Nội dung cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử cổ trung đại việt nam ở trường THPT tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 48 - 49)

8. Cấu trúc đề tài

2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung chính phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam trong

2.1.3. Nội dung cơ bản

2.1.3.1. Khung chương trình

Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX trong SGK Lịch sử 10 được phân phối ở 16 bài từ bài 13 đến bài 28 (16 tiết) kiến thức mới và 01 tiết kiểm tra định kì 45 phút.

Chương trình Lịch sử 10 cịn có 2 tiết dành cho nội dung Lịch sử địa phương. Giáo viên có thể kết hợp dạy nội dung Lịch sử địa phương theo hình thức dạy học ngoại khóa, dạy học thực địa, dạy học di sản với các chủ đề, phương pháp dạy học mới để nâng cao kết quả học tập và giáo dục của bộ môn.

2.1.3.2. Nội dung cơ bản: gồm 4 chương và phần sơ kết

- Chương 1. Việt Nam thời nguyên thủy đến thế kỉ X: khái quát thời nguyên thủy (cách nay 30 đến 40 vạn năm trước), sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam, tiêu biểu là quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, thời Bắc thuộc, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ từ năm 179TCN đến chiến thắng Bạch Đằng vang dội của Ngô Quyền năm 938, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài sau đó của Việt Nam.

- Chương 2. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa và các cuộc kháng chiến/đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chế độ phong kiến tập quyền lần lượt được xác lập, củng cố, phát triển và đi tới đỉnh cao qua các triều đại Ngơ, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Chương 3. Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII: bước sang đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ suy yếu và sau đó bị thay thế bởi nhà Mạc đã mở đầu cho bước ngoặt đi xuống của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam. Các cuộc chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều, chiến tranh Trịnh - Nguyễn dẫn tới đất nước bị chia cắt làm hai đàng: Đàng Ngoài (vua Lê - chúa Trịnh), Đàng Trong (chúa Nguyễn) suốt hơn một thế kỉ. Khi phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ và thắng lợi, đất nước bước đầu được thống nhất. Tuy nhiên, vương triều Tây Sơn của ba anh em họ Nguyễn cuối cùng bị Nguyễn Ánh đánh bại năm 1802.

Mặc dù tình hình đất nước khơng ổn định nhưng nhân dân ta vẫn vượt qua và đạt những thành tựu trong kinh tế (đặc biệt là sự nảy sinh kinh tế hàng hóa,sự phát triển của các đơ thị như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An…). Văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy đồng thời sự tiếp thu những yếu tố mới như: đạo Thiên Chúa, chữ Quốc ngữ ra đời… tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa nước ta.

- Chương 4.Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX: từ 1802, nhà Nguyễn được thiết lập. Các vua Nguyễn, đặc biệt là Minh Mạng nỗ lực củng cố lại nhà nước trung ương tập quyền để quản lí vùng lãnh thổ rộng nhất từ trước tới bấy giờ. Đất nước có sự ổn định, thống nhất lãnh thổ, xác lập chủ quyền,… song vương triều Nguyễn tỏ ra bảo thủ, lạc hậu. Kinh tế chậm phát triển, mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ hàng loạt các cuộc đấu tranh chống triều đình, quan lại. Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là quốc gia phong kiến độc lập nhưng lại lạc hậu, suy yếu.

Văn hóa nước ta tiếp tục phát triển, đặc biệt lĩnh vực văn học với những tác phẩm phê phán mặt trái của xã hội, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du, có giá trị vơ cùng sâu sắc. Ngồi ra cịn có những thành tựu trong lĩnh vực sử học, địa lí hay các cơng trình kiến trúc gắn với vương triều Nguyễn ở cố đô Huế.

- Phần sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc được khái quát hóa để từ đó học sinh có những tri thức lịch sử làm căn cứ cho việc tìm hiểu về truyền thống nổi bật, cao đẹp nhất của dân tộc Việt Nam là truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử cổ trung đại việt nam ở trường THPT tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 48 - 49)