Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương dòng điện trong các môi trường (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh​ (Trang 40)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.4. Kết quả khảo sát

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phát triển năng lực tự học của HS thông qua việc xây dựng tiến trình dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” với sự hỗ trợ của BĐTD. Do đó, để tìm hiểu thực trạng của vấn đề này, chúng tôi đã điều tra, thăm dò ý kiến của GV và HS ở một số trường trong tỉnh Thái Nguyên theo chương trình vật lí 11 cơ bản: Trường THPT Sông Công, THPT Thái Nguyên và THPT Định Hóa. Chúng tôi nhận thấy:

1.5.4.1. Về phía giáo viên

* Ý kiến về sử dụng các PPDH trong dạy học vật lý của giáo viên:

Phương pháp dạy học Thường xuyên dùng Đôi khi dùng Không dùng Số GV % Số GV % Số GV %

Diễn giảng- minh họa 25 100 0 0 0 0

Thuyết trình-hỏi đáp 22 88 3 12 0 0

Tổ chức tình huống học tập 0 0 8 32 17 68

Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 0 0 6 24 19 76

Sử dụng các kĩ thuật dạy học (Công não, phiếu

học tập, lắp ghép, BĐTD...) 0 0 3 12 22 88

Nhận xét: Phần lớn GV vẫn duy trì phương pháp dạy học truyền thống, ít sử dụng các phương pháp mới, hoặc tạo tình huống kích thích sự tìm tòi, tự khám phá kiến thức của HS. Tuy đã có sự đổi mới PPDH, sáng tạo nhằm phát triển các năng lực của HS nhung chưa đồng đều, hầu như thường tập trung vào một số ít giáo viên.

Hầu hết các giáo viên đều nhất trí việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học hiện đại với các phương pháp dạy học truyền thống nhàm tạo hứng thú, kích thích nhận thức, tư duy sáng tạo, độc lập của học sinh giúp học sinh hiểu rõ hơn các hiện tượng, nắm vững nội dung kiến thức, không những thế còn giúp phát triển những năng lực học tập quan trọng mà học cần có được. Tuy nhiên để có thể sử dụng hiệu quả các bài giảng theo hướng như vậy đòi hỏi giáo viên phải thành thạo cách sử dụng, phải tìm tòi nghiên cứu, suy nghĩ nên sử dụng ở phần nào cho phù hợp, dự kiến thời gian, các tình huống phát sinh… do đó để soạn một bà dạy theo phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian và công sức đầu tư.

* Tình hình dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 cơ bản: - Về phương pháp dạy học: hầu hết giáo viên khi được hỏi ý kiến đều lựa chọn phương pháp dạy học chương này là phần kiến thức cơ bản học sinh tự đọc sách giáo khoa, sau đó trả lời các câu hỏi của giáo viên, phần nào khó, giáo viên sẽ thuyết trình, giảng giải, phương pháp dạy học theo nhóm chưa được sử dụng rộng rãi, do đó học sinh ít có cơ hội hợp tác, sự hứng thú, say mê môn học có phần bị hạn chế….Hầu như giáo viên không làm thí nghiệm vì sợ mất thời gian, chưa thực sự đầu tư vào thí nghiệm phục vụ cho giảng dạy.

- Về phương tiện dạy học: Nhiều giáo viên đã sử dụng máy chiếu để trình chiếu bài giảng bằng Powerpoint, chưa sử dụng BĐTD để phục vụ việc dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”.

1.5.4.2. Về phía học sinh

Để tìm hiểu hứng thú, tính tích cực học tập của HS đối với môn vạt lí, chúng tôi đã tiến hành dự giờ, trao đổi trực tiếp với HS, phát phiếu điều tra cho 450 em học sinh của 10 lớp học chương trình sách giáo khoa vật lý 11 tại trường THPT Sông Công (phụ lục). Kết quả thu được:

* Hứng thú của HS với môn Vật lý:

