Sử dụng KTLM trong dạy học trên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử cổ trung đại việt nam ở trường THPT tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 61 - 76)

8. Cấu trúc đề tài

2.2. Một số hình thức, biện pháp sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử cổ

2.2.1. Sử dụng KTLM trong dạy học trên lớp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.2.1.1. Sử dụng KTLM để giúp HS nhận thức sâu sắc kiến thức lịch sử

Tri thức lịch sử là sự thật, tồn tại khách quan trong quá khứ, mang tính cụ thể. Vì vậy, để giúp HS nhận thức kiến thức lịch sử một cách chi tiết, đa chiều, trực quan, GV cần huy động nhiều phương thức, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau từ các mơn học. Do đó, sử dụng KTLM được xem là phương pháp hiệu quả hỗ trợ hoạt động dạy và học lịch sử.KTLM được sử dụng trong nhiều phương pháp dạy học nhằm thực hiện các mục tiêu khác nhau, cụ thể như:

- Sử dụng KTLM kết hợp với phương tiện, đồ dùng trực quan để tái hiện, cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Ngôn ngữ, đồ dùng trực quan, sự hỗ trợ của phương tiện dạy học, các loại tài liệu, sách giáo khoa là những cách thức, những nguồn cung cấp kiến thức không thể thiếu trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.Việc sử dụng ngơn ngữ theo các phong cách diễn đạt từ môn Ngữ văn, kết hợp các phương tiện, đồ dùng dạy học và huy động KTLM phù hợp góp phần quan trọng giúp HS nhận thức kiến thức lịch sử một cách hiệu quả. Ngôn ngữ trong thuyết minh giảng dạy của GV không chỉ thực hiện chức năng thông tin - tái hiện nhằm khắc họa tri thức lịch sử mà còn giúp HS nhận thức sâu sắc sự kiện nhằm tìm hiểu bản chất sự vật, qui luật của q trình phát triển lịch sử. Có nhiều cách sử dụng ngơn ngữ để diễn đạt, thể hiện KTLM truyền đạt tới HS, giúp HS tiếp cận và nhận thức lịch sử. Trong đó, tường thuật, miêu tả được xem là hai hình thức phổ biến, mang lại hiệu quả cao.

“Tường thuật là một trong những cách trình bày miệng quan trọng nhằm tái hiện ở HS những biến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó”

[38;29]. Tường thuật bao giờ cũng có chủ đề, có tình tiết nhất định nhằm kích thích trí tưởng tượng tái tạo của HS về những hình ảnh quá khứ.

Tường thuật thường sử dụng kết hợp với lược đồ, bản đồ, kết hợp với kiến thức mơn Địa lí để cụ thể hóa sự kiện lịch sử nhằm đảm bảo tính khoa học, chân thực về bức tranh quá khứ. Thông qua những bài tường thuật hấp dẫn, sinh động, HS có nhận thức cụ thể về sự kiện, hiện tượng lịch sử, nắm chắc kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn, đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Ví dụ, khi dạy bài 16 “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân

tộc (tiếp theo)”, ở mục 2, “Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu”, GV có thể sử dụng lược đồ

chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, sử dụng biện pháp tường thuật để cụ thể hóa, tái hiện sự kiện. Với nội dung kiến thức này, HS đã được tiếp cận ở chương trình Lịch sử 6 - THCS, nên GV có thể hướng dẫn cho HS tự tường thuật. GV sử dụng lược đồ hành chính của Quảng Ninh,yêu cầu HS xác định vị trí của sông Bạch Đằng (thuộc thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh) - HS có thể hình dung cụ thể về khoảng cách, đường đi từ địa bàn nơi trường mình đóng tới di tích lịch sử Bạch Đằng Giang. Vận dụng kiến thức Địa lí, HS nêu khái quát những đặc điểm nổi bật về địa hình, địa thế của cửa sơng Bạch Đằng, lí giải được ngun do Ngô Quyền chọn đây là nơi đặt trận địa cọc quyết chiến với quân thù. Trên cơ sở phần tường thuật của HS, GV có thể chọn một đơn vị kiến thức để tường thuật chi tiết hơn, khắc họa nét độc đáo trong nghệ thuật qn sự của Ngơ Quyền. Ví dụ như GV có thể đặt ra câu hỏi: “Vậy Ngô Quyền đã làm

