Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thủ đức (Trang 43 - 47)

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh các kết quả đạt được như đã phân tích ở trên, việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB Chi nhánh Thủ Đức còn một số khó khăn, hạn chế cần được tháo gỡ để có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cụ thể là:

 Do tâm lý ưa chuộng tiền mặt của người Việt Nam còn quá cao. Thói quen dùng tiền mặt đã bén rễ quá lâu trong cộng đồng người Việt Nam gần như coi tiền mặt là phương tiện không thể thay thế. Vì vậy, rất khó tạo ra một bước nhảy vọt lớn nào nếu người dân chưa quen với một phương tiện thanh toán mới cho dù nó có tiện ích đến đâu. Xét về mặt chỉ tiêu cá nhân, chưa có một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt nào thâm nhập vào đời sống. Người dân vẫn còn rất xa

lạ với các giao dịch với ngân hàng và đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử do ngân hàng cung cấp.

 Chi phí đầu tư cơ sở kỹ thuật và công nghệ hiện đại: việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi phải có hệ thống thiết bị và công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế . Khoản chi này khiến tiền lợi nhuận thu được từ dịch vụ không đủ bù đắp. Điểm yếu này càng khiến cho VCB Chi nhánh Thủ Đức khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có đủ khả năng về tài chính cũng như kinh nghiệm. Thời gian vừa qua, hệ thống cơ sở kỹ thuật phục vụ cho dịch vụ ngân hàng điện tử đã nhận được sự đầu tư đáng kể. VCB dần tiếp cận được với công nghệ hiện đại theo mức chuẩn của khu vực và quốc tế.

 Trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng: như chúng ta đã biết dịch vụ ngân hàng điện tử tương đối mới mẻ đối với các NHTM nói chung và VCB Chi nhánh Thủ Đức nói riêng bởi vậy đa phần các cán bộ đều chưa có kinh nghiệm, chưa được qua đào tạo chuyên nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực quản lý và phòng ngừa rủi ro, marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường. Hầu hết các hoạt động trên cho tới nay vẫn còn bỏ ngỏ, không có người đảm nhiệm chuyên trách. Bên cạnh đó lực lượng cán bộ nghiệp vụ thẻ còn mỏng nên ở VCB Chi nhánh Thủ Đức các giao dịch viên vẫn phải kiêm nhiệm trong việc vừa giải quyết các phát sinh hàng ngày vừa bố trí thời gian tranh thủ đi marketing để mở rộng mạng lưới ĐVCNT và tiếp thị các dịch vụ ngân hàng điện tử tiện ích đến khách hàng.

3.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả phát triển dịch vụ NHĐT Thứ nhất, hiện nay ngân hàng VCB Chi nhánh Thủ Đức đang phải triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử trong một môi trường đầy khó khăn. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng là những nhân viên văn phòng, bộ phận khách hàng có trình độ cao còn phần đông dân cư hoặc công nhân mới chỉ có ý niệm ngân hàng trực tuyến, chưa coi đó là phương tiện thanh toán đa tiện ích cho mình, cũng chưa có điều kiện sử dụng nó. Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế ở Việt Nam và cũng xuất phát từ một thực tế là việc sử dụng dịch vụ Internet Banking còn rất hạn chế ở Việt Nam.

Trong hoàn cảnh đó công tác marketing, tuyên truyền, quảng cáo cho dịch vụ ngân hàng điện tử lại chưa thực sự tới được người dân. Trong khi đó hoạt động này của VCB Chi nhánh Thủ Đức cũng như các NHTM Việt Nam khác còn hạn chế, chưa mạnh dạn bỏ chi phí ra để tiếp thị sản phẩm, quảng bá sản phẩm dịch vụ tới gần người dân hơn.

Thứ hai, dù có nhiều nỗ lực trong đầu tư công nghệ nhưng so với các ngân hàng nước ngoài, sự đầu tư này còn là nhỏ. Do đó, vẫn còn một số trục trặc trong hệ thống máy móc phát hành và thanh toán thẻ gây tổn hại cả về thời gian và tiền bạc cho cả ngân hàng, khách hàng và ĐVCNT. Điều đó không chỉ dẫn đến tổn thất mà còn dẫn đến suy giảm uy tín của ngân hàng, giảm lòng tin của khách hàng vào ngân hàng.

Thứ ba, ở Việt nam, hiện chưa có một hoạt động đào tạo chuyên về sản phẩm ngân hàng điện tử nào dù là của NHNN. Do đó, để hoạt động tốt trong lĩnh vực này buộc VCB nói chung và VCB Chi nhánh Thủ Đức nói riêng phải tự cho nhân viên tham gia các khoá học do các Tổ chức Quốc tế tổ chức mà chi phí của mỗi khoá học này không phải là nhỏ. Do vậy, việc cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên cũng có phần hạn chế.

Cuối cùng, Nguồn nhân lực tại Vietcombank Chi nhánh Thủ Đức còn mỏng

và chưa được đào tạo chuyên sâu kiến thức chuyên môn về sản phẩm NHĐT, thiếu môi trường để thực hành, chỉ tập trung vào các dịch vụ ngân hàng truyên thống.

KẾT ẬN CHƯƠNG 3

Ngoài phần giới thiệu về VCB và sơ lược về kết quả hoạt động thẻ, kết quả hoạt động dịch vụ NHĐT của VCB Chi nhánh Thủ Đức. Chương 3 đã phân tích về việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại VCB Chi nhánh Thủ Đức qua quá trình thu thập, nghiên cứu số liệu để đánh giá tổng quan những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế khi phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại VCB. Việc đánh giá này và đặc biệt là tìm ra những nguyên nhân chính để làm cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ NHĐT tại VCB Chi nhánh Thủ Đức trong các chương tiếp theo sau khi phân tích mô hình các nhân tố.

CHƯƠNG 4

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thủ đức (Trang 43 - 47)