Đề tài nghiên cứu kế thừa mô hình nghiên cứu của Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001) đã được các tác giả Phạm Hồng Phúc (2009), Nguyễn Văn Phúc, Phạm Thị Tuyết Trinh (2011), Nguyễn Long Dinh (2013) nghiên cứu tại Việt Nam, và có bổ sung thêm các biến số khác từ Vũ Quốc Huy, Đoàn Hồng Quang (2013), Dương Duy Hưng (2013), Lê Việt Trung, Nguyễn Thị Thúy Vinh (2011), Thai-Ha Le, Youngho Chang, (2011) theo điều kiện thực tế và khả năng thu thập số liệu của Việt Nam. Lý do tác giả lựa chọn mô hình của Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001) vì có sự tương đồng về mặt địa lý cũng như nghiên cứu thông qua dữ liệu chuỗi thời gian quý dựa trên phương pháp đồng liên kết và kết quả cho thấy có sự tồn tại của đường cong tuyến J. Do vậy tác giả lựa chọn mô hình được biểu diễn theo phương trình dưới đây:
Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực song phương đối với chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu:
Giả thiết nghiên cứu là tỷ giá thực song phương và chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu có mối quan hệ đồng biến với nhau, tức khi tỷ giá thực song phương tăng thì chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu cũng tăng theo
Ln(X/M)t = α0 + α1lnGDPt-1 + α2lnGDP*t-1 + α3lnRERt-1 + εt
GDP,GDP* lần lượt là chỉ số GDP của Việt Nam và Mỹ RER là chỉ số tỷ giá thực song phương VND/USD
α0, α1, α2, α3là các hệ số hồi quy
Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực đa phương đối với chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu:
Giả thiết nghiên cứu là tỷ giá thực đa phương và chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu có mối quan hệ đồng biến với nhau, tức khi tỷ giá thực đa phương tăng thì chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu cũng tăng theo
Ln(X/M)t = β0 + β1lnGDPwt + β2lnGDPvnt + β3LnREERt + εt Trong đó (X/M) là tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu
GDPw,GDPvn lần lượt là chỉ số GDP trung bình và chỉ số GDP của Việt Nam REER là chỉ số tỷ giá thực đa phương
β0, β1, β2, β3là các hệ số hồi quy
Bảng 3.1: Mô tả các biến
Biến Mô tả Cách tính/ Đo lƣờng Kỳ vọng
Phụ thuộc
X/M Cán cân thương mại đo lường
bằng tỷ số thương mại X/M Chỉ số X/M
Độc lập
GDPvn GDP Việt Nam Chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam
-
trưởng GDP nước ngoài
REER Tỷ giá thực đa phương Chỉ số REER +
RER Tỷ giá thực song phương Tỷ giá thực song phương
+
Theo Nguyễn Văn Phúc, Phạm Tuyết Trinh (2011), tất cả các biến trong mô hình đều được chuyển về dạng logarit tự nhiên (Log, Ln) là để tận dụng đặc điểm của hệ số co giãn trong mô hình log – tuyến tính theo Khan & Hossain (2010), các hệ số độ nghiên đo lường độ co giãn của biến phụ thuộc dưới tác động của các biến độc lập, lấy logarit các chuỗi số liệu giúp cho số liệu có phân phối chuẩn.
Hầu hết các biến được đưa về dạng chỉ số để đảm bảo các biến số trong mô hình đều dương khi lấy log.
Biến phụ thuộc X/M: Theo Vũ Quốc Huy, Đoàn Hồng Quang (2013), cán cân thương mại được định nghĩa là sự khác biệt giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Trong một định nghĩa khác, cán cân thương mại còn là tỉ số giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu, thay vì sự khác biệt giữa chúng. Định nghĩa thứ hai về cán cân thương mại được nhiều tác giả sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây (Duasa, 2007; Waliullah và cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng tỉ số xuất khẩu/ nhập khẩu (X/M). vì CCTM Việt Nam thâm hụt kéo dài, (X/M) sẽ cho thấy được rõ nét nhất tình trạng cải thiện hoặc xấu đi của CCTM Việt Nam qua tương qua mức tăng xuất khẩu so với mức tăng nhập khẩu.
GDPvn là chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
GDPw là chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP của các đối tác thương mại tính theo trọng số tỷ lệ xuất nhâp khẩu.
REER: tỷ giá thực được xác định trong rổ tiền tệ Phương pháp tính REER:
02 lần để tỷ giá sát với giá trị thực, thứ ba là năm NHNN chuyển sang cơ chế điều hành tỷ giá có điều chỉnh dựa trên cung cầu, thứ tư là năm đồng tiền chung EURO ra đời.
+ Cách tính NEER và REER
NEERi = ∑eij * wj
Trong đó, e: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, w: tỷ trọng thương mại của đồng tiền các nước, i kỳ tính toán
REER = NEERi x CPIi*/CPIiVN
Trong đó: CPIi*= ∑ CPIij x Wj; CPIi*là chỉ số giá trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ, CPIiVN: là chỉ số giá tiêu dùng trong nước (của Việt Nam), j số thứ tự của đồng tiền trong rổ, i là kỳ tính toán.
Vấn đề hồi quy giả đối với chuỗi dữ liệu thời gian không dừng
Số liệu nghiên cứu của các biến giải thích GDP, REER, RER là dữ liệu chuỗi thời gian nên cần xem xét xử lý vấn đề hồi quy giả mạo
Một trong các giả thiết của hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (gọi tắt là hồi quy OLS) là các biến giải thích là phi ngẫu nhiên, chúng có giá trị xác định. Nếu trong mô hình chuỗi thời gian mà biến giải thích lại không dừng thì giả thiết của hồi quy OLS bị vi phạm. Nói cách khác hồi quy OLS không áp dụng được với các chuỗi không dừng.
Một vấn đề khác liên quan đến tính không dừng là vấn đề tương quan giả tạo (Spurious correlation). Nếu như mô hình có ít nhất một biến giải thích không dừng và chứa đựng một xu thế tăng (giảm) đồng thời biến phụ thuộc cũng chứa đựng một xu thế như vậy thì khi ước lượng có thể thu được các ước lượng có ý nghĩa thống kê cao và R2 cao song đó chỉ là giả tạo vì cả hai biến đều có cùng xu thế.
Tóm lại phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (hồi quy OLS) chỉ phù hợp với các chuỗi dữ liệu là chuỗi dừng. Nếu chuỗi dữ liệu không dừng chúng ta phải áp dụng các phương pháp khác để ước lượng. Trong nghiên cứu này phương pháp định lượng hồi quy đồng tích hợp được sử dụng.