thế nào để cắm được cọc xuống lịng sơng Bạch Đằng?”. HS sẽ nêu được căn cứ lợi

dụng yếu tố thủy triều, khi nước rút thì có thể cắm cọc xuống lịng sơng. Ở đây, GV vừa tường thuật kết hợp phân tích để lí giải cho HS biết thêm về việc Ngơ Quyền chắc chắn đã huy động được sức mạnh của nhân dân, kết hợp với việc dựa vào điều kiện tự nhiên và phát huy năng lực quân sự thiên tài để tạo nên trận địa tiêu diệt giặc. Từ việc đốn những cây gỗ to trên thượng nguồn, xi theo dịng đưa xuống đến việc đẽo những cọc nhọn, bọc sắt ở đầu đến việc nghiên cứu yếu tố thủy triều để cắm được cọc xuống lịng sơng với độ sâu, độ cao phù hợp nhất để lừa được quân Nam Hán.

GV có thể đưa ra hoặc hướng dẫn HS tự sưu tầm những clip phục dựng, mô phỏng chiến thắng Bạch Đằng để hỗ trợ phần tường thuật sự kiện, giúp HS hình dung cụ thể, rõ ràng q trình Ngơ Quyền chuẩn bị và chỉ huy trận đánh tiêu diệt quân Nam Hán, chính thức kết thúc hơn ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

Bên cạnh tường thuật, GV cũng nên thường xuyên sử dụng biện pháp miêu tả trong dạy học. “Miêu tả là trình bày cụ thể những đặc trưng của một sự vật, một sự

kiện lịch sử để nêu lên những nét đặc trưng, bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngồi của chúng” [38; tr.33]. Miêu tả sự kiện, hiện tượng, nhân vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

lịch sử là dựng lại bức tranh, khung cảnh về nó đúng như nó tồn tại. Người GV đóng vai trị là nhà tạo hình với chất liệu đặc biệt là ngơn ngữ. Khi miêu tả, để phác họa được bức tranh chân thật, sinh động, gần gũi nhất có thể, GV gần như bắt buộc phải sử dụng KTLM để tạo nên sự thu hút và thuyết phục với HS, tránh việc sử dụng ngôn ngữ một cách mơ hồ, không căn cứ. Tương tự như khi tường thuật, phần miêu tả của GV sẽ hiệu quả hơn rất nhiều lần khi GV phát huy tích cực sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ thông tin, trực quan sinh động (tranh ảnh, video, âm thanh…).

Ví dụ, khi dạy bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ

X - XV”, nói về thành tựu kiến trúc, GV có thể khai thác những cơng trình kiến trúc

đền miếu, lăng tẩm, chùa tháp trong quần thể di tích lịch sử Yên Tử hoặc khu di tích nhà Trần ở Đơng Triều. Thơng qua biện pháp miêu tả, GV vừa giới thiệu cho HS biết những nét độc đáo trong kiến trúc thời Trần, cụ thể tri thức lịch sử trong bài, vừa giúp HS cảm nhận được sự gần gũi, chân thật của các cơng trình kiến trúc đó ngay tại địa phương Quảng Ninh, giúp các em thêm tự hào về quê hương nơi mình sinh ra, lớn lên. Ở đây, GV tiếp tục kết hợp sử dụng phương tiện công nghệ thông tin (máy chiếu, chiếu lược đồ, hình ảnh minh họa), vận dụng kiến thức Địa lí để xác định trên bản đồ tỉnh Quảng Ninh vị trí, khơng gian, địa hình của quần thể di tích lịch sử Yên Tử hoặc khu di tích nhà Trần ở Đơng Triều. GV sử dụng ngơn ngữ miêu tả, giới thiệu những nét chính về cấu trúc của quần thể di tích lịch sử Yên Tử hoặc khu di tích nhà Trần ở Đơng Triều. GV có thể chọn một trong những cơng trình cụ thể thuộc quần thể di tích đó để miêu tả chi tiết. Ví dụ như miêu tả Thái lăng, lăng vua Trần Anh Tơng và Hồng hậu Bảo Từ nằm trong khu di tích nhà Trần ở Đơng Triều. Vua Trần Anh Tông là vị vua thứ 4 của nhà Trần, con trai vua Trần Nhân Tông (1276 - 1320). Thái lăng được xây dựng trên một quả đồi thấp có tên là đồi Tán Quỷ trong lịng của một thung lũng có 3 mặt đơng, tây, bắc được bao bọc bởi các dãy núi cao tạo thành thế tay ngai vững chắc. Trước mặt lăng có suối Phủ Am Trà bắt nguồn từ Ngọa Vân chảy qua tạo thành minh đường tụ thủy. Phía xa là dịng sơng Cầm uốn lượn, những dãy núi đã vôi sừng sững của vùng Kinh Mơn giống như bình phong lớn che chắn cho lăng. Tất cả các yếu tố địa hình tự nhiên này tạo cho lăng có vị thế đắc địa theo quan niệm Phong Thủy với các yếu tố: tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường tụ thủy, hậu chẩm có núi cao. HS theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đó sẽ càng thấy được chiều sâu tư tưởng, văn hóa bên cạnh giá trị kiến trúc của việc lựa chọn địa điểm, vị trí xây dựng lăng của các vua Trần. Điều này cũng giúp cho HS liên hệ và giải thích một phần quan niệm Phong Thủy truyền thống trong xây dựng nhà cửa của người Việt nói chung (lưng tựa núi, mặt tiền hướng ra phía biển…).

