9. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Một số biện pháp
- Định hướng chung: Vận dụng bản đồ tư duy nhằm phát triển năng lực tự học cho HS là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động dạy học phù hợp với các tình
huống học tập của học sinh như hình thành kiến thức mới, luyện tập vận dụng kiến thức, hệ thống hóa kiến thức và tự học ở nhà. Vì vậy có thể đưa ra một số biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh như sau:
* Biện pháp 1: Sử dụng bản đồ tư duy trong Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong tiến trình xây dựng kiến thức mới.
Mục đích chính là xây dựng kiến thức mới, xác định đặc tính mới của đối tượng hoặc các mối quan hệ trong đối tượng đó, hiểu nội dung cơ bản của kiến thức mới. Sử dụng BĐTD có thể dễ dàng giúp HS liên kết và tổ chức tri thức cũng như sự kiện liên quan nhằm tìm ra những đặc tính và mối quan hệ của các đối tượng trong kiến thức mới.
Đầu tiên, GV vẽ chủ đề hay từ khóa kiến thức mới cần xây dựng ở giữa bảng, cùng HS đưa ra những ý chính có liên quan. Tương ứng với mỗi ý chính, GV vẽ nhánh chính rồi lan tỏa ra các nhánh con nhờ việc bổ sung các ý tưởng của cả lớp.
BĐTD có cấu trúc mở nên mỗi sự đóng góp ý kiến đều có thể hợp nhất trên bản đồ với sự hợp lý nhất định. Vì vậy tạo cho HS động cơ, hứng thú, nhu cầu tìm tòi kiến thức. Và do quá trình chính bản thân HS tham gia vào xây dựng kiến thức mới sẽ giúp HS ghi nhớ lâu hơn những vấn đề được học.
Cấu trúc bài học xây dựng kiến thức mới theo định hướng sử dụng BĐTD: - Củng cố kiến thức xuất phát, tạo tình huống nhận thức.
- Xây dựng kiến thức mới.
- Củng cố, hệ thống hóa kiến thức mới bằng việc GV vẽ BĐTD, học sinh thuyết minh hoặc HS vừa vẽ, vừa thuyết minh BĐTD, GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh BĐTD.
- Vận dụng kiến thức.
* Biện pháp 2: Sử dụng bản đồ tư duy để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh khi tổ chức các giờ học luyện tập, hệ thống hóa kiến thức;
Trong dạy học, hệ thống hóa kiến thức có vai trò rất quan trọng, giúp HS hình dung tri thức trong mối quan hệ biện chứng với tri thức khác trong cùng một chủ đề hoặc một nội dung nào đó. Việc hệ thống hóa kiến thức đòi hỏi khả năng khái quát hóa, đồng thời phải có hiểu biết nhất định về kiến thức đó. Như vậy dùng hệ thống hóa kiến thức không những giúp HS ôn tập mà còn có thể kiểm tra trình độ, thói quen tư duy của HS khi yêu cầu các em tự mình hệ thống hóa một phạm vi kiến thức nào đó.
Cấu trúc bài học ôn tập, tổng kết hệ thống hóa kiến thức theo hướng sử dụng BĐTD: - GV vẽ BĐTD, HS thuyết minh.
- HS vừa vẽ, vừa thuyết minh BĐTD, GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bản đồ tư duy.
- Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy khi tự học ở nhà. Ngoài thời gian học tập trên lớp, việc tự học của học sinh ở nhà cũng vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh ôn tập đào sâu kiến thức, thậm chí có thể tự học những nội dung mới. Việc học sinh tự học ở nhà, giúp học sinh có thời gian nghiền ngẫm, để củng cố những nội dung đã học được trên lớp, đồng thời giúp học sinh hiểu sâu hơn những nội dung mà ở trên lớp học sinh nắm chưa kĩ, hơn nữa nó còn có thể giúp học sinh tự chiếm lĩnh những kiến thức mới đơn giản, từ đó tiết kiệm thời gian học trên lớp và mang lại hiệu quả học tập cao. Sừ dụng BĐTD trong tự học ở nhà là việc làm rất cần thiết, nó vừa giúp HS kiểm tra đánh giá được lượng kiến thức đã học trên lớp, vừa tạo thói quen học tập, thói quen tư duy hơn thế nữa là tạo được khả năng chủ động chiếm lĩnh kiến thức chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào việc dạy của giáo viên trên lớp.
Cấu trúc nội dung tự học ở nhà kết hợp với sử dụng BĐTD: - GV giới thiệu tài liệu tham khảo giúp HS có thể tự học. - GV đưa ra mục tiêu của phần nội dung mà HS tự học.
- GV đưa ra một số sơ đồ tư duy gợi ý cho HS, ngoài ra HS về nhà có thể hình thành nhiều sơ đồ tư duy khác theo ý tưởng của các em, kích thích sự tư duy sáng tạo của HS.
- Ngoài ra, HS cần ghi lại những nội dung kiến thức mà khi đọc tài liệu vẫn chưa hiểu được để lên lớp hỏi GV ở giờ học sau.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh một số điều sau:
Đó là các em cần phải khắc phục được những khó khăn thường gặp phải khi tự học ở nhà như việc mất tập trung khi học và việc trong quá trình tự học sẽ gặp phải những kiến thức mà các em không thể hiểu được. Và GV sẽ nêu ra một số biện pháp giúp các em khắc phục được những điều đó để có thể hoàn thành việc tự học với sự nỗ lực và hiệu quả cao nhất có thể: việc trước tiên các em cần tạo được môi trường học tập thuận lợi, thoải mái (nên học tập theo nhóm), rồi lên kế hoạch cho việc tự học
về nội dung và cả thời gian, khi gặp khó khăn thì phải quyết tâm giải quyết bằng được, và khi đã cố gắng hết sức mà vẫn không giải quyết được, em ghi lại nội dung đó để có thể hỏi các bạn khác hoặc thầy cô giải đáp chính xác.