Sử dụng KTLM trong dạy học di sản tại thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử cổ trung đại việt nam ở trường THPT tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 85)

8. Cấu trúc đề tài

2.2. Một số hình thức, biện pháp sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử cổ

2.2.2. Sử dụng KTLM trong dạy học di sản tại thực địa

Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013, Hội nghị Trung ương khóa 8 khóa XI chỉ rõ: “…Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,

chú ý hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…” [2].

Ngày 16 tháng 01 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thơng, trung tâm GDTX đã nêu rõ mục đích, yêu cầu, phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản trong các trường THPT, trung tâm GDTX.

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản q giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể nhưng dù ở dạng nào thì cũng có thể sử dụng trong q trình giáo dục, dạy học. Bộ mơn Lịch sử có ưu thế trong việc sử dụng các di sản văn hóa như là nguồn tri thức, là phương tiện để dạy học bộ môn.

Các di sản phổ biến trong dạy học bộ mơn Lịch sử là: Di sản văn hóa vật thể (di tích lịch sử - văn hóa, hiện vật, cổ vật, bảo vật quốc gia); Di sản văn hóa phi vật thể (tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian).

Theo hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thơng, trung tâm GDTX,hình thức tổ chức dạy học di sản gồm:

- Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường; - Dạy học tại nơi có di sản văn hóa;

- Tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa;

- Dạy học thơng qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện;…

Trong các hình thức trên, để khai thác hiệu quả nhất giá trị di sản trong dạy học nói chung và trong mơn Lịch sử nói riêng ở trường phổ thơng, chúng ta cần tạo điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

kiện cho HS tích cực tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm tại di sản văn hóa. Điều này giúp các em vừa có những hiểu biết về di sản, vừa hiểu sâu hơn nội dung bài học trên lớp. Từ đó, HS có cơ hội phát huy cao nhất những năng lực và phẩm chất của

mình thơng qua q trình trải nghiệm sáng tạo, khám phá tại di sản văn hóa.

Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ biện chứng khơng thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Bất kì sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương vì nó gắn với khơng gian cụ thể. Bên cạnh đó, nhiệm vụ gắn nội dung học tập của nhà trường với thực tiễn của địa phương trong giáo dục hiện nay đang ngày càng được quan tâm, là nhiệm vụ không thể thiếu trong mục tiêu giáo dục của các nhà trường nói chung và bộ mơn Lịch sử nói

riêng. Tổ chức hiệu quả các tiết học dạy học di sản của địa phương góp phần vừa giải

quyết được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, vừa gắn nội dung

học tập trong nhà trường với thực tiễn địa phương và còn hỗ trợ mở rộng, củng cố cho

những bài học nội khóa, hồn thành các mục tiêu giáo dục về kiến thức, kĩ năng, thái độ, phẩm chất, năng lực cho HS, hướng HS tới những giá trị Chân - Thiện - Mĩ, sống tốt đẹp, nhân văn, nhân ái hơn.

Quảng Ninh là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với vị trí địa lí chiến lược, tự nhiên

phong phú và rất nhiều các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị to lớn. Trong giới hạn chương trình nghiên cứu của đề tài về Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, GV Lịch sử có nhiều lựa

chọn về hình thức dạy học di sản. Để đảm bảo tính phổ biến, đề tài tập trung đề xuất hình

thức, biện pháp sử dụng KTLM trong dạy học di sản tại thực địa các di tích trọng điểm

của tỉnh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch tích hợp dạy học di sản

Ngay từ đầu năm học, GV cần căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở Giáo

dục và Đào tạo để xây dựng kế hoạch dạy học bộ mơn trong đó có nội dung tích hợp

giáo dục di sản. Trong phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, GV có thể lồng ghép tích hợp dạy học di sản tiêu biểu của địa phương trong một số bài học trên lớp (Bảng 2.3).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam

Stt Bài học lịch sử

Nội dung kiến thức lịch sử có thể tích hợp giáo dục di sản

tại Quảng Ninh

Di sản Biện pháp tích hợp

1 Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy

Mục 2, Giai đoạn phát triển của cơng xã thị tộc, các nền văn hóa Hịa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long - Vịnh Hạ Long - Tích hợp 1 phần - Sử dụng KTLM - Sử dụng đa phương tiện hỗ trợ - Khai thác hiệu quả các phương tiện truyền thông. 2 Bài 16. Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp theo)

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngơ Quyền

- Khu di tích Bạch Đằng Giang

3 Bài 19. Những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 981 của Lê Hoàn, năm 1288 thời Trần. - Khu di tích Bạch Đằng Giang. - Đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn thuộc cụm di tích núi Bài Thơ - Hạ Long.

