Những yêu cầu khi sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử cổ trung đại việt nam ở trường THPT tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 57 - 61)

8. Cấu trúc đề tài

2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung chính phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam trong

2.1.5. Những yêu cầu khi sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, việc vận dụng ngun tắc liên mơn là phương pháp góp phần khơng nhỏ và việc nâng cao chất lượng bộ mơn. Tuy nhiên, KTLM có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử nói chung và dạy học Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX - lớp 10, rất phong phú, đa dạng. Vì vậy, khi sử dụng nguồn kiến thức này để nâng cao chất lượng dạy và học, GV cần lưu ý một số yêu cầu sau:

2.1.5.1. Sử dụng KTLM phải đáp ứng mục tiêu dạy học

Mục tiêu giáo dục hiện nay hướng tới đào tạo con người tồn diện. Do đó, tất cả các khâu của q trình dạy học, các biện pháp được áp dụng đều hướng tới thực hiện một mục tiêu chung và thể hiện trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Để đạt được mục tiêu đó, người GV khơng thể sử dụng đơn thuần những kiến thức trong SGK hoặc trong những tài liệu lịch sử cơ bản mà còn cần khai thác những tài liệu, kiến thức của những mơn học khác có liên quan đến nội dung lịch sử cần truyền đạt tới HS. Trong q trình đó, GV cần xác định rõ mục đích sử dụng, biết chọn lọc những đơn vị kiến thức phù hợp, chính xác để có thể phát huy cao nhất hiệu quả việc vận dụng KTLM trong dạy học các bài học lịch sử cụ thể.

2.1.5.2. Sử dụng KTLM phải đảm bảo khoa học, chính xác

Lịch sử là một ngành khoa học. Vì vậy, trong nghiên cứu, học tập lịch sử, việc đảm bảo yêu cầu khoa học và chính xác là vơ cùng cần thiết, quan trọng. Khi sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử, GV phải dựa trên cơ sở tài liệu cụ thể, chính xác; phải là những kiến thức cơ bản nhất, gần nhất và phù hợp với nội dung lịch sử mà HS cần lĩnh hội. Từ đó, HS mới có thể đưa ra được những nhận xét đúng đắn, chính xác. Hơn nữa, đảm bảo tính chính xác, khoa học cịn tránh được lỗi thường gặp của HS khi tiếp cận bộ mơn là “hiện đại hóa” lịch sử hay cá biệt còn là xuyên tạc, sai lệch hiện thực lịch sử.

Tính khoa học của việc sử dụng KTLM trong giảng dạy lịch sử còn thể hiện ở nội dung kiến thức mà GV cung cấp cho HS. GV phải thường xuyên cập nhật thông tin khoa học mới về sự kiện để có nhận thức mới, đúng đắn hơn cùng với sự phát triển của khoa học lịch sử đương đại. Nếu không làm vậy, GV dễ trở nên lạc hậu, không bắt kịp thực tiễn. Điều này sẽ khiến những bài học lịch sử trở nên giáo điều, máy móc, khó có khả năng thu hút và lan tỏa tới HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.1.5.3. Sử dụng KTLM phải đảm bảo tính vừa sức

Trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ

thông” của tác giả Nguyễn Thị Cơi, “tính vừa sức là phải nói tới sự phù hợp giữa việc giảng dạy với đặc điểm nhận thức, đặc điểm theo lứa tuổi của HS” [33; tr.22]. Đối tượng

của hoạt động dạy học chính là HS, mọi biện pháp sư phạm đều hướng tới mục tiêu là giúp HS lĩnh hội tri thức lịch sử. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đổi mới sẽ không phát huy được hiệu quả nếu không đảm bảo việc dạy học đúng đối tượng, đảm bảo tính vừa sức với các em. Thậm chí, HS cịn dễ rơi vào tình trạng chán nản, bỏ mặc, khơng muốn cố gắng. Vì vậy, đảm bảo tính vừa sức là yêu cầu tất yếu của việc dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử.

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng, để đảm bảo tính vừa sức khi sử dụng KTLM, GV cần thực hiện một số yêu cầu sau:

Thứ nhất: Khối lượng KTLM vừa đủ. GV sẽ căn cứ vào mục tiêu của cấp học,

lớp học, đối tượng HS cụ thể để xác định nội dung cơ bản và KTLM phù hợp nhất, tránh việc quá tải, quá tầm với năng lực nhận thức thực tế của HS.

Thứ hai: Tránh sử dụng những kiến thức mang tính hàn lâm. Điều này sẽ kéo

theo việc mất thêm thời gian giải thích. Hoặc những tài liệu bằng tiếng nước ngồi với đối tượng HS không có khả năng ngoại ngữ sẽ khiến việc lĩnh hội kiến thức của các em gặp trở ngại, khó khăn.

Thứ ba: KTLM sử dụng trong dạy học Lịch sử phải ngắn gọn, sát với nội dung

lịch sử cần trình bày trong bài giảng, tránh rườm rà, lan man, xa rời nội dung chính.

