9. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Tiến trình dạy học sử dụng bản đồ tư duy theo hướng phát triển năng lực tự
học của học sinh
1.4.2.1. Sử dụng bản đồ tư duy để Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong tiến trình xây dựng kiến thức mới
Mỗi kiến thức mới sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc xây dựng kiến thức mới vơi sự hỗ trợ của BĐTD cũng cần phải được tổ chức theo một tiến trình chung hợp lí để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Tiến trình này được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Củng cố kiến thức xuất phát, tạo tình huống nhận thức vấn đề Trước hết, GV đưa ra các câu hỏi gợi mở, hoặc kiểm tra kiến thức cũ dưới dạng BĐTD giúp HS tái hiên kiến thức cũ. Từ đó, GV có thể liên hệ kiến thức đặt vấn đề vào bài, giúp HS xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Hình thành, xây dựng kiến thức mới
Trước tiên GV cần nêu mục tiêu rõ ràng, khi học xong đơn vị kiến thức này HS cần nắm được nội dung chính nào? Bằng việc đưc ra hệ thống các câu hỏi HS cần trả lời được sau khi HS học xong kiến thức đó dưới dạng sơ đồ tư duy. Việc làm này sẽ giúp HS định hướng rõ ràng mục tiêu, đồng thời hình thành thói quen tư duy nên định hướng rõ ràng mục tiêu trước khi học cũng như làm mọi việc.
Sau khi xác định mục tiêu rõ ràng dưới dạng sơ đồ tư duy, GV sẽ sử dụng BĐTD nhằm giúp HS hình thành, xây dựng kiến thức mới theo cách sau:
Nếu bài có thí nghiệm, GV có thể kết hợp giữa thí nghiêm, các phương tiện dạy học khác và cùng với BĐTD để đạt hiệu quả học tập cao nhất. Cụ thể, GV tiến hành thí nghiệm biểu diễn, hoặc yêu cầu HS làm thí nghiệm, phương pháp học tập phù hợp nên là phương pháp học tập nhóm. GV yêu cầu các nhóm quan sát, hoặc tiến hành thí nghiệm để rút ra kết quả thí nghiệm.
GV trợ giúp HS lĩnh hội kiến thức bằng cách nêu các câu hỏi phù hợp, đồng thời GV hướng dẫn HS kết hợp sử dụng nội dung SGK để trả lời các câu hỏi.
Ở bước này, GV đưa ra đưa ra các câu hỏi trong bản đồ tư duy hoặc những BĐTD còn thiếu nội dung, yêu cầu HS phải tích cực suy nghĩ và tự lực tìm ki ếm thông tin để hoàn thành BĐTD, thông qua đó dần hình thành kiến thức mới.
Nếu bài không có thí nghiệm, GV có thể sử dụng BĐTD để đặt các câu hỏi hoặc thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức từ đó xây dựng được kiến thức mới.
Giai đoạn 3: Củng cố, hệ thống hóa kiến thức mới bằng việc GV vẽ BĐTD, học sinh thuyết minh hoặc HS vừa vẽ, vừa thuyết minh BĐTD, GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh BĐTD.
Ở giai đoạn này, GV yêu cầu HS vẽ BĐTD thể hiện nội dung chính của phần kiến thức vừa học theo ý tưởng của mỗi cá nhân hoặc theo nhóm, nhằm giúp HS củng cố kiến thức, sau đó có thể gọi một số HS lên thuyết minh BĐTD của mình hoặc nhóm. Cuối cùng, GV nhận xét, bổ sung và đưa ra BĐTD để HS dựa vào đó tự hoàn thiện BĐTD.
Giai đoạn 4: Vận dụng kiến thức.
Nếu bài có nội dung kiến thức có kèm theo các công thức, GV đưa bài tập, để thông qua đó củng cố, và nắm chắc hơn nội dung vừa học.
Khi HS gặp khó khăn trong việc giải quyết, GV sẽ đưa ra gợi ý dưới dạng BĐTD nhằm giúp HS tư duy giải quyết bài tập.