Hứng thú học môn Vật lý

Cách thức học môn Vật lý

Thời gian dành cho môn học Vật lý Có Bình thường Không Vở ghi + SGK Vở ghi + SGK + TLTK Theo sơ đồ Thường xuyên Trước khi có giờ Vật lý Trước khi kiểm tra và thi Không học Số HS 96 234 120 277 173 0 39 313 71 27 % 21,3 54 24,7 61,6 38,4 0 8,7 69,6 15,8 5,9 * Khả năng nhận thức, mức độ tích cực của HS:

Hiểu bài ngay trên lớp Tích cực tham gia

xây dựng bài Tự học ở nhà Có Không thường xuyên Không Thường xuyên Đôi khi Không Thường xuyên Đôi khi Không Số HS 153 244 53 98 283 69 197 186 67 % 34 54,2 11,8 21,8 62,9 15,3 43,8 41,3 14,9 Nhận xét:

- HS cho rằng bộ môn vật lý là bộ môn khó, trừu tượng, yêu cầu HS phải hiểu rõ bản chất của sự vật hiện tượng mới có thể giải quyết bài tập, và bài tập vật lý yêu cầu phải phân tích, lập luận nhiều, biến đổi toán học khá phức tạp…

- Đa số HS còn chưa hăng hái, tích cực trong các giờ học vật lý, HS chưa thực sự chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức.

- Cách học theo vở ghi, sách giáo khoa là chủ yếu, chưa chịu khó tìm tòi kiến thức trong các tài liệu tham khảo, HS chưa thực sự đầu tư, tìm ra phương pháp học phù hợp, hiệu quả.

- HS chưa chú trọng đến việc tự học ở trên lớp, cũng như ở nhà.

Như vậy qua kết quả điều tra thu được có thể thấy phần lớn học sinh vẫn chưa hứng thú với môn Vật lý.

1.5.4.3. Ứng dụng BĐTD trong dạy học Vật lý

- Điều kiện cơ sở vật chất để dạy học vật lý có sự hỗ trợ của BĐTD không đòi hỏi phức tạp. Công cụ vẽ BĐTD đơn giản nhất là giấy, bảng, bìa, bút màu,… Hầu hết

các trường đều trang bị các thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, máy chiếu,...) nếu giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm vẽ BĐTD có thể vẽ trực tiếp trên máy tính.

- Việc đổi mới PPDH luôn được lãnh đạo ngành giáo dục quan tâm, khuyến khích, và phần lớn giáo viên đều hưởng ứng. Các cấp quản lí giáo dục trong tỉnh cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn về đổi mới PPDH giúp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng vận dụng các PPDH tích cực.

- Đối với giáo viên: Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, việc đổi mới PPDH là hết sức thuận lợi. Việc GV ứng dụng BĐTD trong dạy học Vật lý là rất khả thi.

- Đối với học sinh: Đối với phần lớn HS các trường THPT hiện nay thì việc ứng dụng BĐTD trong học tập còn nhiều điều mới lạ. Tuy nhiên, nó giúp HS mang lại nhiều thay đổi tích cực:

+ Chuyển từ ghi nhớ, học thuộc máy móc sang cách học logic, tư duy sáng tạo. + Chuyển từ tiếp thu thông tin một cách thụ động sang tiếp thu thông tin có sự phản hồi.

+ Từ việc phụ thuộc gần như hoàn toàn vào GV sang việc học tập chủ động lĩnh hôi kiến thức.

Với độ tuổi này của HS các em rất nhạy cảm, mau chóng thích nghi với các PPDH và kĩ thuật hiện đại. Khi được học tập với sự hỗ trợ của BĐTD, các em sẽ có điều kiện bộc lộ và phát triển năng lực riêng của mình mà các PPDH truyền thống không có điều kiện thực hiện.

Kết luận chương 1

Để giải quyết tốt mục đích đề tài đề ra, trên đây chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lí luận của một số vấn đề của việc dạy học. Cụ thể là:

- Phân tích cơ sở lí luận về năng lực tự học.

- Phân tích cơ sở lí luận về việc ứng dụng BĐTD trong dạy học (hình thành kiến thức mới; luyện tập, hệ thống hóa kiến thức và tự học ở nhà).

