Theo chương trình SGK hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức về các định luật bảo toàn gắn với giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 31 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Theo chương trình SGK hiện hành

2.1.1.1. Vị trí, vai trò kiến thức chương “Các Định luật bảo toàn”

Hệ thống kiến thức chương “Các Định luật bảo toàn” nằm ở cuối phần cơ học vật lí 10. Chương này đề cập tới một số định luật tổng quát và một số kiến thức mới. Các định luật bảo toàn đề cập trong chương này là cơ sở của những tính toán quan trọng trong vật lí, sử dụng kiến thức của các chương trước để tính toán giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học.

Chương “Các Định luật bảo toàn” gồm 5 bài với 10 tiết dạy ( 8 tiết lí thuyết, 2 tiết bài tập):

Bài 23: Động lượng. ĐLBT động lượng Bài 24: Công và công suất

Bài 25: Động năng Bài 26: Thế năng Bài 27: Cơ năng

Khái niệm động lượng được hình thành trong quá trình nghiên cứu về sự tương tác giữa hai vật trong một hệ cô lập, khi hai vật tương tác có sự trao đổi động lượng giữa các vật, sự trao đổi này phụ thuộc vào khối lượng, vận tốc của các vật trong hệ cô lập, do đó nó tuân theo quy luật là định luật bảo toàn động lượng.

Năng lượng được coi là thước đo của tất cả các dạng chuyển động của vật chất. Định luật bảo toàn năng lượng là định luật quan trọng nhất, tổng quát nhất, mọi quá trình trong tự nhiên đều tuân theo định luật này. Và các định luật vật lí đều phù hợp với định luật này. Tuy nhiên để xây dựng được nội dung của định luật bảo toàn năng lượng thì một số khái niệm như công, động năng, thế năng và cơ năng phải được trình bày trước.

Khái niệm về “công” xuất hiện đầy đủ và chính xác nhất khi có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác. Công không phải là một dạng năng lượng mà là hình thức của sự chuyển hóa năng lượng. Do đó độ lớn của công chính là phần năng lượng được chuyển hóa.

Các khái niệm về động năng, thế năng, cơ năng được trình bày một cách khoa học, hợp lí và logic. Định luật bảo toàn cơ năng được xây dựng cho hai trường hợp là vật chuyển động trong trọng trường và vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. Chỉ khi nào hiểu được chính xác các khái niệm này thì mới hiểu được đầy đủ định luật bảo toàn năng lượng.

Trong tất cả các nội dung kiến thức đã trình bày ở trên thì không có phần kiến thức nào nói đến vấn đề môi trường và GD BVMT, mà qua các bài học, tiết học, giáo viên phải tự lồng ghép việc GD BVMT cho học sinh một cách khoa học, hợp lí mà không tuân theo tiêu chuẩn cũng như quy định nào.

2.1.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung của chương

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc nội dung chương

Xung lượng của lực

Định luật II Niuton

Động lượng

Công Công suất

Động năng Thế năng Cơ năng ĐLBT Động lượng Hệ cô lập ĐLBT Cơ năng Bài toán Va chạm mềm Chuyển động bằng phản lực Vật chuyển động dưới tác dụng của lực hấp dẫn Vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi

2.1.1.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, tư duy và thái độ.

* Kiến thức:

- Viết được công thức tính động lượng, nêu được đơn vị đo động lượng. - Phát biểu và viết được biểu thức của ĐLBT động lượng đối với hệ 2 vật. - Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.

- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.

- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.

- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính thế năng trọng trường. Nêu được đơn vị đo thế năng.

- Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.

- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính cơ năng.

- Phát biểu được định luật Bảo toàn cơ năng và viết được biểu thức của định luật này.

* Kĩ năng:

- Biết làm việc theo nhóm.

- Biết vận dụng kiến thức: Động năng, thế năng, gắn với GD BVMT, và giải thích được một số hiện tượng thực tế gắn với bảo vệ môi trường và tái tạo năng lượng.

- Biết tìm kiếm, khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là qua mạng Internet.

- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp và trình bày vấn đề.

* Tư duy và thái độ:

- Có hứng thú với môn vật lí nói chung và chương “Các định luật bảo toàn” nói riêng.

- Yêu thích, tìm tòi khám phá khoa học.

- Có thái độ khách quan, trung thực, nghiêm túc, ham học hỏi, nhiệt tình, hợp tác tốt trong công việc.

- Có ý thức vận dụng kiến thức của chương “Các định luật bảo toàn” gắn với GD BVMT vào cuộc sống. [2]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức về các định luật bảo toàn gắn với giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)