1.4.2.2. Sử dụng bản đồ tư duy để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh khi tổ chức các giờ học luyện tập, hệ thống hóa kiến thức
* Tiến trình tổng quát:
Việc tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập, hệ thống hóa kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD cần được tổ chức theo một tiến trình hợp lí để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Tiến trình này được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xác định nội dung kiến thức cần luyện tập, hệ thống hóa.
Trước hết, GV giúp HS xác định phạm vi luyện tập, hệ thống hóa: Một chủ đề? Một chương? Một học phần hay cả năm học?
Sau khi có được phạm vi ôn tập thì GV hướng dẫn HS xác định nội dung kiến thức cần ôn tập, hệ thống hóa bằng các câu hỏi gợi ý. HS có thể dựa vào mục lục sách giáo khoa, bài tổng kết chương hay nội dung ghi nhớ quan trọng ở cuối mỗi bài học để tìm ra kiến thức cần ôn tập.
GV trợ giúp HS bằng cách nêu các câu hỏi phù hợp.
Ở bước này HS cần phải xác định được tên chủ đề chính và các nhánh chính của BĐTD, từ khóa của chủ đề chính này phải ngắn gọn và quan trọng là phải bao trùm được nội dung cần nghiên cứu, có thể sử dụng hình ảnh phù hợp với chủ đề chính cho thêm phần ấn tượng dề nhớ.
Như vậy ở giai đoạn nàyHS phải tích cực, tự lực tìm kiếm thông tin với sự hướng dẫn, gợi ý của GV, HS sử dụng các kĩ năng thu thập và tóm tắt thông tin một cách cô đọng, khái quát.
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin từ sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu tham khảo Ở giai đoạn này HS tiếp tục thu thập thông tin nhằm xác định các nội dung có mối liên hệ, mối quan hệ với chủ đề chính mà ta đang cần hệ thống hóa. Để thực hiện được bước này, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
- Đọc nhanh mục cần nghiên cứu, cần tham khảo thêm tài liệu khác. - Xem xét khái quát nội dung cần nghiên cứu.
- Đọc nhanh để nắm sơ bộ nội dung thông tin, xác định nội dung nào là cơ bản, trọng tâm của chủ đề nghiên cứu.
Ở giai đoạn này HS phải thiết lập được các nhánh con cấp 1 của BĐTD, tương tự như tên của chủ đề chính và nhánh chính, tên của các nhánh con này cũng phải sử dụng những từ khóa ngắn gọn hoặc hình ảnh nổi bật.
Tiếp đó GV hướng dẫn HS tự lực thu thập thông tin để hoàn thiện các nội dung liên quan tới chủ đề đang cần ôn tập, hệ thống hóa cụ thể như:
- Đọc kĩ và nắm vững toàn bộ nội dung thông tin chú ý thu thập thông tin từ nhiều kênh: Chữ, số, hình, bảng biểu.
- Xác định ý chính, ý phụ, nội dung cốt lỗi, loại bỏ các ý rườn rà không có giá trị thông tin (nên đánh dấu những ý chính).
Sau đó HS phải hoàn thiện nội dung của các nhánh con cấp 2, cấp 3,.. Đến đây đã hình thành một BĐTD với nội dung cần luyện tập, hệ thống hóa tương đối hoàn chỉnh.
Trong giai đoạn này HS cũng phải tự lực thu thập và sắp xếp thông tin, qua đó rèn luyện các kĩ năng thu thập, tóm tắt, sắp xếp thông tin theo một hệ thống nhất định.
Giai đoạn 3: Xử lí thông tin đã thu thập
Trong giai đoạn này học sinh phải tìm ra được mối liên hệ, quan hệ giữa các nội dung kiến thức của chủ đề đó có thể là quan hệ logic, quan hệ tương tự hay quan hệ nhân quả và xác định mối liên hệ giữa chủ đề với các ý chính.
