Thứ nhất, tổ xử lý nợ xấu tại chi nhánh và phòng xử lý nợ tại các phòng giao dịch
cần tiến hành thống kê, rà soát lại các nguyên nhân gây ra nợ xấu, phân loại nợ xấu một cách chính xác, hợp lý theo các quy định hiện hành. Trên cơ sở đó có thể phân thành hai nhóm là nhóm nợ ngân hàng cần tự xử lý và nhóm nợ ngân hàng không tự xử lý được (kể cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan). Dựa trên kết quả đó ngân hàng mới đưa ra những biện pháp xử lý hoặc hỗ trợ thích hợp
Thứ hai, thường xuyên làm việc trực tiếp với khách hàng để xác định khả năng trả
nợ cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng, tìm hiểu rõ đạo đức và gia cảnh của con nợ để có cách giải quyết cho từng đối tượng cụ thể.
Thứ ba, nếu xét thấy khách hàng chỉ gặp khó khăn tạm thời, ngân hàng phải chủ động phối hợp cùng khách hàng thu hồi công nợ, hỗ trợ khách hàng tìm nguồn đầu ra, tư vấn cho khách hàng đề ra các chiến lược kinh doanh, miễn giảm lãi tiền vay,
cơ cấu lại nợ và tiếp tục cho khách hàng vay thêm để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Thứ tư, nếu xét thấy khách hàng có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, phải dừng
cấp tín dụng, hỗ trợ khách hàng thu hồi công nợ để thu nợ. Thuyết phục khách hàng tự bán tài sản hoặc phối hợp với ngân hàng để bán tài sản, đây là một trong những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả, thời gian thu hồi nợ ngắn và ít tốn kém chi phí.
Thứ năm, sau khi thực hiện các biện pháp trên không thành công phải kiên quyết áp
dụng biện pháp khởi kiện ra tòa án, yêu cầu phá sản để tạo áp lực cho khách hàng, bán nợ cho các công ty mua bán nợ.