Như đã trình bày tại phần Cơ sở lý luận về nợ xấu, có rất nhiều cách phân loại nợ xấu khác nhau. Trong đề tài này, để phân tích thực trạng nợ xấu tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn tác giả sử dụng cách phân loại nợ xấu theo Quyết định 493 của NHNN. Theo đó, nợ xấu tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn là các khoản nợ được phân vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5, các khoản nợ xấu này được gọi chung là nợ xấu nội bảng. Ngoài ra, để đánh giá một cách chính xác tình hình nợ xấu tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn, tác giả cho rằng cần phải tính đến số dư nợ đã được sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này xuất phát từ quan điểm mặc dù đây là các khoản nợ được dùng dự phòng đề xử lý, nhưng đứng ở góc độ người cho vay và người đi vay thì những khoản nợ này vẫn cần phải được thu hồi từ khách hàng.
Bảng 2.7: Số liệu về dư nợ và nợ xấu tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn giai đoạn 2013-2015 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 2014 2015 Nợ xấu nội bảng 93.00 146.10 26.57 Nợ đã sử dụng DPRR - 39.21 63.17 Nợ nhóm 2 7,21 3,42 6,53 Tổng nợ xấu 93.00 185.31 89.74 Tổng dư nợ 4,162 4,933 4,742 Tỷ lệ nợ xấu nội bảng (1/4)(%) 2.23 2.96 0.56 Tỷ lệ tổng nợ xấu (3/(4+2)) (%) 2.23 3.73 1.87 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 2.40 3.03 0.69
(Nguồn: Báo cáo nội bộ về tình hình HĐKD của Agribank Chi Nhánh Sài Gòn
2013-2015)
Dựa trên số liệu nợ xấu tổng hợp Bảng 2.9, cho thấy nếu chỉ sử dụng số dư nợ xấu nội bảng thì tỷ lệ nợ xấu/dư nợ của Agribank Chi Nhánh Sài Gòn trong giai đoạn 2013 là 2.23%, năm 2014 là 2.96%, năm 2015 là 0.56%. Trong khi đó nếu tính cả số dư nợ xấu đã sử dụng DPRR thì tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh năm 2014 là 3.73%. Năm 2015 là 1.87%.
Mặt khác, tổng nợ xấu tăng mạnh trong năm 2014 và giảm dần trong năm 2015 trong đó số dư nợ xấu nội bảng năm 2015 giảm đáng kể, mặc dù đẩy mạnh công tác tín dụng nhưng Agribank Chi Nhánh Sài Gòn không để nợ xấu tăng. Tính đến 31/12/2015, nợ xấu của Agribank Chi Nhánh Sài Gòn chỉ chiếm tỷ lệ 0.56%/tổng dư nợ, nhằm quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Agribank trong việc đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% toàn hệ thống ngân hàng. Sở dĩ tỷ lệ nợ xấu năm 2015 giảm khá nhiều so với năm 2014 do NH thường xuyên giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng. Đối với nợ đã chuyển nhóm, chi nhánh tích cực tìm hướng tháo gỡ cùng với
khách hàng: tìm kiếm đầu ra nhằm giảm hàng tồn kho, tích cực giám sát và giảm các khoản phải thu…
Tình hình nợ xấu tại các TCTD (30/9/2015)
Với tinh thần triệt để xử lý nợ xấu để đưa về dưới mức 3% vào cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu tại phần lớn các ngân hàng đã giảm đáng kể so với đầu năm. Tuy nhiên, tình hình nợ có khả năng mất vốn vẫn tăng mạnh tại nhiều ngân hàng.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) lên đến 5,630 tỷ đồng, tăng 72% so với đầu năm 2015. Đó là chưa kể đến khoản nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) cũng không thua kém bao nhiêu với hơn 5,100 tỷ, đẩy tổng nợ xấu của BIDV tăng 32% lên hơn 11,900 tỷ đồng. Đồng thời, nợ quá hạn của ngân hàng cũng gần 23,100 tỷ, trong đó nợ quá hạn trên 3 tháng hơn 6,400 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng Ngoại thương VN–Vietcombank (VCB) cũng vừa vượt ngưỡng 4,900 tỷ đồng, tăng 38% so với đầu năm, còn nợ quá hạn hơn 9,300 tỷ đồng. Tại Ngân hàng TMCP Công thương VN (CTG), nợ quá hạn hơn 8,600 tỷ, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 30% lên 2,685 tỷ đồng.