Vai trò của GV lúc này là hỗ trợ, gợi ý bằng cách nêu câu hỏi phù hợp giúp HS thấy rõ mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức.
Các nội dung có liên hệ với nhau cần được thể hiện trên BĐTD bằng các kí hiệu hay màu sắc phù hợp sao cho dề nhìn thấy các mối quan hệ đó.
Tiếp đó, HS cần thảo luận nhận xét lẫn nhau về các mặt sau:
- Nội dung cơ bản của kiến thức cần ôn tập đã đủ chưa? Còn sót kiến thức nào không? - Cách trình bày đã hợp lí chưa? Cấu trúc của BĐTD đã hợp lí chưa?
- Màu sắc, các kí hiệu đã hợp lí chưa? Đã làm nổi bật nội dung kiến thức cơ bản chưa?
- Nhìn tổng thể có hợp lí không? Có hấp dẫn người xem không?
Như vậy trong bước này, GV có vai trò hướng dẫn HS sắp xếp thông tin đã thu thập, HS phải hoạt động một cách tích cực, tự lực, trong đó HS sử dụng kĩ năng xử lí thông tin (tức là sử dụng các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa) và hệ thống hóa thông tin đã thu thập được theo một logic nhất định.
Giai đoạn 4: Trình bày và đánh giá kết quả đã xử lí
Ở giai đoạn này HS dựa vào BĐTD trình bày nội dung kiến thức vừa hệ thống hóa được, chính sự trình bày của HS sẽ một lân nữa củng cố vững chắc hơn nội dung cần ôn tập, hệ thống hóa.
Việc nhận xét, đánh giá nội dung BĐTD của HS do các HS khác nhận xét, GV là người đưa nhận xét cuối cùng có tính chất kết luận về BĐTD hệ thống hóa kiến thức mà HS vừa lập được.
Kiểm tra, đánh giá là bước cuối cùng nhằm xác định sự đúng đắn, chính xác của những thông tin thu nhận được (số lượng, chất lượng), và kết quả thực hiện quá trình đó (kết quả lĩnh hội, hiệu suất lao động, mức độ hoàn thành, nhiệm vụ học tập,…). Thông qua đó mà HS có thể điều chỉnh kịp thời, rút kinh nghiệm cho các lần sau.
Như vậy, ở giai đoạn này HS sử dụng bản đồ tư duy như một công cụ hỗ trợ việc trình bày kết quả ôn tập, hệ thống hóa kiến thức của mình. Hoạt động chính của HS là trình bày, nhận xét, đánh giá lẫn nhau, qua đó rèn luyện kĩ năng trình bày thông tin đã thu thập được.
Giai đoạn 5: Ứng dụng tri thức vào thực tiễn và giải bài tập
Thông tin mỗi cá nhân hay nhóm xử lí sau khi được chỉnh sửa, bổ sung bởi GV và các HS khác được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ học tập như là giải bài tập hoặc giải thích một hiện tượng vật lý trong tự nhiên…Có thể nói, bước này chính là bước kiểm tra và đánh giá tối ưu nhất cho các bước vừa kể trên, vì chỉ có lĩnh hội tri thức thì HS mới có thể vận dụng tốt được.
Ở giai đoạn này BĐTD vừa lập được sử dụng như một tài liệu tham khảo hiệu quả để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra bởi tính ngắn gọn, có hệ thống của nó và cũng
chính trong quá trình này HS có thể bổ sung, hoàn thiện BĐTD của mình nếu phát hiện ra những điểm thiếu sót.
Qua sự phân tích các giai đoạn của tiến trình trên chúng ta có thể thấy đặc điểm của tiến trình là:
- Vai trò của GV là hướng dẫn, gợi ý, định hướng cho HS trong quá trình học tập. - Hoạt động của HS là hoạt động tích cực tự lực.
- BĐTD được sử dụng như một công cụ hỗ trợ trong tất cả các giai đoạn. - Trong các giai đoạn HS đều sử dụng và qua đó rèn luyện những kĩ năng quan trọng trong việc học tập bộ môn vật lí [11, tr. 60-63].