Như vậy, qua việc sử dụng ngôn ngữ tường thuật, miêu tả, kết hợp đồ dùng trực quan tranh ảnh (hoặc video), sự hỗ trợ của các phương tiện máy tính, máy chiếu… GV sẽ giúp HS hình dung cụ thể về nội dung tri thức lịch sử cần lĩnh hội, tái hiện một cách chân xác nhất về biểu tượng lịch sử đó. Việc kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn những KTLM như Địa lí khi sử dụng lược đồ, bản đồ hay kiến thức các bộ môn khác như Văn học, Nghệ thuật… để tường thuật, miêu tả sự kiện, hiện tượng lịch sử không chỉ giúp khắc họa sâu sắc kiến thức lịch sử một cách rõ ràng, gần gũi mà còn mang lại những cảm xúc tích cực cho HS. Từ đó, HS khơng chỉ lĩnh hội kiến thức mà còn rèn được các kĩ năng như sử dụng ngôn ngữ, quan sát lược đồ, bản đồ, vận dụng KTLM của bản thân vào giải quyết yêu cầu bài học; giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm, biết ơn và khâm phục các thế hệ cha ơng; hình thành các năng lực tư duy, tự học, tái hiện kiến thức và thực hành bộ môn cho HS. Hơn nữa, khi GV chú ý cụ thể hóa các đơn vị kiến thức trong q trình giảng dạy sẽ góp phần quan trọng để tránh hiện đại hóa lịch sử.

- Sử dụng KTLM để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử

Nhận thức là quá trình đi từ thấp đến cao và cơ bản trải qua hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Trong bộ mơn lịch sử có thể thấy rằng, việc tạo biểu tượng lịch sử là giai đoạn cao của nhận thức cảm tính, là cầu nối giữa hai giai đoạn nhận thức. “Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều

kiện địa lí,… được phản ánh trong óc HS với những nét chung nhất, điển hình nhất”

[41, tr.149]. Việc tạo biểu tượng có ý nghĩa rất quan trọng với q trình lĩnh hội tri thức lịch sử khách quan, khoa học của HS. Nó được xem như cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử. Những hình ảnh quá khứ được phản ánh trong đầu óc HS càng phong phú bao nhiêu thì kiến thức HS thu nhận càng vững chắc, sống động bấy nhiêu. Điều này cũng có giá trị đặc biệt giúp HS tránh “hiện đại hóa lịch sử” hoặc những nhận thức phiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Trong dạy học lịch sử, việc tạo biểu tượng thường tập trung chủ yếu vào nhân vật lịch sử. Lịch sử là sự phát triển, vận động liên tục theo qui luật khách quan mà trong đó khơng thể thiếu vai trò của các cá nhân, đặc biệt là các cá nhân kiệt xuất có thể tác động đến tiến trình lịch sử của dân tộc, quốc gia hay nhân loại. Những tri thức về nhân vật lịch sử có ưu thế vượt trội để giúp HS cảm nhận được tính chân xác, gần gũi, cụ thể của quá khứ. Vì vậy, tạo biểu tượng chân thực, sinh động về nhân vật lịch sử giúp HS

