8. Cấu trúc của luận văn
3.4.3. Diễn biến tiến trình dạy học
Ở lớp ĐC:
*/ Giáo viên cộng tác:
+ Tiến hành theo phương án đã thiết kế
+ Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại. + Đưa ra các câu hỏi và bài tập ví dụ trong SGK.
+ Đưa ra được các khái niệm và công thức cơ bản trong bài học.
+ Chưa nêu lên được ứng dụng của 2 dạng năng lượng là Động năng, Thế năng trong đời sống, chưa giáo dục cho học sinh ý thức BVMT và tái tạo nguồn năng lượng tự nhiên.
*/ Học sinh:
+ Tiếp thu bài giảng một cách thụ động
+ Nắm được các kiến thức cơ bản trong bài học
+ Chưa sôi nổi, chưa kích thích sự hứng thú của học sinh trong giờ học + Chưa biết liên hệ với thực tế cuộc sống, nhất là với GD BVMT.
Ở lớp TN:
*/ Giáo viên cộng tác:
+ Tiến hành dạy học theo phương án thiết kế của đề tài + Sử dụng phương pháp đàm thoại, thuyết trình
+ Cho học sinh hoạt động nhóm
+ Sử dụng bài báo, hình ảnh thực tế để đặt ra các câu hỏi tình huống, tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu kiến thức mới.
+ GV đã tích hợp kiến thức bài học với GD BVMT để nâng cao nhận thức cho học sinh về MT và ý thức BVMT.
*/ Học sinh:
+ Có hứng thú ngay từ đầu tiết học
+ Học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách tự nhiên, không gò bó, không khuôn mẫu
+ Giờ học sôi nổi, học sinh hăng hái xây dựng kiến thức mới và thấy được kiến thức đã học được ứng dụng trong thực tế, nêu lên được những ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống, có ý thức BVMT và tái tạo năng lượng.