1.4.2.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy khi tự học ở nhà.
Việc hướng dẫn giúp HS tự học ở nhà với sự hỗ trợ của BĐTD khi học cần được diễn biến theo một tiến trình hợp lí để có thể mang lại hiệu quả học tập cao nhất. Thông qua đó HS có thể tự lực chiếm lĩnh được kiến thức, đồng thời khơi gợi, phát triển năng lực tự học cho HS. Tiến trình này có thể chia làm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: GV giới thiệu tài liệu tham khảo giúp HS có thể tự học
Đây là bước chuẩn bị, là điều kiện xuất phát ban đầu quan trọng, giúp HS có thể tự học hiệu quả. GV đưa ra một số tài liệu, hoặc nguồn tìm kiếm tài liệu để HS có thể dựa vào đó tự tìm kiếm được tài liệu học tập cho bản thân. Tuy nhiên luôn phải bám vào những tài liệu chính thống, chính xác nhất về mặt kiến thức đó là sách giáo khoa, sách bài tập (cơ bản, nâng cao).
Giai đoạn 2: GV đưa ra mục tiêu của phần nội dung mà HS tự học
Phần này giúp HS định hướng chính xác phần nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm mà sau khi học xong bài HS cần nắm được.
Giai đoạn 3: GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện việc tự học với sự hỗ trợ của BĐTD (thông việc sử dụng phiếu học tập)
GV đưa ra phiếu học tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thành nội dung phiếu học tập dưới dạng sơ đồ tư duy. GV có thể đưa ra một số sơ đồ tư duy gợi ý cho HS, tuy nhiên những BĐTD này chỉ mang tính chất định hướng, gợi ý, chứ không nhất thiết HS phải xây dựng BĐTD đúng như vậy mà về nhà HS có thể hình thành nhiều sơ đồ tư duy khác theo ý tưởng của các em, và phải đạt yêu cầu các em nắm được những mục tiêu đó và đồng thời nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm cũng như mục tiêu phải được thể hiện trên BĐTD một cách cô đọng, khái quát, khoa học. Để hoàn thành
được nhiệm vụ yêu cầu HS phải rất tích cực tự lực và thông qua đó kích thích sự tư duy sáng tạo của HS.
GV cần lường trước những khó khăn mà HS sẽ có thể gặp phải và gợi ý HS phương pháp học tập nhóm sẽ giúp ích rất nhiều, giúp HS hoàn thành được nhiệm vụ và nắm được nội dung kiến thức sâu hơn, vững chắc hơn.
Giai đoạn 4: HS vận dụng kiến thức tự học làm bài luyện tập, củng cố kiến thức
Giai đoạn 5: HS ghi lại những nội dung kiến thức chưa hiểu để hỏi thày, cô.
1.4.2.4. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh a. Đánh giá năng lực tự học trên lớp
Thông qua việc đánh giá các kĩ năng ở các mức độ: tốt, khá, trung bình, yếu: 1. Kĩ năng nghe giảng, ghi chép bài.
2. Kĩ năng phát biểu trả lời đúng câu hỏi xây dựng bài mới. 3. Kĩ năng sử dụng sách giáo khoa theo hướng dẫn.
4. Kĩ năng trao đổi thảo luận, nêu câu hỏi.
5. Kĩ năng làm bài thực hành vận dụng kiến thức mới.
b. Đánh giá năng lực tự học ở nhà
Thông qua việc đánh giá các kĩ năng ở các mức độ: thực hiện thường xuyên, thực hiện không thường xuyên, không thực hiên, không được hướng dẫn cách làm.
1. Học bài qua vở ghi có đối chiếu với sách giáo khoa. 2. Tự học theo sách giáo khoa.
3. Làm bản hệ thống hóa kiến thức. 4. Sử dụng bản đồ tư duy khi học.
5. Ghi lại những điều chưa hiểu để hỏi thày, cô. 6. Cố gắng tự làm đầy đủ bài tập ở nhà.