Đồng thời chúng tôi đã trình bày kết quả điều tra thực trạng của việc dạy học vật lý với sự hỗ trợ của BĐTD nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh ở một số trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đó, chúng tôi đề xuất các phương án xây dựng tiến trình dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11, sẽ được trình bày ở chương II dưới đây.

Chương 2

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY KHI DẠY HỌC

CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” (VẬT LÍ 11) THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH 2.1. Phân tích nội dung, mục tiêu dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” (vật lí 11)

2.1.1. Cấu trúc chương Dòng điện trong các môi trường

Chương trình SGK 11, nội dung các kiến thức về “ Dòng điện trong các môi trường” được đưa vào cuối học kì I chương trình Vật lí 11 THPT, bao gồm 10 tiết trong đó 7 tiết lí thuyết, 1 tiết bài tập, 2 tiết thực hành, cụ thể:

- Dòng điện trong kim loại (1 tiết). - Dòng điện trong chất điện phân (2 tiết). - Dòng điện trong chất khí (2 tiết).

- Dòng điện trong chất bán dẫn (2 tiết).

- Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn và đặc tính khếch đại của tranzito (2 tiết).

- Bài tập (1 tiết).

Khi biên soạn, các tác giả đã chú ý đến cả nội dung kiến thức và nội dung kĩ năng, kết hợp hài hòa giữa truyền tải nội dung kiến thức với gợi mở PP dạy và học. Tạo điều kiện cho HS nâng cao năng lực tự học và giúp GV có thể dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập, để HS tìm hiểu, xây dựng và chiếm lĩnh kiến thức.

2.1.2. Vai trò, vị trí của chương “Dòng điện trong các môi trường”

Hệ thống kiến thức chương “ Dòng điện trong các môi trường” được trình bày sau khi HS đã được học các kiến thức cơ bản về “ Dòng điện không đổi”, làm nền tảng giúp việc hệ thống hóa kiến thức và so sánh Dòng điện một cách rõ ràng. Phần kiến thức này nghiên cứu những vấn đề về điều kiện hình thành, cơ chế phát sinh, ứng dụng gắn liền với đời sống và sản xuất của dòng điện trong các môi trường khác nhau.

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi đề cập đến một số kiến thức về: Dòng điện trong chất điện phân; Dòng điện trong chất khí. Sau khi học xong những tiết này, HS cần nắm vững kiến thức sau:

Đối với Dòng điện trong chất điện phân: Hiện tượng điện phân; bản chất dòng điện trong chất điện phân, các hiện tượng diễn ra ở điện cực, hiện tượng dương cực tan, các đinh luật Faraday, ứng dụng.

Đối với dòng điện trong chất khí: Sự dẫn điện tự lực và không tự lực, bản chất của dòng điện trong chất khí, tia lửa điện, hồ quang điện và các ứng dụng của nó.

2.1.3. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được của chương “Dòng điện trong các môi trường” trong các môi trường”

Kiến thức

- Nêu được sự phụ thuộc của điện trở suất kim loại vào nhiệt độ - Nêu được hiện tượng nhiệt điện là gì.

- Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì.

- Nêu được bản chất của dòng điện trong kim loại. - Nêu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân. - Mô tả được hiện tượng cực dương tan

- Phát biểu được nội dung, viết được biểu thức của định luật Fa-ra-đây. - Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng điện phân.

- Nêu được bản chất của dòng điện trong chất khí. - Nêu được điều kiện tạo ra tia lửa điện.

- Nêu được điều kiện tạo ra hồ quang điện.

- Nêu được điều kiện để có dòng điện trong chân không và đặc điểm về chiều của dòng điện này.

- Nêu được ứng dụng của dòng điện trong chân không trong các ống phóng điện từ.

- Nêu được bản chất dòng điện trong chất bán dẫn, bán dẫn loại p, loại n. - Nêu được cấu tạo và đặc tính của lớp chuyển tiếp p - n.

- Nêu được cấu tạo và công dụng của điốt bán dẫn và tranzito.