Với quy mô và con số tuyệt đối nhỏ hơn nhưng tốc độ tăng nợ có khả năng mất vốn tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) nổi trội hơn cả với hơn 1,560 tỷ đồng, cao gấp 3 lần hồi đầu năm.
Bảng 2.8: Nợ xấu của các ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2015
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: trang web vietstock.vn Trong 9 tháng đầu năm 2015, nhiều ngân hàng đã mạnh tay sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Đi đầu là Vietcombank đã dùng hơn 4,000 tỷ đồng dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản cho vay. Viettinbank cũng giảm nguồn dự phòng hơn 2,600 tỷ và BIDV dùng gần 1,900 tỷ đồng để xử lý nợ xấu. Tại VPBank và ACB, các khoản này đều vượt trên 1,000 tỷ đồng.
Đặc biệt, một lượng không nhỏ nợ xấu đã được chuyển sang tay Công ty quản lý tài sản (VAMC) như tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN – Eximbank (EIB) có đến hơn 6,300 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, tăng 33% so với đầu năm. Còn tại VPBank, trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành cũng tăng 30% lên hơn 5,100 tỷ đồng. Khoản này tại Vietcombank và Techcombank lần lượt hơn 3,900 tỷ và 3,700 tỷ đồng, đặc biệt là của Vietcombank cao gấp đôi so với đầu năm 2015. Tích cực đẩy và xử lý nợ xấu, cộng thêm việc tốc độ tăng trưởng tín dụng ở hầu hết các ngân hàng đều ở mức cao nên tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể so với thời điểm đầu năm.
Trong đó tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tại Ngân hàng An Bình (ABBank) giảm mạnh từ 4.51% về 2.53%, Ngân hàng Quân đội (MBB) cũng giảm từ 2.73% về 1.72% hay Ngân hàng Á Châu (ACB) từ 2.18% xuống còn 1.51%. Nợ xấu toàn hệ thống các tổ chức tín dụng từ tháng 1/2015 là 3.49% tăng lên 3.72% vào tháng 6/2015. Tỷ lệ nợ xấu đã về dưới 3% năm 2015 theo đúng mục tiêu đề ra. Riêng trường hợp của VPBank tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng từ 2.54% lên 2.93%, hay tăng từ 2.03% lên 2.39% tại SHB và lên 2.17% đối với BIDV. Trong đó tăng trưởng cho vay khách hàng tại VPBank đặc biệt cao với gần 37% so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng tại BIDV và SHB cũng không hề thấp và đạt lần lượt 24% và 18%.
Đến 31/12/2015, VAMC đã mua được 107 nghìn tỷ đồng, giá trị trái phiếu 99.180 nghìn tỷ, vượt chỉ tiêu đề ra. Lũy kế từ năm 2013 đến hết năm 2015, tổng nợ xấu VAMC đã mua là 245 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc với số trái phiếu phát hành là 207 nghìn tỷ góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Năm 2015, VAMC đặt kế hoạch thu hồi nợ 10 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên đến cuối năm 2015, tổ chức này đã vượt kế hoạch hơn 70%. Cụ thể, kết quả phát mại tài sản, thu hồi nợ đạt 17.780 nghìn tỷ. Từ tháng 10/2013 đến hết 2015, tổng số nợ thu hồi, xử lý đạt 22.780 nghìn tỷ đồng, đã xử lý được hơn 9% tính trên nợ gốc, còn tính trên trái phiếu đặc biệt đạt trên 10%.
Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn (31/12/2015)
Đi sâu vào cơ cấu nợ xấu tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn theo ngành kinh tế cho thấy chỉ riêng 02 nhóm ngành: ngành đóng tàu thuyền (90.58%); các ngành khác (9.42%)
Bảng 2.9: Tổng nợ xấu tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn theo ngành kinh tế đến 31/12/2015 ĐVT: tỷ đồng Ngành Nợ đã sử dụng DPRR Nợ xấu nội bảng Tổng Đóng tàu, thuyển 2,516 2,516 Các ngành còn lại 235 26.57 261.57 Tổng cộng 2,751 26.57 2,777.57
(Nguồn: báo cáo nội bộ về tình hình HĐKD của Agribank Chi Nhánh Sài Gòn 2015)
Từ bảng 2.11 ta thấy nợ xấu của Agribank chi nhánh Sài Gòn phát sinh trong năm 2015 tập trung ở những ngành nghề cho vay khác, nợ đã sử dụng DPRR lại tập trung cho ngành đóng tàu, tuyền. Nợ xấu nội bảng năm 2015 là 26.57 tỷ đồng chỉ chiếm tỷ trọng 0.56% so với tổng dư nợ năm 2015. Bên cạnh việc giám sát việc sử dụng vốn vay, tăng cường tìm kiếm hướng giảm hàng tồn kho, biện pháp giảm nợ xấu mà Agribank chi nhánh Sài Gòn đã sử dụng là sử dụng quỹ dự phòng để xử lý khác khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi, số tiền sử dụng quỹ dự phòng trong năm 2015 là 63.17 tỷ đồng.
Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn (31/12/2015)
Bảng 2.10: Tổng nợ xấu tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn theo nhóm nợ đến 31/12/2015 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nợ nhóm 3 83.7 90 135.9 93 25.5 96 Nợ nhóm 4 1.86 2 2.9 2 0.5 2 Nợ nhóm 5 7.44 8 7.3 5 0.5 2 Tổng nợ xấu 93.0 100 146.1 100 26.6 100
(Nguồn: Báo cáo nội bộ về tình hình HĐKD của Agribank Chi Nhánh Sài Gòn 2013-2015)
Qua số liệu bảng 2.12 cho thấy: chủ yếu nợ quá hạn nằm ở nhóm 3, chiếm 90% cơ cấu nợ xấu năm 2013 và tăng lên 96% vào năm 2015. Nợ xấu khó đòi nhóm 5, có khả năng mất vốn chiếm 8% trong cơ cấu nợ vào năm 2013, đến năm 2015 chỉ còn 2%. Với tỷ trọng nợ nhóm 3 là khá cao, chi nhánh cần sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tích cực thu hồi nợ nhằm giảm áp lực chuyển sang nhóm nợ cao hơn vào năm 2016.
Cơ cấu nợ xấu theo loại cho vay tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn (31/12/2015)
Bảng 2.11: Tổng nợ xấu tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn theo loại cho vay đến 31/12/2015 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Nợ xấu cho vay ngắn
hạn 22.6 24 44.7 31 9.6 36
Nợ xấu cho vay trung
hạn 70.4 76 101.4 69 16.9 64
Tổng nơ xấu 93 100 146.1 100 26.6 100
(Nguồn: Báo cáo nội bộ về tình hình HĐKD của Agribank Chi Nhánh Sài Gòn
2013-2015)
Từ bảng 2.13 ta thấy tỷ trọng nợ xấu cho vay ngắn hạn của Agribank Chi Nhánh Sài Gòn tăng qua các năm. Từ 24% năm 2013 đến năm 2015 là 36%, điều này đòi hỏi trong thời gian tới Agribank Chi Nhánh Sài Gòn cần phải sử dụng nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ trọng này. Không thể để nợ xấu tăng trưởng cùng chiều với
cho vay ngắn hạn. Nợ xấu cho vay trung hạn giảm dần qua các năm từ 76% năm 2013 xuống còn 64% trong năm 2015.