2.1.5.4. Sử dụng KTLM phải góp phần khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học lịch sử

Kiến thức cơ bản là kiến thức cần thiết, quan trọng nhất giúp HS biết, hiểu lịch sử. Kiến thức cơ bản của bài học lịch sử là những sự kiện lịch sử, niên đại, khái niệm cơ bản… hoặc là những phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử và phương pháp vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Kiến thức lịch sử nằm trong các tài liệu liên môn là một nguồn kiến thức quan trọng và có giá trị lớn.

Khi sử dụng nguồn kiến thức này, GV cần xác định mục tiêu bài học chính xác để lựa chọn KTLM phục vụ cho việc khắc sâu kiến thức cho HS, tránh việc sa đà, lệch mục tiêu ban đầu. GV cần có năng lực, phương pháp để tìm ra nguồn KTLM phù hợp nhất, loại bỏ những phần khơng quan trọng, ít quan trọng đối với bài học. GV cũng cần có sự linh hoạt, khơng áp dụng theo kiểu cơng thức máy móc mà phải xuất phát từ hồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

cảnh thực tế của việc giảng dạy để đảm bảo khắc sâu kiến thức trọng tâm, giúp HS nhớ lâu, nhớ chính xác hơn những sự kiện lịch sử.

2.1.5.5. Sử dụng KTLM phải phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của HS

Phát huy tính độc lập, tích cực của HS trong học tập lịch sử là nguyên tắc được quán triệt trong mọi hoạt động, mọi khâu của quá trình giáo dục, là yêu cầu quan trọng để việc dạy và học lịch sử được hiệu quả. Tính tích cực là một phẩm chất hay chất lượng nhận thức của HS. Chỉ khi HS có tinh thần tích cực học tập thì mới nảy sinh tính độc lập, sáng tạo. Tính tích cực thể hiện qua khát vọng học tập, cố gắng và sự quyết tâm khám phá chân lí tri thức. Trong q trình học tập, HS chỉ thực sự nắm những gì mà mình trực tiếp, chủ động lĩnh hội. HS sẽ ghi nhớ lâu hơn, sâu sắc và toàn diện hơn tri thức lịch sử thơng qua thái độ, tinh thần tích cực của mình.

Có thể nhận biết tính tích cực học tập của HS ở những mặt như: HS tập trung theo dõi vấn đề đang học, hăng hái tham gia xây dựng bài, bổ sung câu trả lời của bạn, chủ động nêu ý kiến cá nhân về nội dung bài học. Trên nền kiến thức được cung cấp, HS sẽ đào sâu suy nghĩ, hoặc nêu những thắc mắc của bản thân, thể hiện mong muốn được giải thích tường tận, cặn kẽ vấn đề GV đưa ra. Biết chủ động vận dụng kiến thức đã học ở những môn học khác vào việc giải quyết nhiệm vụ học tập môn lịch sử, hoặc vận dụng vào thực tiễn, rút kinh nghiệm cho bản thân cũng như tạo động lực, cơ sở để tiếp thu, lĩnh hội những vấn đề mới.

Ngồi ra, sự tích cực, độc lập của HS cịn được biểu hiện qua việc HS hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao; tự mình tiến hành các thao tác tư duy để biến tri thức chung thành vốn hiểu biết của bản thân, khơng bị lệ thuộc hay máy móc; biết diễn đạt, trình bày kiến thức bằng chính quan điểm và phương thức ngơn ngữ của cá nhân.

2.1.5.6. Sử dụng KTLM phải đảm bảo tính tương đồng với những kiến thức HS được lĩnh hội ở những bộ môn khác

Bộ mơn Lịch sử nằm trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thơng chung. Trong q trình biên soạn, các nhà giáo dục ln cố gắng đảm bảo sự tương đồng, sự hỗ trợ kiến thức giữa các bộ môn. Bản thân môn Lịch sử luôn tuân thủ một nguyên tắc tất yếu đó là tiến trình thời gian, mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong quá khứ đều phải đặt trong một không gian, thời gian và bối cảnh cụ thể để xác định, đánh giá cũng như so sánh, đối chiếu với những sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy, khi vận dụng ngun tắc liên mơn trong dạy học, GV Lịch sử phải đảm bảo được qui tắc thời gian khi nhận xét, đánh giá; phải chọn lọc được những kiến thức từ bộ môn khác tương đồng về thời gian,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

địa điểm. Mặt khác, để đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính vừa sức, đúng mục đích khi sử dụng KTLM, GV phải chọn những tri thức mà HS đã và đang được học song song với nội dung lịch sử, tránh việc liên hệ những kiến thức mà các em chưa được học ở bộ môn khác. Điều này sẽ gây khó khăn cho q trình vận dụng và khai thác KTLM phục vụ hoạt động học tập của HS. Do đó, việc chọn lọc, sắp xếp kiến thức vận dụng liên môn trong dạy học Lịch sử phải chú ý đến sự tương đồng giữa các mơn học trong chương trình giáo dục phổ thơng.

Trên cơ sở xác định những vấn đề cơ bản của khóa trình lịch sử Việt Nam lớp 10 và những yêu cầu khi sử dụng KTLM, đề tài tập trung đề xuất một số hình thức, biện pháp cụ thể khi sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh.

2.2. Một số hình thức, biện pháp sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử cổ trung đại việt nam ở trường THPT tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 57 - 61)