Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức về các định luật bảo toàn gắn với giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 71 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.6. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm

- Qua việc tổ chức, theo dõi diễn biến các giờ thực nghiệm - Qua trao đổi với giáo viên cộng tác và học sinh

- Qua việc thu thập và xử lí số liệu

- Qua sự phân tích, tính toán thống kê từ bài kiểm tra của học sinh cho phép chúng tôi nhận định như sau:

Ở lớp TN:

+ Không khí học tập của học sinh sôi nổi ngay từ đầu tiết học

+ HS yêu thích và quan tâm đến các hiện tượng vật lí trong tự nhiên hơn + HS biết cách tổ chức hoạt động nhóm, phát huy được những điểm mạnh của bản thân, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình.

+ HS có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống, nhất là được nâng cao ý thức BVMT.

Ở lớp ĐC:

+ HS tiếp thu kiến thức thụ động, chủ yếu lắng nghe và ghi chép + Ít phát biểu ý kiến xây dựng bài

+ Gặp khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

+ HS chưa có hứng thú trong các giờ học vật lí, thậm chí còn thấy vật lí là môn học quá khó, khô khan và cứng nhắc.

Kết luận chương 3

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những nội dung sau: - Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

- Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm - Tổ chức hoạt động thực nghiệm sư phạm - Phân tích kết quả và xử lí số liệu

- Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm. Kết quả thống kê cho thấy:

+ Không khí học tập của học sinh sôi nổi, hào hứng hơn

+ HS tích cực suy nghĩ, tìm tòi vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống, nhất là những vấn đề liên quan đến MT.

+ HS biết cách tổ chức hoạt động nhóm, phát huy được những điểm mạnh của bản thân, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình.

Kết quả của TNSP chứng tỏ tính khả thi của tiến trình dạy học đã biên soạn trong đề tài

Thông qua việc dạy học vật lí theo hướng gắn với GD BVMT giúp HS nâng cao nhận thức về MT và có ý thức BVMT, giảm thiên tai do ô nhiễm môi trường gây ra và biết cách tái tạo nguồn năng lượng trong tự nhiên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu những vấn đề sau đây:

+ Các vấn đề về MT và GD BVMT

+ Các kiến thức vật lí gắn với MT và BVMT

+ Sự cần thiết của việc phải gắn nội dung kiến thức vậy lí với nhận thức về vai trò của môi trường và ý thức bảo vệ môi trường nhằm kích thích hứng thú của học sinh, qua đó nâng cao hiệu quả dạy và học.

+ Xây dựng tiến trình dạy học một số bài cụ thể trong chương “Các Định luật bảo toàn” gắn với GD BVMT vật lí 10 THPT nhằm nâng cao nhận thức về MT cho học sinh.

Đề tài đã đạt được kết quả nghiên cứu sau:

*/ Đóng góp về mặt lí luận:

+ Đã hệ thống hóa các nội dung cơ bản của dạy học vật lí gắn với GD BVMT, phù hợp với thực tế vận dụng của giáo viên THPT.

+ Đã nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề vào thực tế giảng dạy vật lí ở trường THPT, bước đầu mang lại kết quả nhất định.

*/ Đóng góp về mặt thực tiễn:

+ Đã đánh giá thực trạng dạy học vật lí ở một số trường THPT.

+ Đã nghiên cứu và xây dựng tiến trình dạy học 2 bài cụ thể chương “Các Định luật bảo toàn” gắn với GD BVMT vật lí 10 THPT. Các bài học đã được giảng dạy thực tế tại trường THPT.

2. Kiến nghị

Để vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy vật lí ở các trường THPT có hiệu quả, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:

+) Việc sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề về những tình huống cụ thể trong thực tiễn (nhất là các vấn đề về MT) vào trong từng bài học của chương trình vật lí THPT là rất phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nên phát huy theo hướng này.

+) Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các lớp 11,12 của chương trình vật lí PT.

