCTM và tuân theo hiệu ứng đường cong tuyến J, trong đó nghiên cứu của Nguyễn Long Dinh (2013) là có nghi ngờ về dấu hiệu đường cong tuyến S trong dài hạn. Tuy nhiên trong mô hình nghiên cứu của các tác giả, số liệu chưa được cập nhật đến năm 2016 và xét đến tình hình thực tế Việt Nam hiện nay thì tỷ giá có còn tác động đến cán cân thương mại nữa hay không, nếu có tác động thì tích cực hay tiên cực. Các chương tiếp theo sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 tác giả đã trình bày tổng quan về khái niệm về tỷ giá, cán cân thương mại, mối quan hệ giữa tỷ giá đến cán cân thương mại, các nghiên cứu về tỷ giá trong và ngoài nước của các tác giả trước. Chương sau tác giả sẽ trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất và mô tả chi tiết các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu.

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chương này tác giả sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất, mô tả chi tiết các biến và kỳ vọng dấu, cách xử lý số liệu và tính tỷ giá thực, các bước thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng cho dữ liệu hồi quy chuỗi thời gian gồm vấn đề hồi quy giả mạo, kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết, ước lượng mô hình hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)