Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại việt nam (Trang 37 - 39)

cán cân thƣơng mại ở các nƣớc phát triển

Upadhyaya and Dhakal (1997) được dẫn bởi Tihomir Stucka (2004) kiểm định tác động của phá giá nội tệ lên cán cân thương mại của tám nước đang phát triển (Colombia, Síp, Hy Lạp, Guatemala, Mexico, Ma-rốc, Singapore, và Thái Lan) áp dụng phương pháp của Wickens và Breusch (1988) đề xuất. Kết quả cho thấy CCTM chỉ cải thiện trong dài hạn với trường hợp phá giá của Mexico.

Bahmani-Oskoce và Kanitpong (2001) khi kiểm tra dữ liệu theo từng quý bằng ARDL giữa Thái Lan và năm đối tác thương mại chính trong giai đoạn 1973-1990, tìm bằng chứng về đường cong J trong thương mại song phương với Mỹ và Nhật Bản.

Brooks (1999), nghiên cứu về mối quan hệ tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Hoa Kỳ trong mối quan hệ thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và các nước G-7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Anh). Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu và kiểm định điều kiện Marshall- Lerner. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự mất giá đồng Đôla Mỹ so với đồng tiền của 5 nước Pháp, Đức, Ý, Nhật và Anh ngoại trừ Canada sẽ cải thiện cán cân thương mại Hoa Kỳ.

Mohsen Bahmani Oskooee và Brooks (1999), phân tích dữ liệu thương mại song phương của Mỹ với sáu đối tác thương mại lớn bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận ARDL phát triển bởi Pesaran và Shin (1997) và Pesaran, Shin và Smith (1996). Kết quả cho thấy có sự tồn tại của hiệu ứng tuyến J. Trong dài hạn, sự mất giá thực của đồng USD có tác động tích cực đối với CCTM của Mỹ.

Gupta-Kapoor và Ramakrishnan (1999), sử dụng mô hình ECM kết hợp hàm phản ứng xung (IRF) để xác định hiệu ứng đường cong J tại Nhật Bản với dữ liệu quý 1 năm 1975 tới quý 4 năm 1996. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tồn tại của đường cong J tại Nhật Bản. Điều này, đồng nghĩa với tình hình cán cân thương mại sẽ xấu đi

trong ngắn hạn sau khi có sự mất giá trong tỷ giá hối đoái nhưng sẽ được cải thiện trong dài hạn.

Wilson (2001) kiểm tra mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá song phương đối với hàng hóa giữa Singapore, Hàn Quốc vàMalaysia đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản nhưng không tìm thấy bằng chứng của một hiệu ứng đường cong J trừ Hàn Quốcvới Hoa Kỳ.

Tihomir Stucka (2004) đã nghiên cứu tác động của tỷ giá đến CCTM của Croatia sử dụng phương pháp tiếp cận ARDL được phát triển bởi Pesaran , Shin , và Smith ( 1996), Bewley (1979), sử dụng dữ liệu từ quý 1/1994 – quý 1/2002. Kết quả cho thấy có hiệu ứng tuyến J đối với Croatia. Phá giá 1% làm cho CCTM thâm hụt 2% - 3% trong ngắn hạn nhưng lại cải thiện từ 0.94% - 1.3% trong dài hạn. Trạng thái cân bằng được thiết lập sau 10 quý.

2.3.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở các nước đang phát triển cán cân thương mại ở các nước đang phát triển

Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001) đã kiểm định hiệu ứng tuyến J giữa Thái Lan và 05 đối tác thương mại lớn (Đức, Nhật Bản, Singapore, Anh và Mỹ), sử dụng dữ liệu quý trong thời gian quý 1/1973 – quý 4/1997 dựa trên phương pháp đồng liên kết. Kết quả tìm thấy hiệu ứng tuyến J trong trường hợp của Mỹ và Nhật Bản.

Olubenga Onafowora (2003), nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở Đông Nam Á. Nghiên cứu xem xét tác động trong ngắn hạn và dài hạn của hiệu ứng tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của 3 quốc gia ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia) trong thương mại song phương với Mỹ và Nhật Bản giai đoạn quý 1 năm 1980 đến quý 4 năm 2001, thông qua kiểm định với mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn trong thương mại song phương giữa Indonesia, Malaysia với

dẫn đến sự trì trệ trong cán cân thương mại ở 4 quý trong ngắn hạn, nhưng được cải thiện đáng kể trong dài hạn. Thái Lan đối diện với biến động tỷ giá hối đoái ban đầu giúp cán cân thương mại được cải thiện rồi thâm hụt và sau đó lại được cải thiện.

Liewa et al. (2004), nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của các quốc gia Đông Nam Á, thông qua việc nghiên cứu tình hình thay đổi tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Các quốc gia ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippin) với Nhật Bản – một quốc gia có mối quan hệ giao thương chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cán cân thương mại nhạy cảm với cung tiền thực hơn là nhạy cảm với tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu đã chỉ ra tỷ giá hối đoái của quốc gia sẽ cải thiện nếu cung tiền thực của quốc gia đó nhỏ hơn cung tiền thực của Nhật.

Yuen-Ling et al. (2008), nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Malaysia từ năm 1955 đến năm 2006. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng tích hợp với mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM. Kết quả nghiên cứu tìm thấy có tồn tại mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái trong dài hạn, tuy nhiên tác giả đã không tìm thấy hiệu ứng đường cong J không xuất hiện trong trường hợp của Malaysia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)