4 Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV

- Tư tưởng, tôn giáo: sự phát triển của đạo Phật, phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

- Văn học: sự phát triển của thơ Nôm, hội thơ Tao Đàn của Lê Thánh Tông.

- Nghệ thuật kiến trúc: chùa chiền, lăng tẩm, đền miếu Lí, Trần.

- Khu quần thể di tích lịch sử Yên Tử. - Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều. - Núi Bài Thơ, Đền thờ Lê Thánh Tơng, dấu tích bài thơ khắc trên núi của Lê Thánh Tơng. 5 Bài 22. Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI-XVIII - Làng nghề thủ công truyền thống - Làng nghề đan ngư cụ Hưng Học ở Quảng Yên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bên cạnh đó, GV nên khai thác 2 tiết học lịch sử địa phương theo chủ đề dạy học di sản và căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị để xây dựng kế hoạch dạy học di sản theo hình thức trải nghiệm sáng tạo với những thông tin cơ bản về: thời gian, đối tượng, thành phần tham gia, hình thức, địa điểm trải nghiệm, dự kiến kinh phí, kế hoạch dạy học (trong đó có sử dụng KTLM để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học di sản). Kế hoạch cần có sự nhất trí của Ban Lãnh đạo nhà trường, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh. Trên cơ sở đó, trước khi tiến hành buổi học trải nghiệm di sản, GV sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất.

2.2.2.2. Sử dụng KTLM trong dạy học di sản tại thực địa

Để tổ chức một giờ dạy học di sản tại thực địa, GV không chỉ xây dựng bài giảng và dự kiến các phương tiện cần thiết phục vụ bài học mà cịn phải dày cơng lên kế hoạch cho buổi học đó. Kế hoạch cần phải nêu được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của buổi học tập trải nghiệm. GV khi xây dựng kế hoạch chung cần nêu rõ các thông tin về thời gian, đối tượng, thành phần tham gia, kinh phí, phân cơng nhiệm vụ, tổ chức thực hiện. Ngoài ra, để tiến hành một buổi học di sản theo hình thức tham quan - trải nghiệm sáng tạo, GV cần có kế hoạch bài giảng, công tác tiền trạm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho HS để các em chuẩn bị và chủ động khám phá, lĩnh hội, làm sáng tỏ tri thức trong quá trình trải nghiệm trực tiếp tại di sản.

Trên cơ sở đã xác định bài học/chủ đề dạy học thực địa, địa danh lịch sử - văn hóa tiến hành, để phát huy hơn nữa tính hiệu quả của buổi học, tạo sự chủ động, hứng thú, sẵn sàng tham gia cho HS thì trước tiên GV cần nêu bài học/chủ đề và địa điểm tổ chức thực địa cho HS. Sau đó, GV có thể vận dụng KTLM trong việc phân công chuẩn bị ban đầu:

- Vận dụng kiến thức Địa lí: HS xác định trên bản đồ hành chính của tỉnh vị trí, đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của di sản cần đến, các thông tin ban đầu về khoảng cách, đường đi, phương tiện tối ưu nhất (tùy theo địa điểm đóng của trường).

- Vận dụng kiến thức Giáo dục cơng dân về thị trường để tính tốn chuẩn bị mua bán những đồ thiết yếu; kiến thức về ý nghĩa của di sản đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tự hào và phát huy truyền thống q báu do cha ơng để lại để xác định thái độ, tinh thần khi tham gia buổi học thực địa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Vận dụng kiến thức Văn học, Âm nhạc: HS tìm hiểu trước những tư liệu Văn học, những bài hát, điệu hát liên quan tới di sản để hỗ trợ lĩnh hội kiến thức hay tham gia các hoạt động trò chơi hoặc văn nghệ (theo kế hoạch đưa ra).

- Vận dụng kiến thức các môn Khoa học tự nhiên: khi dạy học thực địa, GV có quĩ thời gian linh hoạt hơn bài học nội khóa thuận lợi cho việc khai thác triệt để kiến thức. Vậy nên, GV có thể sử dụng kiến thức của các mơn Khoa học tự nhiên để giải thích, làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan. (Ví dụ như sử dụng kiến thức mơn Vật lí để phân tích về yếu tố thủy triều của sơng Bạch Đằng).

Ví dụ, khi GV lựa chọn điểm dạy di sản thực địa là Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang (Quảng Yên - Quảng Ninh), với những gợi ý sử dụng KTLM trong việc chuẩn bị ban đầu, GV có thể chia nhóm và giao cho HS những nhiệm vụ cụ thể. Việc chia số nhóm, số HS trên nhóm cũng tùy theo điều kiện thực tế (tổ chức cho một lớp hay một khối lớp). Thông thường, GV hay chia thành 4 nhóm.