+) Đề kiểm tra nên đa dạng về nội dung và hình thức, nên kết hợp cả trắc nghiệm, tự luận, câu hỏi hiểu biết hoặc suy luận. Những câu hỏi gắn với GD BVMT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi cục Bảo vệ Môi trường, Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong học

đường cấp trung học cơ sở, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai.

2. Dự thảo chương trình GD môn Vật lí của Bộ GD tháng 1/2018. 3. Dự thảo chương trình GDPT tổng thể của Bộ GD tháng 7/2017.

4. Phạm Bá Huân, Thiết kế tiến trình dạy học một số Định luật Vật lí phần Các Định luật bảo toàn chương trình Vật lí lớp 10 Nâng cao theo hướng

phát huy tính tích cực tự lực của học sinh, Luận văn thạc sĩ - ĐHSPTN.

5. Nguyễn Văn Khải (2011), Vận dụng tích hợp trong dạy học vật lí ở

trường PT

6. Nguyễn Văn Khải (2014), GDMT - Vật lí THPT Quốc hội nước CHXH

CN Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014

7. Nguyễn Văn Khải (Chủ biên), Nguyễn Trọng Sửu, Ngô Thị Quyên (2011),

Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Vật lí cấp THPT, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Khải, Những vấn đề hiện đại của lí luận và PPDH Vật lí, Nxb ĐH Sư phạm Thái Nguyên

9. Nguyễn Thị Hồng Lợi, Tài nguyên & Môi trường -TX. Phú Thọ. Internet 10. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam;

11. Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Quốc hội ngày 17/06/2010

12. Nguyễn Thị Mai (2011), Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức chương “Các

Định luật bảo toàn” - Vật lí lớp 10 cơ bản, Luận văn thạc sĩ - ĐHSPTN.

13. Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang (1999), Một số phương pháp tiếp

cận GDMT, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Trần Công Phong, Nguyễn Thanh Hải (2005), Câu hỏi và bài tập trắc

15. Dương Tiến Sỹ (2002), "Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo", Tạp chí Giáo dục

tháng 3/2002.

16. Tài liệu: Viên gỗ nén, năng lượng AT.com.

17. Nguyễn Xuân Thái (2014), Tổ chức dạy học chương “Các Định luật bảo toàn” (Vật lí 10) Với sự hỗ trợ của phần mền dạy học và bản đồ tư duy

theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, Luận văn thạc sĩ -

ĐHSPTN.

Phụ lục 1

PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN

(Phiếu này dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, không có giá trị đánh giá giáo viên)

Họ và tên giáo viên:...………..……….…… Đơn vị công tác:………...………..……….…….. Số năm đã giảng dạy ở trường THPT:……….………… Để tạo điều kiện thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, xin quý thầy cô trả lời các câu hỏi sau: (Tích vào phương án mà quý thầy cô thấy phù hợp nhất)

1. Theo quý thầy/cô kết quả học tập chương “Các định luật bảo toàn” của học sinh như thế nào?

Giỏi Khá Trung bình Yếu

2. Theo quý thầy/cô, mức độ vận dụng kiến thức của chương “Các định luật bảo toàn” vào thực tiễn cuộc sống như thế nào?

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 3. Khi dạy học chương “Các định luật bảo toàn” quý thầy/cô sử dụng

phương pháp nào dưới đây để nâng cao chất lượng dạy học?

Giải quyết vấn đề Tích hợp liên môn Liên hệ thực tế 4. Khi dạy học chương “Các định luật bảo toàn” quý thầy/cô có lồng ghép

việc GD bảo vệ môi trường cho học sinh để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế?

Có Không

5. Quý thầy/cô đã được bồi dưỡng kiến thức về dạy học tích hợp? Có Không

Phụ lục 2

PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH

(Phiếu này dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, không có giá trị đánh giá học sinh)

Họ và tên: ……….… Nam/nữ:…..…….Dân tộc:………….. Lớp:………..Trường: ………..……… 1. Các em có thấy hứng thú khi được học chương “Các định luật bảo toàn”

không?

