Đánh giá chung về TNSP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương dòng điện trong các môi trường (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh​ (Trang 84 - 104)

9. Cấu trúc của luận văn

3.6. Đánh giá chung về TNSP

Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các bài kiểm tra TNSP, trao đổi với GV và HS tại các trường thực nghiệm, đánh giá kết quả lĩnh hội tri

thức của HS qua bài kiểm tra 45 phút có thực hiện PP tự nghiên cứu cho phép chúng tôi nhận định:

- Mức độ hứng thú, tích cực, tự lực trong hoạt động nhận thức của HS nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

- HS ở nhóm thực nghiệm đã vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên, trong cuộc sống. Vì vậy kích thích hơn sự ham muốn tìm tòi kiến thức khoa học.

- HS ở nhóm thực nghiệm tích cực học tập, khả năng tự học ở trên trên lớp cũng như ở nhà hiệu quả hơn HS ở lớp đối chứng, từ đó ta thấy chất lượng nắm vững kiến thức của HS ở nhóm thực nghiệm tốt hơn HS ở nhóm đối chứng.

- Các tham số thống kê: Phương sai (S2), độ lệch chuẩn (), hệ số biến thiên của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn nhóm đối chứng. Nghĩa là độ phân tán về điểm số xung quanh giá trị trung bình của nhóm đối chứng là nhỏ.

- Hệ số Student theo tính toán có giá trị lớn hơn các giá trị t(n,) tra trong bảng phân phối Student. Điều này khẳng định điểm số thực nghiệm của nhóm thực nghiệm hoàn toàn có nghĩa chứ không phải là ngẫu nhiên.

Đường biểu diễn sự phân phối tần suất trong bài kiểm tra 45 phút của nhóm thực nghiệm nằm về bên phải và dịch chuyển theo chiều tăng của điểm số X so với nhóm đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.

Kết luận chương 3

Thông qua việc tổ chức TNSP, quan sát thực tiễn diễn biến của quá trình dạy học, phỏng vấn HS và GV tại trường tiến hành thực nghiệm, cùng với việc xử lý kết quả bài kiểm tra bằng phương pháp thống kê toán học, có thể rút ra được những kết luận sau:

- Về mặt định tính: Hoạt động học tập của HS ở các lớp thực nghiệm tích cực hơn hẳn so với ở các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện thông qua một số dấu hiệu như:

+ Không khí học tập của HS ở lớp TN sôi nổi, hào hứng hơn so ở với lớp ĐC.

+ HS ở lớp TN tích cực tham gia xây dựng bài hơn, và chất lượng các câu trả lời của HS ở lớp TN cũng tốt hơn so với HS ở lớp ĐC.

- Về mặt định lượng: Qua phân tích kết quả bài kiểm tra, có thể nhận thấy chất lượng nắm vững kiến thức của HS ở nhóm thực nghiệm tăng rõ rệt so với nhóm đối chứng.

Như vậy có thể kết luận: Tiến trình dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”-Vật lí 11 được soạn thảo theo hướng phát triển năng lực tự học của HS với sự hỗ trợ của BĐTD mà chúng tôi đề xuất là khả thi, phát huy được tính tích cực hoạt động nhận tức của HS, qua đó nâng cao năng lực tự học của HS trong dạy học Vật lí ở trường THPT.

KẾT LUẬN CHUNG

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, căn cứ với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra chúng tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả sau:

1. Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tự học của HS trong dạy học Vật lí với sự hỗ trợ của BĐTD. Cụ thể là:

- Làm rõ các khái niệm năng lực, năng lực tự học, cấu trúc của năng lực tự học, các biện pháp sử dụng BĐTD nhằm phát triển năng lực tự học của HS. Tiến trình dạy học nhằm phát triển năng lực tự học của HS với sự hỗ trợ của BĐTD khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” trong chương trình Vật lí 11.

- Làm rõ được khái niệm, cách đọc, cách vẽ, vai trò của BĐTD trong phát triển năng lực tự học của HS trong dạy học Vật lí.

- Đã nghiên cứu, điều tra thực trạng việc phát huy tính tích cực nhận thức cho HS với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại và BĐTD ở một số trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2. Đưa ra được một số định hướng trong việc tổ chức hoạt động nhận thức với sự hỗ trợ BĐTD để phát triển năng lực tụ học của học sinh.

3. Đề xuất được quy trình soạn thảo tiến trình dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường ” - Vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực tự học của HS với sự hỗ trợ của BĐTD.

4. Trên cơ sở quy trình soạn thảo tiến trình dạy học đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành soạn thảo một số giáo án cụ thể trong chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11.

5. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Thái Nguyên và THPT Sông Công để kiểm tra tính khả thi của các tiến trình dạy học đã được soạn thảo ở trên. Qua việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy các tiến trình dạy học mà chúng tôi đã thiết kế có khả năng phát triển năng lực tự học của HS, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức cho HS.

Như vậy, với những kết quả đã đạt được ở trên có thể khẳng định đề tài đã hoàn thành được mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy đề tài vẫn còn hạn chế đó là:

Hiện nay việc dạy học có sự hỗ trợ của BĐTD đã được tập huấn và triển khai nhiều ở cấp THCS, còn ở cấp THPT giáo viên cúng mới được tiếp xúc, nên việc áp dụng thực hiện chưa được có hiệu quả cao. Do đó trong quá trình tự nghiên cứu và

TNSP, chúng tôi có thể sẽ chưa khai thác được hết các ưu điểm của BĐTD để phát huy cao nhất năng lực tự học của HS.

Một số ý kiến đề xuất

Để việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở các trường THPT có hiệu quả, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau:

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị đa phương tiện, thiết bị thí nghiệm đồng bộ, chính xác để GV có đủ điều kiện cho việc áp dụng các PP dạy học.

- Đối với GV, cần tự nghiên cứu thêm về các phương pháp dạy học mới, tự bồi dưỡng thêm năng lực tự học và làm thế nào để dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của HS, cần soạn thảo, thiết kế nhiều hơn các giáo án nhằm phát triển năng lực tự học của HS, dần thay thế các giáo án cũ, việc dạy học sao cho phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS là rất khả thi và GV cần ưu tiên nghiên cứu và áp dụng hàng đầu.

Hướng phát triển của luận văn

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các chương, các phần khác trong chương trình vật lý phổ thông.

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu, sử dụng cho các tiết dạy khác như tiết bài tập, tiết thực hành, cần có những giờ học tự học hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_

gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_%C4%91%E1%BB%8Bnh_h%C6%B0%E1%B B%9Bng_ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_n%C4%83ng_l%E1%BB%B1c

2. Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI (4/11/2013), (Nghị quyết số 29-NQ/TW)

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

3. Bộ Chính Trị (11/1/1979), Nghị quyết số 14-NQ/TW “về cải cách giáo dục, tại

Đại hội V của Đảng.

4. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo,

Nxb Giáo Dục.

5. Bộ giáo dục đào tạo, Chuẩn kiến thức, Kỹ năng Vật lý lớp 11.

6. Bộ GD&ĐT (2014), Tài liệu tập huấn, Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá

theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THPT môn vật lý.

7. Phạm Thị Châm (2014), Xây dựng, sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo

modun chương "Động lực học chất điểm" VL10 CB góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho HS THPT, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

8. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt - học tốt các môn học

bằng BĐTD, Nxb giáo dục Việt Nam.

9. Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục - đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia.

10. Exipov B.P (1977), Những cơ sở lí luận dạy học, tập 1, Nxb Giáo Dục.

11. Nguyễn Xuân Hà (2013), Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức chương “Chất

khí” và “Cơ sở nhiệt động lự học” vật lý 10 với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

12. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục.

13. Lưu Thị Thu Hòa (2014), Phát huy tính tích cực nhận thưc cho HS qua dạy học

chương "Sóng ánh sáng" VL 12 cơ bản với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học và bản đồ tư duy, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

14. Nguyễn Thị Thu Hoài (2012), Phối hợp phương pháp thực nghiệm và phương

pháp mô hình khi dạy một số kiến thức về dòng điện trong các môi trường (Vật lý 11) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trường THPT Dân tộc nội trú, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

15. Jacques Delors, Học tập một kho báu tiềm ẩn, Trịnh Đức Thắng dịch, hiệu đính Vũ Văn Tảo Báo Cáo gửi Unesco của hội đồng quốc tế về giáo dục thế kỉ XXI,

Nxb Giáo dục.

16. Nguyễn Công Khanh - Giám đốc trung tâm ĐBCLGD&KT (2012), Kiểm tra

đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

17. Trịnh Ngọc Linh (2012), Phát huy tính tích cực nhận thức cho HS THPT qua

dạy chương “Dòng điện không đổi” Vật lý lớp 11 NC với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và BĐTD, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

18. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Hoàng Hữu Niềm (2001), Phương pháp hướng dẫn tự học phần cơ sở di truyền

học cho các học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, Luận án tiến sĩ khoa học giáo duc, Hà Nội.

20. Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đăng Tiến, Bùi Đức Thiệp sưu tầm (1990), Hồ Chí Minh

về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

21. Patrice Pel, Tự đào tạo để dạy học, Nguyễn Kỳ dịch (1993), Nxb Giáo Dục.

22. Bùi Văn Phú (2014), Tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ

của bản đồ tư duy chương “Dòng điện trong các môi trường” (Vật lý 11) cho HS THPT miền núi, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

23. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy tự học, Nxb Giáo Dục.

