Khái niệm bản đồ tư duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương dòng điện trong các môi trường (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh​ (Trang 27 - 28)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Khái niệm bản đồ tư duy

Theo Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thuỷ: “Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề... Bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực” [8].

Hình 1.1: Cấu trúc của BĐTD

Kĩ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là mind mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào đầu những năm 1970.

BĐTD là một công cụ thể hiện tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, đường nét phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai phá tiềm năng vô tận của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc. Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não. Theo Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ...” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho BĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo” [24].

Ở vị trí trung tâm BĐTD là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Từ ý trung tâm hay hình ảnh trung tâm tỏa ra các nhánh chính, ta gọi là nhánh cấp 1, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các nhánh gọi là nhánh cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với nhau tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng [25].

Khi sử dụng công cụ BĐTD để ghi chép, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy sự liên kết các ý tưởng dựa trên mối liên hệ của bản thân chúng, nhờ vậy BĐTD có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê ý tưởng thông thường không thể làm được [26].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương dòng điện trong các môi trường (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)