8. Cấu trúc của luận văn
3.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Xây dựng tiêu chí đánh giá
Để đánh giá tính tích cực của HS chúng tôi dựa vào những biểu hiện cụ thể sau:
- Sự hứng thú của HS trong giờ học
- Kết quả học tập của HS (khả năng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức) - Kết quả bài kiểm tra của HS
* Tiêu chí đánh giá định tính: Gồm 2 tiêu chí
Tiêu chí về thái độ, hành vi và hứng thú:
+ HS hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập: Ghi chép đầy đủ, hăng hái xây dựng bài…
+ HS tích cực tham gia hoạt động nhóm có hiệu quả: Lắng nghe ý kiến, thảo luận nhóm, đề xuất ý kiến…
+ HS thường xuyên chia sẻ thông tin, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tiêu chí về sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển tư duy, ý chí.
+ Đa số HS tích cực sử dụng các thao tác tư duy như:Phân tích, tổng hợp, so sánh… vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập.
+ Đa số HS tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng tích lũy được để giải quyết các tình huống khác nhau một cách độc lập, chủ động, sáng tạo.
+ Đa số HS hiểu và trình bày được hiểu biết của mình.
* Tiêu chí đánh giá định lượng
Dựa trên kết quả bài kiểm tra với thang điểm 10 theo cách xếp loại như sau: + Loại giỏi: điểm 9, 10
+ Loại khá: điểm 7, 8
+ Loại trung bình: điểm 5, 6 + Loại yếu: điểm 3, 4
+ Loại kém: điểm 0, 1, 2
Bằng phương pháp thống kê toán học, xử lí và phân tích các kết quả thực nghiệm, cho phép đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học cũng như chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh, qua đó có thể kiểm tra được giả thuyết khoa học đã nêu.