Kĩ năng

- Kĩ năng thí nghiệm, thu thập và xử lý kết quả, nhận xét kết quả. - Kĩ năng làm việc độc lập hay kỹ năng làm việc nhóm

- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết bài tập vật lý - Sử dụng sách giáo khoa theo hướng dẫn

- Học bài qua vở ghi có đối chiếu với sách giáo khoa

- Tự học theo sách giáo khoa

- Làm bản hệ thống hóa kiến thức

- Sử dụng bản đồ tư duy khi học

- Ghi lại những điều chưa hiểu để hỏi thày, cô

Thái độ:

- Nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ

- Phát biểu trả lời đúng câu hỏi xây dựng bài mới

- Trao đổi thảo luận, nêu câu hỏi hoạt động tích cực

- Cố gắng tự làm đầy đủ bài tập ở nhà

2.2. Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Dòng điện trong các môi trường” (vật lí 11) theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh môi trường” (vật lí 11) theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh

Giáo án số 1: Dòng điện trong chất điện phân.

Giai đoạn 1: Củng cố kiến thức xuất phát, tạo tình huống nhận thức vấn đề.

Giai đoạn 2: Hình thành, xây dựng các kiến thức mới.

Giai đoạn 3: Củng cố, hệ thống hóa kiến thức mới bằng việc GV vẽ BĐTD, học sinh thuyết minh hoặc HS vừa vẽ, vừa thuyết minh BĐTD, GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh BĐTD.

Giai đoạn 4: Vận dụng kiến thức.

2.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong Tổ chức bài học luyện tập, hệ thống hóa kiến thức theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh thức theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh

Giai đoạn 1: Xác định nội dung kiến thức cần luyện tập, hệ thống hóa.

Giai đoạn 2: Thu thập thông tin từ sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu tham khảo.

Giai đoạn 3: Xử lí thông tin đã thu thập.

Giai đoạn 5: Ứng dụng tri thức vào thực tiễn và giải bài tập.

2.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy khi tự học ở nhà

Giai đoạn 1: GV giới thiệu tài liệu tham khảo giúp HS có thể tự học.

Giai đoạn 2: GV đưa ra mục tiêu của phần nội dung mà HS tự học.

Giai đoạn 3: GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện việc tự học với sự hỗ trợ của BĐTD (thông qua việc phát phiếu học tập).

Giai đoạn 4: HS vận dụng kiến thức tự học làm bài luyện tập, củng cố kiến thức.

Giai đoạn 5: HS ghi lại những nội dung kiến thức chưa hiểu để hỏi thày, cô.

2.5. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” cho HS trong các môi trường” cho HS

2.5.1. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học trên lớp của học sinh

Thông qua việc đánh giá các kĩ năng ở các mức độ: tốt, khá, trung bình, yếu: 1. Kĩ năng nghe giảng, ghi chép bài.

2. Kĩ năng phát biểu trả lời đúng câu hỏi xây dựng bài mới. 3. Kĩ năng sử dụng sách giáo khoa theo hướng dẫn.

4. Kĩ năng trao đổi thảo luận, nêu câu hỏi.

5. Kĩ năng làm bài thực hành vận dụng kiến thức mới.

6. Kĩ năng giải thích các hiện tượng liên quan đến nội dung bài học.

2.5.2. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học ở nhà của học sinh

Thông qua việc đánh giá các kĩ năng ở các mức độ: thực hiện thường xuyên, thực hiện không thường xuyên, không thực hiên, không được hướng dẫn cách làm.

1. Học bài qua vở ghi có đối chiếu với sách giáo khoa. 2. Tự học theo sách giáo khoa.

3. Làm bản hệ thống hóa kiến thức. 4. Sử dụng bản đồ tư duy khi học.

5. Ghi lại những điều chưa hiểu để hỏi thày, cô. 6. Cố gắng tự làm đầy đủ bài tập ở nhà.

Giáo án số 1:

DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được nội dung cơ bản của thuyết điện ly

- Hiểu được hiện tượng điện phân, bản chất của dòng điện trong chất điện phân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương dòng điện trong các môi trường (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)