24. Tony Buzan (2008), Lập bản đồ tư duy, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.

25. Tony Buzan (2008), Sơ đồ tư duy, Nxb Tổng hợp, TP.Hồ Chí Minh.

26. Tony Buzan (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, Nxb Từ điển bách khoa,

Hà Nội.

27. Đinh Gia Trinh (1994), “Học lấy và học ở nhà trường”, Báo Thanh Nghị, số 95.

28. Phạm Thị Hồng Tú (2008), Đề tài: Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học

môn sinh học 10 cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

29. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục.

30. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục dạy học hiện đại,

31. Trần Đức Vượng, Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thuỷ, Vương Thị Phương Hạnh

(2012), Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và sáng tạo với bản đồ tư duy,

Nxb Giáo dục Việt Nam.

32. XAVIER ROEGIERS (1995), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát

triển các năng lực ở nhà trường (Người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị), Nxb Giáo Dục.

33. Vũ Hải Yến (2011), Xây dựng tiến trình dạy học một số bài chương “Dòng điện

trong các môi trường” (Vật lý 11 Cơ bản) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

PHỤ LỤC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM

PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN VẬT LÍ

(Phiếu phỏng vấn phục vụ nghiên cứu khoa học không có mục đích đánh giá giáo viên)

1. Thông tin cá nhân:

Họ, tên:………... Đơn vị công tác:………

Số năm giảng dạy Vật lý ở trường THPT:...năm

Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề sau:

1. Đồng chí hãy cho biết đã tham gia lớp tập huấn về dạy học với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy chưa?

- Đã tham gia lớp bồi dưỡng - Chưa được bồi dưỡng

2. Đồng chí hãy cho biết có thường xuyên dùng bản đồ tư duy để hỗ trợ cho việc dạy học?

Thường xuyên dùng Đôi khi dùng Không dùng

3. Theo đồng chí thì thái độ của học sinh khi học chương “Dòng điện trong các môi trường”?

Thích học Bình thường Không thích

4. Đồng chí hãy đánh giá phần lớn năng lực tự học của học sinh?

Tốt Khá Trung bình Yếu

5. Trong quá trình dạy học vật ly đồng chí có:

- Đổi mới phương pháp, vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

- Vận dụng các phương pháp tích cực nhằm phát triển các năng lực cho học sinh?

- Vận dụng các phương pháp được bồi dưỡng và phương tiện dạy học để kích thích tối đa hứng thú học vật lý của học sinh?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

- Vận dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá mới?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

6. Theo đồng chí những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình dạy học vật lý giúp học sinh phát triển năng lực tự học?

- Phương pháp giảng dạy - Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy - Năng lực của học sinh - Tài liệu học tập

7. Theo đồng chí, những học sinh trong lớp đồng chí đang dạy:

- Số học sinh yêu thích môn vật lý:………% - Đánh giá chất lượng học vật lý của học sinh:

Giỏi:…………% Khá:…………..% Trung bình:………% Yếu, kém:………….%

Xin chân thành cảm ơn ý kiến trao đổi của đồng chí!

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH

Họ và tên:... Trường... Kết quả học tập môn vật lý năm học vừa qua:...

Các em vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề sau (đánh dấu X vào ô nếu các em chọn)

1. Em có yêu thích học môn vật lý không?

Thích học Bình thường Không thích

2. Mục đích học môn vật lý của em?

- Là môn học bắt buộc: - Học để thi tốt nghiệp: - Kiến thức vật lý cần cho cuộc sống: - Học để thi đại học:

3. Em có thường xuyên hiểu bài ngay trên lớp không?

Có Không Ít khi

4. Em có thường xuyên sử dụng bản đồ tư duy trong việc học các môn và học vật lý ?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

5. Thầy, cô có thường xuyên sử dụng bản đồ tư duy khi dạy học vật lý?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

6. Em nghĩ sao khi thầy, cô sử dụng bản đồ tư duy cho việc dạy học vật lý?

Rất hứng thú Bình thường Không hứng thú

7. Em nghĩ gì về cách thức học tập môn vật lý?

- Chỉ cần học trên lớp là đủ - Tự mình nghiên cứu là chính

- Cần dành nhiều thời gian tự học dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô

8. Em nghĩ sao về việc dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

9. Trước khi bắt đầu học em có tự xây dựng cho mình kế hoạch tự học không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

10. Khi học vật lý em có vận dụng kiến thức vật lý vào các lĩnh vực sau không? Và vận dụng ở mức độ nào?

- Vận dụng vào đời sống, kĩ thuật:

- Để định hướng nghề nghiệp:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương dòng điện trong các môi trường (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh​ (Trang 84 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)