Về phía học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử cổ trung đại việt nam ở trường THPT tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 42 - 46)

8. Cấu trúc đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử

1.2.2. Về phía học sinh

Phản hồi của HS là kênh thơng tin vơ cùng hữu ích giúp GV điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho đảm bảo đúng đối tượng và năng lực của các em. Để có những cơ sở thực tiễn khách quan từ phía HS về việc sử dụng KTLM trong dạy, học Lịch sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ở trường phổ thông, với tổng số phiếu điều tra phát ra và thu về là 250 từ 05 trường trong tỉnh Quảng Ninh, chúng tơi có được kết quả tại Bảng 1.4 (Phụ lục).

Từ kết quả số liệu thu về, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, số học sinh lựa chọn rất yêu thích/yêu thích Lịch sử chiếm 46,4%; cho

bộ môn lịch sử rất quan trọng/quan trọng chiếm tỉ lệ 44,8%. Khơng có HS nào cho rằng mơn Lịch sử là không quan trọng. Kết quả này cho thấy, bộ mơn Lịch sử vẫn có chỗ đứng nhất định, khơng hồn tồn bị HS bỏ qua. Một số HS chia sẻ, kiến thức lịch sử rất thú vị, khơi dậy trí tị mị nơi các em, giúp các em hiểu biết về sự phát triển của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, mang lại cho các em nhiều kiến thức xã hội, thấy tự hào về truyền thống, khâm phục những tấm gương anh hùng… Tuy nhiên, để lí giải việc 53,2% HS coi vị trí của mơn Lịch sử chỉ bình thường và cịn 18,8% HS được hỏi trả lời khơng u thích Lịch sử thì tập trung vào mấy nguyên nhân chủ yếu là: kiến thức mơn Lịch sử dài, nặng về ghi nhớ máy móc, lí thuyết; phương pháp lên lớp của thầy cơ cịn nhiều thuyết trình, việc đổi mới cịn hạn chế; Lịch sử nằm trong nhóm khối C thi Đại học - Cao đẳng, có ít lựa chọn trường.

Thứ hai, về vấn đề sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử, bảng kết quả cho thấy

HS cảm thấy hứng thú hơn rất nhiều khi thầy cô sử dụng hoặc hướng dẫn các em sử dụng KTLM, các em mong muốn được học tập với phương pháp này nhiều hơn.

Thứ ba, việc ưu tiên sử dụng KTLM trên thực tế của thầy cô cũng phản ánh

chính xác thơng tin thu được từ phía GV và những vấn đề lí luận. Đó là mơn Lịch sử chủ yếu liên mơn với nhóm ngành Khoa học xã hội. Ngồi ra, trong một số bài học đặc thù, GV vẫn sử dụng kiến thức của ngành học khác (tự nhiên, nghệ thuật) để phục vụ bài học Lịch sử một cách hiệu quả.

Thứ tư, có 3/4 tiêu chí được hỏi về tác dụng của việc sử dụng KTLM trong học

tập Lịch sử được HS đánh giá với tỉ lệ trên 50% (u thích bộ mơn Lịch sử hơn 79,2%; dễ học, dễ nhớ, khắc sâu kiến thức: 59,2%; kích thích tư duy, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập…: 50,4%). Đây là phản ánh khách quan, thể hiện vai trò và sự cần thiết sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Cuối cùng, để lấy làm thông tin đối chiếu với kết quả thu được từ phía GV, tơi cũng đưa ra câu hỏi thuận lợi, khó khăn của HS khi học tập Lịch sử có sử dụng KTLM. Về thuận lợi, lựa chọn của HS khá tương đồng với GV khi xác định việc sử dụng KTLM giúp khắc sâu, củng cố, thực hành kiến thức đã học, giúp bài học trở nên thú vị hơn. Tuy nhiên, ở mặt khó khăn, có tới 44,8% cho rằng học như vậy khiến kiến thức quá tải, chồng chéo và còn tới 18% lựa chọn giờ học nhàm chán. Điều này có vẻ như mâu thuẫn với 87,6% mong muốn thầy cô sử dụng KTLM thường xuyên trong giờ học Lịch sử. Giải thích điều này, các em HS cho biết, các em thấy việc sử dụng KTLM trong học tập mang lại rất nhiều tác dụng, tuy nhiên, trong quá trình lên lớp, nhiều thầy cô chưa thực sự chọn lọc được những KTLM phù hợp, khai thác chưa thực sự hiệu quả các nguồn tư liệu nên HS có cảm giác kiến thức bị quá tải.

Như vậy, quay trở lại khó khăn lớn nhất của GV là năng lực của người dạy (kiến thức và phương pháp) sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng và hiệu quả việc sử dụng KTLM. Cả thầy cô và HS đều thấy lúng túng trước trở ngại này. Mặc dù hiểu được bản chất và tầm quan trọng của việc sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử nhưng nhiều GV vẫn chưa tìm được cho mình biện pháp khai thác phù hợp. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu và đưa ra những biện pháp cụ thể về việc sử dụng KTLM trong dạy học lịch sử. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển năng lực toàn diện của người học, dạy học không chỉ dừng ở việc giúp HS lĩnh hội hiệu quả những kiến thức trong các bài học nội khóa mà cần mở rộng linh hoạt sang các hình thức tổ chức dạy học ngồi giờ lên lớp. Lịch sử là bộ mơn có ưu thế trong tổ chức dạy học ngoại khóa theo các hình thức: dạy học thực địa, dạy học di sản...Đặt trong điều kiện thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh thì các trường THPT trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức dạy học ngoại khóa Lịch sử gắn với những tri thức được học thuộc phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam.

* * *

Dạy học liên mơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học Lịch sử, nhất là bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Hiệu quả của việc dạy học liên môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trên nền tảng lí luận khoa học, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, giáo viên cần vận dụng phù hợp, hài hòa các phương pháp dạy học ở những hình thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

khác nhau.Từ cách tiếp cận đó,chương 2 của đề tài sẽ tập trung vào việc rà soát các bài học lịch sử cổ trung đại Việt Nam (Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX - SGK Lịch sử 10, chương trình chuẩn) và những di tích lịch sử văn hóa trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh gắn với những sự kiện xảy ra trong lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX để đề xuất những biện pháp sử dụng KTLM để nâng cao hiệu quả dạy học bộ mơn.

Chương 2

MỘT SỐ HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử cổ trung đại việt nam ở trường THPT tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 42 - 46)