nhận thức đúng vai trò của các cá nhân trong lịch sử. Hơn nữa, khi thực hiện phương pháp này, HS sẽ được rèn các kĩ năng tư duy sáng tạo, logic và khả năng nhận định, đánh giá khách quan. Bởi theo Sađacốp thì biểu tượng nói chung và biểu tượng lịch sử nói riêng “góp phần phát triển hứng thú, lí tưởng, niềm tin,… hình thành xu hướng cộng sản trong cá nhân HS” [13; tr.77].

Để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử hiệu quả, GV cần sử dụng nhuần nhuyễn KTLM giữa Lịch sử với các bộ mơn khác như Địa lí, Giáo dục cơng dân, Văn học… để góp phần lơi cuốn, tạo hứng thú và ấn tượng sâu sắc học HS về nhân vật lịch sử.

Ví dụ, khi dạy bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ

X - XV”, rất nhiều nhân vật lịch sử nổi bật, có cơng lao to lớn lãnh đạo, chỉ huy các

cuộc kháng chiến chống ngoại xâm được nhắc tới như: Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần

Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi… Rất khó để trong một giờ học, GV cùng lúc tạo được biểu tượng của tất cả các nhân vật này. Vì thế, GV tùy theo thời gian phân bố trong kế hoạch giảng dạy có thể chọn một đến hai nhân vật để khắc họa biểu tượng cho

HS và kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu, tham khảo thêm tư liệu về các nhân vật lịch sử khác. Tiêu biểu, có thể tạo biểu tượng về Trần Quốc Tuấn - Trần Hưng Đạo, danh tướng thời Trần gắn với việc chỉ huy kháng chiến chống quân Nguyên lần hai và lần ba.

Ngoài phần giới thiệu nhanh về vị trí vai trị của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1287 - 1288, để khắc họa biểu tượng về một vị tướng với lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng chiến đấu, chấp nhận hi sinh để gìn giữ độc lập dân tộc, GV có thể sử dụng kiến thức Văn học, trích đoạn từ lời Hịch của ông: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ta phơi ngồi nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng xin nguyện làm”[44; tr.98].

Và để khắc họa tài năng qn sự của ơng, GV có thể kết hợp kiến thức Địa lí, để nhấn mạnh trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng (1288) khi ông lựa chọn địa điểm phục binh

và cách thức phản cơng. Trước tình thế buộc phải rút lui của qn Nguyên, Trần Hưng Đạo cùng với bộ chỉ huy kháng chiến bàn kế hoạch phản công, quyết định chọn cửa sông Bạch Đằng để quyết chiến tiêu diệt giặc. Sông Bạch Đằng chảy giữa địa phận của

thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và Thủy Ngun (Hải Phịng). Đây là con sơng lớn do sông Đá Bạc, sông Giá và một số sơng khác đổ vào. Lịng sơng rộng mênh mơng, bên phải có dãy núi đá vôi Tràng Kênh ăn sát bờ, bên trái là rừng cây um tùm che lấp bờ bến. Bến nước Bạch Đằng có thủy triều lên xuống với sự chênh lệch mực nước rất lớn.

Khi triều lên, mặt sơng ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1,2km, lịng sông đã rộng lại càng sâu thêm. Trần Hưng Đạo cho quân đốn gỗ lim, táu trên rừng đem về đẽo nhọn, đầu bịt sắt, cắm xuống lịng sơng tạo bãi cọc ngầm - trận địa mai phục quân Nguyên. Đồng thời, ông cũng bố trí thủy qn phục ở trong các nhánh, vũng sơng, bộ binh giấu trong các núi đá Tràng Kênh và rừng rậm ở tả ngạn sông. Đại quân do vua Trần và Trần Hưng Đạo chỉ huy sẵn sàng tiếp ứng. Sáng sớm ngày 9 tháng 4 năm 1288, Ô Mã Nhi chỉ huy thủy quân được bộ binh yểm trợ, từ Vạn Kiếp xuôi ra cửa sông Bạch Đằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử cổ trung đại việt nam ở trường THPT tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 61 - 76)