- Nhóm thứ nhất vận dụng những kiến thức mơn Địa lí để tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, khoảng cách, phương tiện đi lại từ điểm xuất phát tới điểm đến (Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang).

- Nhóm thứ hai có nhiệm vụ sưu tầm những tài liệu Văn học liên quan đến nội dung bài học, đến địa điểm thực nghiệm. Tùy theo bài học GV tổ chức dạy được xây dựng theo chủ đề kết hợp giữa giới thiệu di sản và mở rộng kiến thức nội khóa (Ví dụ:

Những chiến thắng quân sự tiêu biểu trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc từ thế kỉ X đến XIII trên sông Bạch Đằng) hay là bài học cụ thể giới thiệu di sản, HS sẽ giới

hạn phạm vi tìm kiếm tư liệu Văn học hoặc Âm nhạc liên quan. Về Văn học, HS có thể sưu tầm những tác phẩm như: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Bạch Đằng Giang (vua Trần Minh Tơng)... Về Âm nhạc, HS tìm một số bài tiêu biểu như: Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước), Trên sơng Bạch Đằng (Hồng Quý), Từ Bạch Đằng đến Biển Đông (Nguyễn Hồng Anh)…

- Nhóm thứ ba vận dụng kiến thức Khoa học tự nhiên, tìm hiểu ngun lí thủy

triều lên xuống của sông Bạch Đằng, nếu HS có khả năng và điều kiện, GV có thể hướng dẫn các em sử dụng công nghệ thông tin xây dựng hoặc tổng hợp những clip mơ phỏng q trình thủy triều lên xuống và việc đóng cọc xuống lịng sơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Nhóm thứ tư vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân về vấn đề bảo vệ, giữ gìn di sản, phát huy truyền thống yêu nước; tìm hiểu lễ hội truyền thống gắn với những chiến công trên sông Bạch Đằng…

Như vậy, trên cơ sở xác định được những kiến thức liên mơn có thể vận dụng để khai thác giảng dạy và học tập di sản tại thực địa, tùy theo điều kiện cụ thể mà GV có thể nêu những nhiệm vụ chi tiết, giao cho HS chuẩn bị. Điều này vừa tạo tính chủ động, lơi cuốn các em vào buổi học thực địa, phát huy tính tự giác, hứng thú, trí tị mị của HS vừa góp phần gắn bài học nội khóa với bài học ngoại khóa, gắn kiến thức lí thuyết với năng lực thực hành, vận dụng bộ môn vào thực tiễn, lồng ghép hiệu quả giáo dục lịch sử địa phương cho HS, trực tiếp góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo

dục toàn diện của những buổi học thực địa.

Tại thực địa, ở trường hợp có điều kiện kết hợp với Ban Quản lí di sản, GV giới

thiệu những nét khái quát về nội dung kiến thức có liên quan đến di sản, nêu ra những

yêu cầu, nhiệm vụ HS cần phải làm trong quá trình học tập. Tiếp đó, Cán bộ đại diện

của Ban quản lí di sản sẽ giới thiệu cụ thể. Sau cùng, GV sẽ chốt lại những vấn đề chủ

yếu, trọng tâm của buổi học, hướng dẫn HS tham quan tự do, vận dụng kiến thức mới được lĩnh hội, quan sát trực quan và kết hợp nguồn KTLM đã được chuẩn bị trước để thực hiện những nhiệm vụ GV giao, làm báo cáo hoặc viết bài thu hoạch. Với cách thực

hiện này, công việc của GV được giảm đi rất nhiều vì khơng phải xây dựng nội dung bài giảng chi tiết, chỉ bao quát chung và tập trung vào việc quan sát, quản lí và xử lí kết quả

bài thu hoạch của HS. Nhưng GV vẫn là người chịu trách nhiệm về kết quả, chất lượng

học tập của buổi học. GV phải có những định hướng cụ thể để đảm bảo mục tiêu giáo dục của bài học. Cụ thể, trong phần định hướng ban đầu về nhiệm vụ của HS, để đảm

bảo các em tập trung lĩnh hội những kiến thức do người bên quản lí di sản cung cấp, GV

cần lồng ghép những nội dung đã yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà phục vụ cho hoạt động học tập tại thực địa để khắc họa, tạo biểu tượng lịch sử, giải thích và hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử trọng tâm trong bài học. Trong đó có thể khai thác KTLM để góp phần nâng cao hiệu quả.

Ví dụ: Gắn với kiến thức lịch sử dân tộc trong các thế kỉ X - XV, GV thể xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Quảng Ninh) để tìm hiểu về nguồn gốc của nhà Trần tại An Sinh - Đơng Triều, tìm

hiểu văn hóa nước ta thời Trần thơng qua những lăng mộ vua Trần được xây dựng tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử cổ trung đại việt nam ở trường THPT tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 85)