Xây dựng tiến trình dạy học kiến thức vật lí gắn với GD BVMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức về các định luật bảo toàn gắn với giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 37 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Xây dựng tiến trình dạy học kiến thức vật lí gắn với GD BVMT

hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Dựa vào nội dung và mục tiêu của bài học, khi tổ chức dạy học GV có thể lựa chọn và kết hợp các PHDH tích cực như: dạy học theo trạm, dạy học theo dự án, dạy học tích hợp, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề … Sau đây

tôi xin đề xuất một tiến trình “Dạy học thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề kiến thức vật lí gắn với GD BVMT”

Tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể trình bày khái quát như sau:

- Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức - Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra

- Bước 3: Thảo luận, đề xuất và kết luận

- Bước 4: Tổng hợp, kiểm chứng giả thuyết, kết luận, vận dụng vào thực tế. Có bốn mức độ dạy học PHGQVĐ

Mức độ 1: GV đặt vấn đề và nêu cách giải quyết vấn đề, HS tiến hành giải quyết vấn đề dựa theo sự hướng dẫn của GV, sau khi HS thực hiện xong thì GV sẽ nhận xét và đánh giá kết quả.

Mức độ 2: GV đặt vấn đề và gợi ý, hướng dẫn để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề, dựa vào đó HS tiến hành giải quyết vấn đề theo cách của mình, sau đó HS cùng với GV tiến hành đánh giá kết quả.

Mức độ 3: GV tạo tình huống có vấn đề, từ tình huống đó HS phát hiện vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết, tiếp đó HS tự đưa ra một số giải pháp và lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất để giải quyết vấn đề, khi tiến hành giải quyết vấn đề có sự giúp đỡ của GV. Cuối cùng GV cùng HS đánh giá kết quả.

Mức độ 4: Từ những tình huống nảy sinh trong thực tế HS tự phát hiện ra các vấn đề, từ đó lựa chọn vấn đề mình cần giải quyết, bản thân HS tự tìm ra cách để giải quyết vấn đề, sau khi hoàn thành nhiệm vụ bản thân HS tự đánh giá kết quả và hiệu quả làm việc.

Tùy thuộc vào nội dung của bài học, mục tích của quá trình dạy học, đối tượng dạy học, điều kiện hiện có mà GV có thể lựa chọn mức độ cho phù hợp. Trên cơ sở phân tích khái quát về việc áp dụng PPDH tích cực nêu trên, có thể sơ đồ hóa tiến trình “Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề kiến thức vật lí

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Thầy: Nêu các câu hỏi hoặc khuyến khích HS nêu các câu hỏi (Tại sao,

như thế nào?), đưa ra các câu chuyện, hình ảnh, clip minh họa…

Trò: Tham gia thảo luận, quan sát, bổ sung thông tin

Thầy – trò: Cùng đề xuất giả thuyết, lập luận, lựa chọn, thực hiện kế hoạch GQVĐ (Gắn với vấn đề các nguồn năng lương tự nhiên: Sức mạnh của nước, gió, sóng biển… ).

Tổng hợp ý kiến, kiểm chứng giả thiết, kết luận và đưa ra những kiến thức vật lí mới. Đánh giá tiềm năng, vai trò của các nguồn năng lượng tự nhiên, ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tái tạo trong việc bảo vệ môi trường sống.

KẾT LUẬN VÀ VẬN DỤNG

Vận dụng các kiến thức vừa học đề xuất các giải pháp BVMT Giải các bài tập liên quan đến kiến thức vừa học

Đề xuất một vài mô hình ứng dụng năng lượng tái tao: Máy phát điện mini bằng nước suối, Dinamo phát điện từ gió, từ sóng biển…( Tham khảo qua các chương trình sáng chế, phát minh trên TV và mạng internet).

PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ

Thầy: Dẫn dắt, gợi ý , tạo ngạc nhiên, kich thích tính tò mò của HS qua

những hiện tượng thực tế trong cuộc sống, liên quan đến vấn đề năng lượng và môi trường, qua đó, làm nảy sinh những mâu thuẫn, những vấn đề và tạo cho HS nhu cầu muốn hiểu được, giải thích được những hiện tượng vật lý đã nêu.

Trò: Cùng tham gia bổ sung các ví dụ về việc sử dụng năng lượng tái tạo

(Thủy điện, máy phát điện gió, xe đạp điện…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức về các định luật bảo toàn gắn với giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)