Rất hứng thú Hứng thú

Bình thường Không hứng thú

2. Em hãy nêu tên ít nhất một ứng dụng kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” gắn với thực tế cuộc sống?

……… ……… 3. Khi học chương “Các định luật bảo toàn” các em có được thầy/cô giới thiệu

các ứng dụng kiến thức của chương gắn với GD bảo vệ môi trường không? Có Không

4. Khi học chương “Các định luật bảo toàn” các em được thầy/cô sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học nào?

Tranh ảnh Không dùng Video Internet

Phụ lục 3 Bài kiểm tra

(Thời gian: 15 phút)

Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Một ô tô có khối lượng 1 tấn, đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì

tắt máy và hãm phanh, ô tô đi thêm được 50 m nữa thì dừng lại. Lực hãm có độ lớn là:

A, 4000 N B, 2930 N C, 3000 N D, 2019 N

Câu 2: Một vật nhỏ được ném lên từ mặt đất đến điểm M thì dừng lại và rơi

xuống, nhận xét nào sau đây là đúng:

A, Động năng tăng B, Động năng lớn nhất tại M

C, Thế năng tăng D, Thế năng lớn nhất tại điểm ném

Câu 3: Chọn câu trả lời sai. Khi một vật ở cùng độ cao z, bay xuống đất theo những con đường khác nhau với cùng vận tốc thì:

A, Độ lớn vận tốc chạm đất đều bằng nhau B, Thời gian rơi bằng nhau C, Công của trọng lực bằng nhau D, Gia tốc rơi bằng nhau.

Câu 4: Một vật nặng 2 kg, được thả rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao 20 m

so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2, thế năng của vật tại vị trí ban đầu là: A, 200 J B, 100 J C, 300 J D, 400 J

Câu 5: Khi một vật chuyển động nếu khối lượng của nó không thay đổi, và vận

tốc tăng lên gấp 2 lần thì động năng của nó sẽ:

A, Không đổi B, Tăng lên gấp 2 lần C, Tăng lên gấp 4 lần D, Giảm đi 4 lần

Phần II: Câu hỏi điền khuyết (3 điểm)

Câu 1: Thế năng trọng trường của một vật là (1)……….. tương tác giữa vật và trái đất, nó phụ thuộc vào vị trí của vật so với trái đất.

Câu 2: Một vật nặng 2 kg, Có thế năng bằng 20 J đối với mặt đất. Lấy g =

Câu 3: Một vật nặng 200 g, được thả rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao 45 m so

với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2, thế năng của vật tại vị trí ban đầu là (3)………

Phần III: Câu hỏi hiểu biết (2 điểm) Sau khi học xong kiến thức về động năng, thế năng, em đã trang bị cho bản thân mình những kiến thức gì về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trong cuộc sống của em? ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………..………

Đáp án: Phần I (5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đ.án A C B D C Phần II (3 điểm) (1) Năng lượng (2) 1m (3) 90 J Phần III (2 điểm) Môi trường:

+) Đất, nguồn nước, không khí, động thực vật…có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.

+) Là nơi con người sinh sống, làm việc…Cung cấp nguồn nước sinh hoạt, không khí để thở, cung cấp thức ăn…

Vì vậy: Nếu môi trường ô nhiễm sẽ có tác hại rất lớn đến chất lượng cuộc sống con người. Do đó, cần phải bảo vệ môi trường, và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bảo vệ môi trường bằng cách:

- Không xả thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường - Không chặt phá rừng, cây xanh

- Không tự ý đốt rác thải

- Tích cực trồng cây xanh, trồng rừng chống sói mòi, lũ quét - Làm đập chống lũ

- Tạo ra năng lượng (điện năng) nhờ sức nước và sức gió trong tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức về các định luật bảo toàn gắn với giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)