Khảo sát thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường theo quan điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức về các định luật bảo toàn gắn với giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 25 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.6. Khảo sát thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường theo quan điểm

học Vật lí gắn với giáo dục bảo vệ môi trường

Trong quá trình dạy học vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.

1.3.6.1. Mục đích khảo sát

Để đánh giá thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường, theo quan điểm dạy học Vật lí gắn với giáo dục bảo vệ môi trường khi dạy một số kiến thức về “Các Định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT.

1.3.6.2. Phương pháp

- Phương pháp điều tra (Sử dụng phiếu điều tra đối với GV và HS) - Phương pháp thống kê (Thống kê kết quả thu được từ GV và HS)

1.3.6.3. Đối tượng khảo sát

GV dạy Vật lí, học sinh lớp 10 của trường THPT Dương Tự Minh, THPT Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên.

- Số phiếu điều tra giáo viên: 10 (Phụ lục 1) -Số phiếu điều tra học sinh: 40 (Phụ lục 2)

Kết quả thống kê từ phiếu điều tra.

Đối với giáo viên:

1.Theo quý thầy/cô kết quả học tập chương “Các định luật bảo toàn” của học sinh như thế nào?

Giỏi: 3% Khá: 7%

Trung bình: 60% Yếu: 30%

2. Theo quý thầy/cô, mức độ vận dụng kiến thức của chương “Các định luật bảo toàn” vào thực tiễn cuộc sống như thế nào?

Rất tốt: 5% Tốt: 10% Bình thường: 20% Câu 2 Rấ t tốt Tốt Bình thường Không tốt Giỏi Khá Trung bình Yếu

3. Khi dạy học chương “Các định luật bảo toàn” quý thầy/cô sử dụng phương pháp nào dưới đây để nâng cao chất lượng dạy học?

Giải quyết vấn đề: 70% Tích hợp liên môn: 10%

Liên hệ thực tế: 20%

4. Khi dạy học chương “Các định luật bảo toàn” quý thầy/cô có lồng ghép việc GD bảo vệ môi trường cho học sinh để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế không?

Có: 20% Không: 80%

Câu 4

Có Không

5. Quý thầy/cô có được bồi dưỡng kiến thức về dạy học tích hợp? Có: 18%

Đối với học sinh:

1. Các em có thấy hứng thú khi được học chương “Các định luật bảo toàn” không?

Rất hứng thú: 5% Hứng thú: 10% Bình thường: 22% Không hứng thú: 63% Câu 1 Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú

2. Em hãy nêu tên ít nhất một ứng dụng kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” gắn với thực tế cuộc sống? Nêu được: 5%

Không nêu được: 95%

Câu 2

Nêu được Không nêu được

3. Khi học chương “Các định luật bảo toàn” các em có được thầy/cô giới thiệu các ứng dụng kiến thức của chương gắn với GD bảo vệ môi trường không?

Có: 10% Không: 90%

Câu 3

Từ kết quả điều tra trên, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp các kiến thức vật lí gắn với giáo dục BVMT là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở THPT. Việc GD BVMT là rất cấp thiết và có tính khả thi, từ đó giáo dục cho HS có ý thức và trách nhiệm với vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm đúng mức.

4. Khi học chương “Các định luật bảo toàn” các em được thầy/cô sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học nào dưới đây?

Tranh ảnh: 3% Video: 2% Internet: 5%

Không dùng: 90%

Câu 4

Kết luận chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của dạy học kiến thức vật lí gắn với GD BVMT có thể rút ra các kết luận sau:

1. Dạy học kiến thức vật lí gắn với GD BVMT có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh.

2. Sự cần thiết của dạy học các kiến thức vật lí gắn với GD BVMT: Dưới sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và công nghệ như hiện nay, nhà trường cần phải trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng cần thiết để nâng cao hiểu biết và đáp ứng kịp với sự phát triển của xã hội, cũng như ứng phó kịp thời với những biến đổi khó kiểm soát của khí hậu nước ta hiện nay.

3. Tăng cường liên hệ kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống trong môn vật lí và các môn học khác.

4. Thực tế việc tổ chức dạy học một số kiến thức về “Các Định luật bảo toàn” gắn với giáo dục bảo vệ môi trường - VL 10 THPT ở nhiều trường THPT hiện nay cũng chưa được chú trọng.

Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi có thể khẳng định nếu DH các kiến thức vật lí gắn với GD BVMT thì chất lượng dạy học sẽ được nâng cao. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi xây dựng tiến trình dạy học ở chương 2.

Chương 2

TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” GẮN VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức về các định luật bảo toàn gắn với giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)